Chọn mẫu nghiên cứu và khảo sát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến sự thành công của hệ thống thông tin kế toán trong các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp nhỏ và vừa tại đồng nai (Trang 57 - 58)

CHƢƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT

3.4 Chọn mẫu nghiên cứu và khảo sát

Xác định kích thƣớc mẫu:

Kích thƣớc mẫu cần cho nghiên cứu phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhƣ phƣơng pháp xử lý và độ tin cậy cần thiết,.. (Nguyễn Đình Thọ, 2013). Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng phƣơng pháp phân tích nhân tố khám phá EFA để đánh giá giá trị thang đo, sử dụng mơ hình hồi quy bội để kiểm định tác động của các nhân tố đến sự thành cơng của HTTTKT. Trong EFA, kích thƣớc mẫu thƣờng đƣợc xác định dựa vào kích thƣớc mẫu tối thiểu và số lƣợng biến đo lƣờng đƣa vào phân tích. Tỷ lệ quan sát/biến đo lƣờng là 5:1 (Hair và các cộng sự (1998) trích trong Nguyễn Đình Thọ, 2013). Bài nghiên cứu sử dụng 40 biến quan sát, kích thƣớc mẫu tối thiểu cần có theo tỷ lệ quan sát/đo lƣờng 5:1 thì số mẫu tối thiểu cần thu thập là 200. Trong mơ hình hồi quy bội, kích thƣớc mẫu tối thiểu tính theo cơng thức: 50+8*số lƣợng biến độc lập. Bài nghiên cứu sử dụng 5 biến độc lập thì số mẫu tối thiểu cần thu thập là 90. Từ việc xác định kích thƣớc mẫu tối thiểu cần thiết cho 2 phƣơng pháp phân tích số liệu nêu trên, tác giả kết luận số mẫu cần thiết phải thu thập cho bài nghiên cứu này là 200.

Phƣơng pháp chọn mẫu:

Phƣơng pháp chọn mẫu đƣợc sử dụng là phƣơng pháp thuận tiện phi xác suất. Đối tƣợng khảo sát là các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp vừa và nhỏ tại Đồng Nai.

Quá trình khảo sát và thu thập thông tin khảo sát

Việc khảo sát đƣợc thực hiện qua 2 cách: (1) gửi trực tiếp bảng khảo sát bằng giấy đến đối tƣợng đƣợc khảo sát và (2) gửi bảng khảo sát qua thƣ điện tử. Đối tƣợng khảo sát chủ yếu là các kế toán viên, kế toán tổng hợp (tác giả tiếp cận khách hàng, nhà

cung cấp của doanh nghiệp nơi mà tác giả hiện đang cơng tác và những người có quan hệ quen biết đang công tác tại những doanh nghiệp thuộc đối tượng cần thu thập dữ liệu), và kế tốn thực hiện cơng tác thống kê trong doanh nghiệp (tác giả tiếp cận trong những buổi tập huấn do Cục thống kê tỉnh Đồng Nai tổ chức và dựa vào thông tin liên hệ được cung cấp bởi Cục thống kê tỉnh Đồng Nai phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học). Khi tiếp cận với đối tƣợng đƣợc khảo sát, tác giả làm rõ thông tin với các

đối tƣợng đƣợc khảo sát để đảm bảo rằng doanh nghiệp mà họ đang làm việc là doanh nghiệp đạt các tiêu chí về doanh nghiệp sản xuất công nghiệp vừa và nhỏ đề ra trong bài nghiên cứu này. Khi đã làm rõ điều này, tác giả mới gửi bảng câu hỏi khảo sát.

Ngày 11/02/2017, tác giả bắt đầu gửi bảng câu hỏi khảo sát đến các đối tƣợng là ngƣời quen (khách hàng, nhà cung cấp và bạn bè) qua thƣ điện tử. Ngày 04/03/2017, tác giả bắt đầu gửi bảng câu hỏi khảo sát đến các đối tƣợng thực hiện công tác thống kê một phần đƣợc gửi qua thƣ điện tử và một phần đƣợc gửi trực tiếp đến các đối tƣợng tham gia buổi tập huấn của Cục thống kê tỉnh Đồng Nai vào ngày 27/03/2017. Số lƣợng Bảng câu hỏi gửi đi là 255. Đến ngày 30/03/2017, số lƣợng bảng câu hỏi hợp lệ nhận về là 202. Xét thấy mẫu thu thập đƣợc đã đạt số lƣợng yêu cầu (>200) nên tác giả ngừng việc thu thập bảng câu hỏi khảo sát. Mẫu khảo sát gồm 202 đối tƣợng đƣợc đƣa vào phân tích dữ liệu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến sự thành công của hệ thống thông tin kế toán trong các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp nhỏ và vừa tại đồng nai (Trang 57 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)