Đặc điểm của các DNNVV tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến sự thành công của hệ thống thông tin kế toán trong các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp nhỏ và vừa tại đồng nai (Trang 33 - 37)

CHƢƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.3 Đặc điểm của các DNNVV

2.3.2 Đặc điểm của các DNNVV tại Việt Nam

2.3.2.1 Tiêu chuẩn xác định DNNVV tại Việt Nam

Nghị định 56/2009/NĐ-CP về trợ giúp phát triển DNNVV ban hành ngày 30/06/2009 xác định các tiêu chí của một DNNVV: DNNVV là cơ sở kinh doanh đã

đăng kí kinh doanh theo quy định của pháp luật, chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn tƣơng đƣơng tổng tài sản đƣợc xác định trong bảng cân đối kế toán) hoặc số lao động bình qn năm, trong đó, tổng nguồn vốn là tiêu chí ƣu tiên. Tuy nhiên, nghị định 56/2009/NĐ-CP cũng nêu rõ, các chỉ tiêu nêu trên không phải là cố định mà tùy theo tính chất, mục tiêu của từng chính sách, chƣơng trình trợ giúp mà cơ quan chủ trì có thể cụ thể hóa các tiêu chí nêu trên cho phù hợp. Thơng tƣ 16/2013/TT-BTC quy định DNNVV là doanh nghiệp bao gồm cả chi nhánh, đơn vị trực thuộc nhƣng hạch toán độc lập, hợp tác xã sử dụng dƣới 200 lao động làm việc tồn bộ thời gian năm và có doanh thu năm khơng quá 20 tỷ đồng.

Bảng 2.1 Tiêu chí của DNNVV theo Nghị định 56/2009/NĐ-CP

2.3.2.2 Đặc điểm các DNNVV tại Việt Nam

Đóng góp cho nền kinh tế Việt Nam: Trong cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, thì DNNVV là loại hình doanh nghiệp chiếm đa số và chủ yếu trong nền kinh tế. Trong 5 năm qua (2011-2016), có 380.000 DNNVV đƣợc thành lập, đóng góp khoảng 45% vào GDP, 31% vào tổng thu ngân sách nhà nƣớc, chiếm 35% vốn đầu tƣ của cộng đồng

doanh nghiệp, thu hút hơn 5 triệu việc làm và đóng góp gần 50% vào tốc độ tăng trƣởng kinh tế quốc gia hằng năm (Quang Lê, 2016).

Đặc điểm về cấu trúc tổ chức: Cấu trúc tổ chức đơn giản, các giám đốc điều hành

của DNNVV thƣờng là chủ sở hữu hoặc đồng sở hữu của doanh nghiệp. Trong 230 giám đốc điều hành doanh nghiệp nhỏ Việt Nam thì có 92% là chủ sở hữu doanh nghiệp (Lê Quân và Nguyễn Quốc Khánh, 2012).

Trình độ quản lý và hiệu quả quản lý: Trình độ quản lý và hiệu quả quản lý còn rất thấp, thƣờng quản lý theo kiểu gia đình và mang nặng tính kinh nghiệm. HTTTKT nói chung và thơng tin kế tốn cịn rất yếu, mới chỉ nhằm mục tiêu đối phó với cơ quan thuế hơn là phục vụ cho quản lý, điều hành doanh nghiệp (Võ Văn Nhị, 2011).

Theo số liệu thống kê, có tới 55,63% số chủ doanh nghiệp có trình độ học vấn từ trung cấp trở xuống, trong đó 43,3% chủ doanh nghiệp có trình độ học vấn từ sơ cấp và phổ thơng các cấp. Cụ thể, tiến sỹ chỉ chiếm 0,66%; thạc sỹ 2,33%; tốt nghiệp đại học 37,82%; tốt nghiệp cao đẳng chiếm 3,56%; tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp chiếm 12,33% và 43,3% có trình độ thấp hơn. Điều đáng chú ý là đa số các chủ doanh nghiệp, ngay cả những ngƣời có trình độ học vấn từ cao đẳng và đại học trở lên thì cũng ít ngƣời đƣợc đào tạo về kiến thức kinh tế và quản trị doanh nghiệp, các lớp về pháp luật trong kinh doanh... Các chủ doanh nghiệp thƣờng là ngƣời quản lý doanh nghiệp, vừa tham gia trực tiếp vào sản xuất nên mức độ chuyên môn trong quản lý không cao. Đôi khi, việc tách bạch giữa các bộ phận không rõ ràng, những ngƣời quản lý các bộ phận cũng thƣờng tham gia trực tiếp vào q trình sản xuất (Tơ Hồi Nam, 2015).

Hạn chế về nguồn vốn: Đây là hạn chế lớn nhất của DNNVV, nằm trong chính đặc

điểm của nó, đó là quy mơ nhỏ, ít vốn. Do đó, các doanh nghiệp này thƣờng lâm vào tình trạng thiếu vốn trầm trọng khi muốn mở rộng thị trƣờng, hay tiến hành đổi mới, nâng cấp trang thiết bị. “Chính phủ đã triển khai các chính sách, chƣơng trình hỗ trợ vốn cho các DNNVV nhƣ bảo lãnh tín dụng và hỗ trợ tín dụng. Tuy nhiên, trên thực tế

chỉ có một số lƣợng nhỏ các doanh nghiệp đƣợc thụ hƣởng chính sách hỗ trợ. Phần lớn các doanh nghiệp cịn lại gặp các trở ngại nhƣ hồ sơ vay vốn phức tạp, không đủ thủ tục vay vốn đơn giản cho các DNNVV; thiếu tài sản có giá trị cao để thế chấp, ngân hàng khơng đa dạng hóa tài sản thế chấp nhƣ hàng trong kho, các khoản thu; tỷ lệ lãi suất chƣa phù hợp; các điều kiện vay vốn hiện nay chƣa phù hợp với DNNVV. Tại đầu năm 2015, chỉ có 30% các DN vừa và nhỏ tiếp cận đƣợc vốn từ ngân hàng, 70% còn lại phải sử dụng vốn tự có hoặc vay từ nguồn khác (trong số này có nhiều DN vẫn phải chịu vay ở mức lãi suất cao 15 - 18%). (Tơ Hồi Nam, 2015). Trong 11 tháng của năm 2016, chỉ có 30% DNNVV tiếp cận đƣợc nguồn vốn ngân hàng và số vốn họ đƣợc vay chỉ chiếm 3% tổng vốn các ngân hàng cho vay trong nền kinh tế. Lý giải vấn đề này, ông Vũ Tân Thành, Phó Chủ tịch Phịng Thƣơng mại và Cơng nghiệp Việt Nam phân tích, một phần nguyên nhân đến từ chính khối doanh nghiệp này: Thứ nhất, các DNNVV thƣờng có khối tài sản thế chấp không lớn. Thứ hai, các DNNVV thƣờng không minh bạch về tài chính. Bên cạnh đó, một phần là do tại Việt Nam, các ngân hàng ln địi hỏi tài sản thế chấp khi cho vay để không tự đẩy mình tình trạng khó khăn khi hiện nay tỷ lệ nợ xấu ngày càng cao (Quang Lê, 2016). Do đó, mặc dù đã có sự hỗ trợ của nhà nƣớc, nhƣng hạn chế về nguồn vốn vẫn là đặc trƣng của DNNVV tại Việt Nam.

Hạn chế về công nghệ: DNNVV đƣợc kỳ vọng là có thể đóng góp vào sự phát triển

của các ngành công nghiệp hỗ trợ, hoặc đóng vai trò là nhà cung ứng dịch vụ, sản phẩm đầu vào cho các DN nƣớc ngoài hoặc các dự án lớn của Nhà nƣớc. Quá trình này sẽ thúc đẩy cho các DNNVV trở thành trụ cột để phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ. Tuy nhiên hiện nay, đa số DNNVV Việt Nam chƣa tham gia vào đƣợc chuỗi giá trị sản xuất tồn cầu, trình độ khoa học công nghệ và năng lực đổi mới trong DNNVV của Việt Nam cịn thấp (Tơ Hồi Nam, 2015).

2.3.3 Tiêu chí xác định DNNVV sử dụng trong bài nghiên cứu

Các DNNVV đƣợc tác giả sử dụng trong bài nghiên cứu này là các doanh nghiệp thuộc cấp nhỏ và vừa (bỏ qua cấp siêu nhỏ) xét theo định nghĩa của Nghị định 56/2009/NĐ-CP, tức là các doanh nghiệp có số nhân viên từ 11 đến 300 ngƣời và có tổng nguồn vốn từ 100 tỷ đồng trở xuống; đồng thời là một doanh nghiệp độc lập (theo nghĩa không phải là một phần của công ty lớn), với các lý do sau:

Thứ nhất, đa số các nghiên cứu trên thế giới về HTTTKT trong các doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa đều áp dụng tiêu chí về số lƣợng nhân viên và tiêu chí về tài chính. Thứ hai, loại bỏ các doanh nghiệp sản xuất cơng nghiệp đáp ứng tiêu chí về số lƣợng nhân viên và tiêu chí về tài chính nhƣng là cơng ty con trong một tập đoàn kinh tế bởi vì các cơng ty này ln đƣợc sự “hậu thuẫn” của công ty mẹ và thƣờng không gặp phải sự khan hiếm nguồn lực nhƣ các công ty vừa và nhỏ khác. Về nguồn lực tài chính, cơng ty mẹ có thể bổ sung vốn để công ty con thực hiện một dự án lớn. Về nguồn lực chun mơn, cơng ty con có thể có một chun viên cơng nghệ thơng tin nội bộ (do tập đoàn yêu cầu phải có trong cấu trúc doanh nghiệp), hoặc nếu khơng có chun viên cơng nghệ thơng tin nội bộ của công ty nhƣng công ty con sẽ luôn đƣợc sự hỗ trợ từ chuyên viên công nghệ thơng tin của tập đồn. Về nguồn lực thời gian, thông thƣờng, các công ty con trong tập đồn kinh tế sẽ có một cấu trúc tổ chức chính thức với giám đốc điều hành là ngƣời có chuyên mơn trong quản lý. Họ ln có một quan điểm quản lý dài hạn và có sự phân bổ thời gian hợp lý vào các dự án phát triển của công ty dƣới sự giám sát của công ty mẹ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến sự thành công của hệ thống thông tin kế toán trong các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp nhỏ và vừa tại đồng nai (Trang 33 - 37)