Các lý thuyết nền liên quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến sự thành công của hệ thống thông tin kế toán trong các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp nhỏ và vừa tại đồng nai (Trang 37 - 41)

CHƢƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.4 Các lý thuyết nền liên quan

2.4.1 Lý thuyết dựa trên nguồn lực

Quan điểm dựa trên nguồn lực của công ty (Wernerfelt, 1984; Barney, 1991) từ lâu đã là một khuôn khổ quan trọng trong các nghiên cứu học thuật cho các quyết định

quản lý, các quyết định chiến lƣợc cạnh tranh trong các doanh nghiệp. Nguồn lực của cơng ty là bất cứ điều gì mà có thể đƣợc coi nhƣ thế mạnh hoặc điểm yếu của một cơng ty. Chính xác hơn thì nguồn lực của công ty tại một thời điểm là tài sản hữu hình hoặc vơ hình gắn liền với cơng ty. Nguồn lực của doanh nghiệp bao gồm: nguồn lực vốn vật chất, nguồn lực vốn con ngƣời và nguồn lực tổ chức (Barney (1991)). Nguồn lực vật chất bao gồm các công nghệ vật chất đƣợc sử dụng trong doanh nghiệp, nhà xƣởng, thiết bị của doanh nghiệp, vị trí địa lý, khả năng tiếp cận với nguyên liệu. Nguồn lực con ngƣời bao gồm đào tạo, kinh nghiệm, sức phán đoán, tri thức, các mối quan hệ, hiểu biết của cá nhân những ngƣời quản lý và những nhân viên trong doanh nghiệp. Nguồn lực tổ chức bao gồm cấu trúc báo cáo chính thức của cơng ty, hệ thống kế hoạch, kiểm sốt và phối hợp chính thức hoặc khơng chính thức của cơng ty, cũng nhƣ là các mối quan hệ khơng chính thức giữa các nhóm trong doanh nghiệp và doanh nghiệp với các doanh nghiệp khác trong mơi trƣờng của nó.

Welsh and White (1981) đƣa ra nhận xét rằng các doanh nghiệp nhỏ có các hạn chế về nguồn lực tài chính và chun mơn. Và đã có nhiều nghiên cứu từ sau khi nghiên cứu của Welsh and White (1981) đƣợc công bố đã thừa nhận điều này. Nghiên cứu của Thong et al. (1996) đã thừa nhận rằng doanh nghiệp nhỏ đối mặt với sự khan hiếm nguồn lực, ví dụ nhƣ sự khan hiếm tài chính, thiếu về chun mơn, nhạy cảm với các tác động bên ngồi, bởi vì họ hoạt động trong mơi trƣờng cạnh tranh cao. Nghiên cứu của Soh et al. (1992) cũng đồng tình rằng các doanh nghiệp nhỏ đƣợc biết đến là bị thiếu nguồn lực, đặc trƣng bởi những hạn chế nghiêm trọng về nguồn lực tài chính, thiếu thốn nhân sự đƣợc đào tạo, một quan điểm quản lý ngắn hạn bị áp đặt bởi môi trƣờng cạnh tranh đầy biến động. Nghiên cứu Thong (2001) nhấn mạnh rằng đặc điểm đặc trƣng của các doanh nghiệp nhỏ là hạn chế nguồn lực, các doanh nghiệp nhỏ hoạt động dƣới sự hạn chế nghiêm trọng về thời gian, tài chính và chun mơn.

Lý do chọn lý thuyết nguồn lực làm lý thuyết nền cho bài nghiên cứu: Lý thuyết

tài chính, nguồn lực thời gian và chuyên môn (các đặc điểm đặc trƣng của DNNVV trên thế giới cũng nhƣ ở Việt Nam). Chính những hạn chế này đã ảnh hƣởng rất lớn đến các chiến lƣợc hoạt động cũng nhƣ các hoạt động thực diễn ra của DNNVV. Và việc phát triển HTTTKT trong các doanh nghiệp này cũng khơng nằm ngồi sự ảnh hƣởng của các hạn chế về nguồn lực này.

2.4.2 Lý thuyết phổ biến công nghệ

Lý thuyết về phổ biến công nghệ của Attewell (1992) đề cập rằng các cơng ty có xu hƣớng trì hỗn việc áp dụng cơng nghệ do sự thiếu hiểu biết về cách triển khai và vận hành HTTT. Mặc dù các nhà quản lý doanh nghiệp có thể cung cấp chun mơn trong lĩnh vực hoạt động của họ nhƣng để có thể thực hiện hiệu quả HTTT, họ cần phải có một hỗn hợp nhiều lời khuyên từ các chuyên gia tƣ vấn bên ngoài. Đối với các rào cản kiến thức, nhiều tổ chức mới ra đời để làm giảm những rào cản này, và làm cho các công ty thấy dễ dàng hơn để áp dụng và sử dụng công nghệ mà không cần chuyên gia nội bộ. Những tổ chức này chính là nhà sản xuất, nhà tƣ vấn.

Lý do chọn lý thuyết phổ biến công nghệ làm lý thuyết nền cho bài nghiên cứu:

Lý thuyết này có mối liên hệ với lý thuyết nguồn lực. Trong khi lý thuyết nguồn lực đề cập đến các nguồn lực trong doanh nghiệp, các nguồn lực bị hạn chế trong DNNVV thì lý thuyết phổ biến công nghệ đề cập đến sự hỗ trợ của nhân tố bên ngoài doanh nghiệp để khắc phục hạn chế về chuyên môn của doanh nghiệp.

2.4.3 Lý thuyết HTTT thành công

Dựa vào nghiên cứu của Shannon và Weaver (1994) và của Mason (1978), DeLone và McLean đã đƣa ra 6 khía cạnh có mối tƣơng quan của một HTTT thành cơng, tƣơng ứng với từng giai đoạn chuyển giao thông tin, và tƣơng ứng với 3 cấp độ thông tin theo lý thuyết truyền thông thông tin: “chất lƣợng hệ thống” đo lƣờng thành công về việc thể hiện tính chính xác và tính hiệu quả của hệ thống tạo ra thông tin, “chất lƣợng thông tin” đo lƣờng thành công trong việc phản ánh sự thành công trong việc truyền

đạt ý nghĩa mong đợi, “sử dụng”, “sự hài lòng của ngƣời dùng”, “tác động tới cá nhân”, “tác động tới tổ chức” đo lƣờng sự thành công về động của thông tin lên ngƣời nhận.

Hình 2.1 Mơ hình Hệ thống thơng tin thành cơng DeLone và McLean

Theo DeLone và McLean, khơng có thang đo đơn nhất đo lƣờng sự thành công của HTTT nào là tốt hơn các thang đo đơn nhất khác, việc lựa chọn một biến đo lƣờng thành công phụ thuộc vào mục tiêu của bài nghiên cứu, bối cảnh tổ chức, các khía cạnh HTTT đó giải quyết, phƣơng pháp nghiên cứu và mức độ phân tích, tức là mức độ cá nhân, tổ chức hay xã hội. DeLone và McLean cho rằng, sự thành công của HTTT dựa trên máy tính khơng phải là một khái niệm bậc nhất, và do đó, khơng nên nỗ lực để nắm bắt nó chỉ bằng một thang đo đơn giản. Trong 100 bài nghiên cứu mà DeLone và McLean đã dẫn chứng thì chỉ có 28 bài nghiên cứu đo lƣờng sự thành công trên nhiều khía cạnh (2 hoặc lớn hơn 2 trong tổng số 6 khía cạnh mà DeLone và McLean đã tổng kết): 19 bài nghiên cứu đo lƣờng trên 2 khía cạnh, tám bài nghiên cứu đo lƣờng trên 3 khái cạnh và chỉ có 1 bài nghiên cứu duy nhất đo lƣờng trên 4 khía cạnh. Khơng chắc rằng sẽ có một thang đo duy nhất-thang đo đo lƣờng tổng quát sự thành công của HTTT sẽ xuất hiện, cho nên, việc sử dụng nhiều thang đo kết hợp là cần thiết.

Lý do chọn lý thuyết HTTT thành công làm lý thuyết nền: Đề cập đến khái niệm HTTT thành công, cũng nhƣ khái niệm HTTT thành cơng thì mơ hình HTTT thành cơng của DeLone và McLean là mơ hình khái quát số lƣợng lớn các nghiên cứu

trƣớc đây, tập hợp một cách có hệ thống, có lập luận chặt chẽ, đƣợc kiểm định qua nhiều nghiên cứu, và là nền tảng cho rất nhiều nghiên cứu kể từ khi mơ hình ra đời. Các mơ hình sau này đƣợc phát triển dựa trên Mơ hình HTTT thành cơng về căn bản cũng bao gồm 6 khía cạnh của mơ hình này, và cho đến nay, đã khơng có nghiên cứu nào có thể phủ nhận đƣợc sự thành cơng về mặt ứng dụng của mơ hình này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến sự thành công của hệ thống thông tin kế toán trong các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp nhỏ và vừa tại đồng nai (Trang 37 - 41)