Thảo luận về kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến sự thành công của hệ thống thông tin kế toán trong các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp nhỏ và vừa tại đồng nai (Trang 79 - 83)

CHƢƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT

4.2. Thảo luận về kết quả nghiên cứu

Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo qua hệ số Cronbach’s Alpha và kiểm định giá trị thang đo qua EFA (Như đã tóm tắt trong Bảng 4.8 Tóm tắt kết quả kiểm định thang đo) đã giúp ta có đƣợc những thang đo tin cậy và có giá trị cho các khái niệm nghiên

cứu. Điều này về mặt chun mơn kế tốn chỉ ra rằng, với các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, khi đánh giá các nhân tố tác động đến sự thành cơng của HTTTKT, có thể xem xét các yếu tố sau:

Sự hỗ trợ của nhà quản lý cấp cao đƣợc đo lƣờng bởi: (1) Sự có mặt thƣờng xuyên của nhà quản lý cấp cao trong các buổi họp dự án; (2) Sự tham gia của nhà quản lý cấp cao trong việc phân tích u cầu thơng tin; (3) Sự tham gia của nhà quản lý cấp cao trong việc rà soát các khuyến nghị của nhà tƣ vấn; (4) Sự tham gia của nhà quản lý cấp cao trong việc ra quyết định về HTTTKT; và (5) Sự tham gia của nhà quản lý cấp cao trong việc giám sát dự án.

Sự tham gia của ngƣời sử dụng đƣợc đo lƣờng bởi: (1) Sự tham dự các cuộc họp

dự án; (2) Sự tham gia trong việc phân tích các u cầu thơng tin; (3) Sự tham gia xem xét các khuyến nghị của nhà tƣ vấn; và (4) Tham gia ra quyết định về những vấn đề có liên quan tới cơng việc cá nhân.

Kiến thức kế tốn của nhà quản lý đƣợc đo lƣờng bởi: (1) Kiến thức kế tốn tài

chính của nhà quản lý; và (2) Kiến thức kế toán quản trị của nhà quản lý.

Kiến thức CNTT của nhà quản lý đƣợc đo lƣờng bởi: (1) Bảng tính; (2) Cơ sở dữ

liệu; (3) Các phần mềm kế toán; (4) Quản lý sản xuất với hỗ trợ của máy tính; và, (5) Tìm kiếm bằng Internet.

Sự tham gia của chuyên gia bên ngoài đƣợc đo lƣờng bởi: (1) Việc cung cấp các

ý kiến chun mơn trong việc thực hiện phân tích các u cầu thơng tin của nhà tƣ vấn; (2) Việc giới thiệu các giải pháp tin học phù hợp của nhà tƣ vấn; (3) Việc hỗ trợ đầy đủ về kỹ thuật trong quá trình thực hiện HTTT của nhà cung cấp; (4) Việc hỗ trợ đầy đủ về kỹ thuật sau khi thực hiện HTTT của nhà cung cấp; (5) Chất lƣợng hoạt động hỗ trợ kỹ thuật của nhà cung cấp; (6) Sự đầy đủ các khóa huấn luyện đào tạo của nhà cung cấp; (7) Chất lƣợng hoạt động hỗ trợ đào tạo của nhà cung cấp; (8) Mối quan hệ với các bên (nhà quản lý, ngƣời sử dụng hệ thống) trong việc thực hiện dự án.

Các doanh nghiệp có thể đo lƣờng sự thành công của HTTTKT bởi: (1) Số lƣợng các ứng dụng khác nhau trong HTTTKT đƣợc sử dụng; (2) Số lƣợng các nhiệm vụ/công việc đƣợc giải quyết nhờ việc sử dụng hệ thống thơng tin kế tốn; (3) Hệ thống cung cấp thơng tin thích hợp; (4) Nội dung thơng tin đáp ứng đƣợc nhu cầu; (5) Hệ thống cung cấp báo cáo khi cần; (6) Hệ thống cung cấp thông tin đầy đủ; (7) Hệ thống chính xác; (8) Hài lịng với tính chính xác của hệ thống; (9) Đầu ra đƣợc trình bày theo định dạng hữu ích; (10) Thơng tin rõ ràng; (11) Hệ thống thân thiện với ngƣời sử dụng; (12) Hệ thống dễ sử dụng; (13) Có đƣợc thơng tin ngay khi có nhu cầu; (14) Hệ thống cung cấp thơng tin cập nhật.

Kết quả kiểm định các giả thuyết và mơ hình nghiên cứu, với phƣơng trình hồi quy chuẩn hóa ThanhCong= 0.268QL + 0.320NSD + 0.119KT +0.152CNTT + 0.386CG , nghiên cứu đã chỉ ra rằng về mặt chun mơn kế tốn, để nâng cao sự thành công của HTTTKT trong các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh

đồng Nai, với tình trạng ln có những nguồn lực hạn chế, cần ƣu tiên tác động một cách có thứ tự vào các nhân tố sau: Sự tham gia của chuyên gia bên ngoài, Sự tham gia của ngƣời sử dụng, Sự hỗ trợ của nhà quản lý, Kiến thức công nghệ thông tin của nhà quản lý, Kiến thức kế toán của nhà quản lý.

So sánh kết quả nghiên cứu với kết quả các nghiên cứu trƣớc:

Kết quả nghiên cứu chỉ ra vai trò quan trọng hàng đầu của chuyên gia tƣ vấn bên ngoài trong việc thực hiện một HTTTKT thành cơng (là nhân tố có hệ số beta chuẩn hóa cao nhất trong các nhân tố: 0.386). Kết quả này tƣơng ứng với hầu hết các kết quả nghiên cứu trƣớc đó. Vai trị của nhà tƣ vấn đã ngày càng đƣợc khẳng định trong việc hỗ trợ thực hiện HTTTKT thành công trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa, nó tƣơng ứng với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của nguồn dịch vụ thuê ngoài (outsorcsing) tại Việt Nam trong thời gian gần đây.

Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra mức độ quan trọng của nhân tố “sự hỗ trợ của nhà

quản lý cấp cao” và nhân tố “sự tham gia của ngƣời sử dụng”. Kết quả nghiên cứu

này tƣơng ứng với kết quả nghiên cứu Trƣơng Thị Cẩm Tuyết (2016), trong khi hầu hết các nghiên cứu trƣớc kết luận rằng nhân tố có tác động mạnh sau nhân tố “sự tham gia của chuyên gia bên ngoài” là nhân tố thuộc về kiến thức của nhà quản lý. Điều này thể hiện rằng, ngày nay, sự tích cực trong hành động, nỗ lực của con ngƣời có tác động mạnh hơn là kiến thức mà họ có.

Cũng nhƣ hầu hết các nghiên cứu trƣớc đây, kết quả nghiên cứu cũng khẳng định rằng nhân tố “kiến thức kế toán của nhà quản lý” và nhân tố “kiến thức CNTT của nhà quản lý” có tác động đến sự thành cơng của HTTTKT.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 4

Sau khi phân tích độ tin cậy bằng chỉ số Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố EFA, thang đo cho khái niệm Kiến thức CNTT của nhà quản lý đƣợc điều chỉnh bằng cách bỏ biến quan sát CNTT1: Kỹ năng xử lý văn bản; thang đo cho khái niệm Sự tham gia của chuyên gia bên ngoài đƣợc điều chỉnh bằng cách loại bỏ biến quan sát CG3:

Nhà tư vấn hỗ trợ trong việc thực hiện quản lý; các thang đo còn lại đƣợc giữ nguyên.

Chƣơng 4 cũng đã thực hiện kiểm định các giả thuyết nghiên cứu bằng phƣơng pháp hồi quy bội, kết quả kiểm định cho thấy các giả thuyết H1, H2, H3, H4 và H5 đều đƣợc chấp nhận. Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong các nhân tố tác động đến sự thành công của HTTTKT đƣợc đề ra trong mơ hình nghiên cứu, yếu tố tác động mạnh nhất là (5) Sự tham gia của chuyên gia bên ngoài, kế đến là (2) Sự tham gia của người sử dụng, (1) Sự hỗ trợ của nhà quản lý; và 2 nhân tố tác động yếu nhất là (4) Kiến thức CNTT của nhà quản lý và (5) Kiến thức kế toán của nhà quản lý. Kết quả này cũng chỉ

ra về mặt chuyên mơn kế tốn trong các vấn đề tác động cũng nhƣ mức độ tác động vào các nhân tố để nâng cao sự thành công của HTTTKT của doanh nghiệp sản xuất công nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến sự thành công của hệ thống thông tin kế toán trong các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp nhỏ và vừa tại đồng nai (Trang 79 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)