Thang đo các khái niệm nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến sự thành công của hệ thống thông tin kế toán trong các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp nhỏ và vừa tại đồng nai (Trang 51 - 56)

CHƢƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT

3.2 Thang đo các khái niệm nghiên cứu

3.2.1 Thang đo sự hỗ trợ của nhà quản lý cấp cao

Sự hỗ trợ của nhà quản lý đƣợc hiểu là sự tham gia của các giám đốc điều hành, hoặc nhà quản lý cấp cao của các tổ chức trong các hoạt động liên quan tới Công nghệ thông tin/HTTT (Igbaria et al., 1997). Sự hỗ trợ của nhà quản lý cấp cao là sự sẵn sàng của nhà quản lý cấp cao trong việc cung cấp những nguồn lực cần thiết và quyền hạn cho sự thành công của dự án, bao gồm việc chuẩn bị các đánh giá mục tiêu, đánh giá

các đề xuất dự án phát triển HTTTKT, xác định các thông tin và các quá trình cần thiết, đánh giá các chƣơng trình thực hiện, kế hoạch phát triển HTTT (Cerullo. 1980).

Trong bài nghiên cứu này, Sự hỗ trợ của nhà quản lý cấp cao đƣợc đo lƣờng bởi

thang đo trong nghiên cứu của Yap et al. (1994). Thang đo này sau đó đã đƣợc sử dụng trong nghiên cứu của Thong et al. (1996) và Thong (2001). Thang đo gồm 5 biến quan sát:

(1) Sự có mặt thƣờng xuyên của nhà quản lý cấp cao trong các buổi họp dự án (2) Sự tham gia của nhà quản lý cấp cao trong việc phân tích u cầu thơng tin (3) Sự tham gia của nhà quản lý cấp cao trong việc rà soát các khuyến nghị của nhà tƣ vấn

(4) Sự tham gia của nhà quản lý cấp cao trong việc ra quyết định về HTTTKT (5) Sự tham gia của nhà quản lý cấp cao trong việc giám sát dự án

3.2.2 Thang đo sự tham gia của ngƣời sử dụng

Ngƣời sử dụng có vai trị xác định nhu cầu thơng tin của mình, tham gia ngay từ đầu vào việc thiết kế thành phần kiểm soát, giám sát và thử nghiệm các hoạt động giám sát này và đảm bảo cơng tác kiểm tốn hệ thống có thể dễ dàng thực hiện đƣợc sau khi dự án hoàn tất (Khoa kế tốn, bộ mơn hệ thống thơng tin kế tốn UEH, 2015). Sự tham gia của ngƣời sử dụng đƣợc đo lƣờng bởi thang đo của Yap et al. (1994), có 4 biến quan sát:

(1) Sự tham dự các cuộc họp dự án hệ thống

(2) Sự tham gia trong việc phân tích các u cầu thơng tin (3) Sự tham gia xem xét các khuyến nghị của nhà tƣ vấn

3.2.3 Thang đo kiến thức kế toán của nhà quản lý

Thay vì đo lƣờng kiến thức về kế tốn của nhà quản lý một cách chi tiết, do giới hạn về chiều dài của bảng câu hỏi, nghiên cứu này chỉ hỏi ngƣời trả lời một cách bao quát về kiến thức kế toán của nhà quản lý. Kiến thức về kế toán của nhà quản lý đƣợc đo lƣờng bởi 2 biến quan sát:

(1) Kiến thức về kế tốn tài chính của nhà quản lý (2) Kiến thức về kế toán quản trị của nhà quản lý

3.2.4 Thang đo kiến thức CNTT của nhà quản lý

Sau đó, Ismail (2009) đã chỉnh lại thang đo của Hussin et al. (2002) và bỏ biến đo lƣờng (6) e-mail. Bài nghiên cứu sử dụng thang đo của Ismail (2009), bao gồm các biến đo lƣờng:

(1) Kỹ năng xử lý văn bản (2) Bảng tính

(3) Cở sở dữ liệu

(4) Các phần mềm kế toán

(5) Quản lý sản xuất với hỗ trợ của máy tính (6) Tìm kiếm bằng Internet

3.2.5 Thang đo sự tham gia của chuyên gia bên ngoài

Sự tham gia của chuyên gia bên ngoài đƣợc đo lƣờng bởi thang đo của Thong et al. (1994), gồm 9 biến quan sát:

(1) Việc cung cấp các ý kiến chun mơn trong việc thực hiện phân tích các u cầu thông tin của nhà tƣ vấn

(2) Việc giới thiệu các giải pháp tin học phù hợp của nhà tƣ vấn (3) Việc hỗ trợ trong việc thực hiện quản lý của nhà tƣ vấn

(5) Việc hỗ trợ đầy đủ về kỹ thuật sau khi thực hiện HTTT của nhà cung cấp (6) Chất lƣợng hoạt động hỗ trợ kỹ thuật của nhà cung cấp

(7) Sự đầy đủ các khóa huấn luyện đào tạo của nhà cung cấp (8) Chất lƣợng hoạt động hỗ trợ đào tạo của nhà cung cấp

(9) Mối quan hệ với các bên (nhà quản lý, ngƣời sử dụng hệ thống) trong việc thực hiện dự án

3.2.6 Thang đo sự thành công của HTTTKT

Trong bài nghiên cứu này, khái niệm sự thành công của HTTTKT là một khái niệm đa hƣớng, đƣợc thể hiện thông qua 2 khái niệm đơn hƣớng là sử dụng hệ thống và sự

hài lòng của ngƣời sử dụng. Mỗi khái niệm đơn hƣớng này sẽ đƣợc đo lƣờng bởi 1

thang đo.

Khía cạnh sử dụng hệ thống: Các nghiên cứu thực nghiệm trƣớc đây đã áp dụng nhiều thang đo khái niệm sử dụng hệ thống khác nhau. Doll and Torkzadeh (1998) tổng hợp các nghiên cứu trƣớc đây và nhận thấy rằng thang đo việc sử dụng hệ thống có thể kể đến là số lƣợng tin nhắn đƣợc gửi hoặc nhận trung bình 1 ngày; thời gian trung bình hệ thống hỗ trợ ra quyết định đƣợc sử dụng trong việc ra quyết định; số lƣợng yêu cầu về thông tin; tần suất sử dụng; tần suất sử dụng trong quá khứ hoặc dự tính; tần suất sử dụng chung và sử dụng cụ thể; tần suất sử dụng máy vi tính; tần suất sử dụng tự nguyện; tỷ lệ phần trăm thời gian làm việc sử dụng máy vi tính và số giờ sử dụng trung bình hằng tuần; số giờ sử dụng và số lƣợng các loại ứng dụng đƣợc sử dụng; tần suất và số giờ sử dụng; số lƣợng các phần mềm ứng dụng khác nhau đƣợc sử dụng và số lƣợng các nhiệm vụ kinh doanh đƣợc hỗ trợ bởi máy tính; thời gian thực tế dành cho hệ thống máy vi tính mỗi ngày và tần suất sử dụng máy vi tính; số lƣợng ứng dụng đƣợc sử dụng bởi các nhân viên và số lƣợng các nhiệm vụ kinh doanh đƣợc hệ thống hỗ trợ.

Tuy nhiên, việc đo lƣờng mức độ sử dụng hệ thống dựa vào tần suất và thời gian sử dụng còn phụ thuộc vào kỹ năng của ngƣời sử dụng. Không chắc rằng cứ sử dụng trong thời gian dài và thƣờng xuyên lại tốt hơn là sử dụng trong một thời gian ngắn và với tần suất ít. Do đó, trong bài nghiên cứu này, thang đo việc sử dụng hệ thống sẽ không đề cập đến thời gian và tần suất sử dụng hệ thống.

Xét thấy việc sử dụng hệ thống là một hoạt động liên quan tới 3 yếu tố: ngƣời sử dụng, hệ thống và nhiệm vụ/công việc (Andrew Burton-Jones and Straub, 2006). Và, thang đo của Igbaria and Tan (1997) đã đề cập đến 3 yếu tố này, do đó, tác giả sử dụng thang đo của Igbaria and Tan (1997) để đo lƣờng việc sử dụng hệ thống. Thang đo bao gồm 2 biến quan sát:

(1) Số lƣợng các ứng dụng khác nhau trong HTTTKT đƣợc sử dụng (ví dụ như: ứng

dụng bảng tính, xử lý văn bản, quản lý cơ sở dữ liệu, xử lý dữ liệu, thư điện tử,…)

(2) Số lƣợng các nhiệm vụ/công việc đƣợc giải quyết nhờ việc sử dụng hệ thống thơng tin kế tốn

Khía cạnh sự hài lòng của người sử dụng: Thong and Yap (1996) cho rằng sự

thành cơng của việc áp dụng HTTTKT là sự hài lịng của ngƣời sử dụng - mức độ hữu dụng có đƣợc của nhóm ngƣời dùng HTTTKT. Sự hài lịng của ngƣời sử dụng có thể đƣợc định nghĩa là mức độ mà ngƣời dùng tin rằng HTTT có sẵn cho họ đáp ứng u cầu thơng tin của họ. Đối với Khía cạnh sự hài lịng của người sử dụng, tác giả sử

dụng thang đo của Doll and Torkzateh 1988, do thang đo này đã đƣợc sử dụng phổ biến trong hầu hết các nghiên cứu sau này về sự hài lòng của ngƣời sử dụng. Thang đo này đo lƣờng các mặt nội dung, chính xác, định dạng, dễ sử dụng, kịp thời, bao gồm 12 biến quan sát:

(2) Nội dung thông tin đáp ứng đƣợc nhu cầu (3) Hệ thống cung cấp báo cáo khi cần

(4) Hệ thống cung cấp thông tin đầy đủ (5) Hệ thống chính xác

(6) Hài lịng với tính chính xác của hệ thống (7) Đầu ra đƣợc trình bày theo định dạng hữu ích (8) Thông tin rõ ràng

(9) Hệ thống thân thiện với ngƣời sử dụng (10) Hệ thống dễ sử dụng

(11) Có đƣợc thơng tin ngay khi có nhu cầu (12) Hệ thống cung cấp thơng tin cập nhật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến sự thành công của hệ thống thông tin kế toán trong các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp nhỏ và vừa tại đồng nai (Trang 51 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)