CHƢƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT
3.5 Phƣơng pháp phân tích dữ liệu
3.5.3 Phân tích hồi quy bội
Phân tích hồi quy bội để kiểm định tác động của nhiều biến độc lập vào một biến phụ thuộc, dùng để dự báo giá trị của biến phụ thuộc theo giá trị của các biến độc lập. Phƣơng pháp đồng thời (phƣơng pháp ENTER trong SPSS) đƣợc sử dụng khi thực hiện hồi quy bội.
Kiểm tra tƣơng quan: Đầu tiên, phải kiểm tra mối tƣơng quan giữa các biến. Sử
dụng hệ số tƣơng quan R để biết hƣớng tƣơng quan thuận/nghịch và mức độ tƣơng quan mạnh/yếu giữa hai biến.
Phân tích hồi quy bội: Để kiểm định mức độ phù hợp của mơ hình, chúng ta dùng
hệ số xác định điều chỉnh R2 do có nhiều biến độc lập trong mơ hình hồi quy bội đang đƣợc nghiên cứu. Thông thƣờng, hệ số R2
điều chỉnh lớn hơn 0.40 là có thể chấp nhận đƣợc.
Hệ số hồi quy Beta chuẩn hóa nhỏ đƣợc sử dụng để so sánh mức độ tác động của các biến phụ thuộc vào biến độc lập. Biến độc lập nào có trọng số này càng lớn có nghĩa là biến đó có tác động mạnh vào biến phụ thuộc.
Trong mơ hình hồi quy bội, chúng ta có giả thiết là các biến độc lập khơng có tƣơng quan hoàn tồn với nhau. Do đó, khi ƣớc lƣợng mơ hình hồi quy bội, chúng ta cần kiểm tra lại giả thiết này thông qua kiểm tra hiện tƣợng đa cộng tuyến bởi hệ số phóng đại phƣơng sai VIF, VIF tốt nhất nên ở mức dƣới 2.
Kiểm định T-test và phỏng vấn: Dùng kiểm định T-test để so sánh giá trị trung bình
của sự thành cơng của HTTTKT đối với điểm giữa của thang đo (Mức 3 trong thang đo) để nhận diện đƣợc thực trạng về mức độ đánh giá sự thành công của HTTTKT tại các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp nhỏ và vừa tại Đồng Nai. Đồng thời, dùng kiểm định T-test để so sánh giá trị trung bình và các nhân tố có tác động mạnh đến sự thành công của HTTTKT đối với điểm giữa của thang đo (Mức 3 trong thang đo) để nhận diện yếu tố nào trong từng nhân tố đang đƣợc đánh giá yếu nhất. Phỏng vấn một số đối tƣợng để biết đƣợc nguyên nhân vì sao yếu tố đó đƣợc đánh giá thấp.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3
Dựa trên các nhân tố ảnh hƣởng đến sự thành công của HTTTKT đã đƣợc nhận diện trong Chƣơng 2, Chƣơng 3 đã trình bày các giả thuyết nghiên cứu và mơ hình nghiên cứu, các thiết kế thang đo cho các khái niệm nghiên cứu. Đồng thời, Chƣơng 3 cũng trình bày cách thức chọn mẫu, thiết kế bảng câu hỏi khảo sát, cách thức khảo sát và đề xuất phƣơng pháp kiểm định thang đo và phƣơng pháp phân tích dữ liệu.
CHƢƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU