So sánh giữa phân hạng thích nghi đất đai định tính và định lƣợng độ phì nhiêu FCC đất lúa cho cơ cấu chuyên lúa

Một phần của tài liệu Đánh giá đất đai định tính, định lượng kinh tế phục vụ cho quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp cấp huyện (Trang 95)

C: Sa cấu tầng đất mặt CEC : Khả năng trao đổi cation.

4.3 So sánh giữa phân hạng thích nghi đất đai định tính và định lƣợng độ phì nhiêu FCC đất lúa cho cơ cấu chuyên lúa

nhiêu FCC đất lúa cho cơ cấu chuyên lúa

Qua việc canh tác các cơ cấu sử dụng đất trên địa bàn huyện Càng Long cho thấy năng suất ngày càng giảm do bị trở ngại bởi nhiều yếu tố hóa học có trong đất. Vì vậy đã làm cho năng suất ngày càng giảm mà chi phí đầu tư ngày càng tăng. Chính vì thế mà cần phải đối chiếu lại giữa kết quả đánh giá đất đai định tính và đánh giá định lượng độ phì nhiêu FCC của đất lúa để làm sở cho việc khuyến cáo sử dụng đất cũng như việc phân bố cơ cấu cây trồng sao cho ngày càng có hiệu quả hơn.

Theo kết quả nghiên cứu (Lê Thị Linh, 2006), thì hệ thống đánh giá độ phì FCC chỉ đánh giá trên đất lúa và được thực hiện tại Huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh. Chính vì

vậy mà đề tài này chỉ có thể so sánh được trên đất thâm canh lúa ở địa bàn huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh. Kết quả được thể hiện trong Bảng 4.6.

Bảng 4.6: Tổng hợp kết quả đối chiếu giữa đánh giá thích nghi đất đai định tính và đánh giá định lƣợng độ phì nhiêu đất của cơ cấu chuyên lúa ở huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh.

ĐVĐĐ

Đánh giá thích nghi đất đai định

tính

Đánh giá phân hạng thích nghi định lƣợng môi trƣờng 0-20 cm 20-50cm Tổng 10 S2n S2a/p S3C S3C/a/p 13 S2đ S3a/k/o S2a S3a/o/k 15 S2đ S2a/o/p S2a S3a/o/p 16 S1 S3o/C S2o S3o/C 17 Np S2a S2a S2a 22 S3n S3o/C S3C S3C/o 23 S2np S2a S2a S2a 25 S3n S3a/o/p S3C S3C/o/p

Thông qua đánh giá đất đai về điều kiện tự nhiên và đánh giá định lượng độ phì nhiêu đất lúa bằng phần mềm ALES kết hợp với phân loại độ phì FCC của FAO (1976) từ Bảng 4.6 cho thấy việc thâm canh lúa ở một số đơn vị đất đai khảo sát được của huyện Càng Long thì đa số là không thích nghi hoặc thích nghi kém. Ở tầng canh tác 0-20 cm thì đất bị thiếu chất hữu cơ và lân hữu dụng cho cây trồng thấp. Điều này cho thấy ở một số đơn vị đất đai đã khảo sát được không thích hợp cho việc thâm canh lúa nhưng có thể trồng xen canh lúa với một số loại cây trồng hay vật nuôi khác như cơ cấu lúa 02 vụ - màu, cơ cấu lúa 02 vụ - thủy sản,… Bên cạnh đó kết hợp với việc cải tạo đất theo khuyến cáo. Ở tầng 20-50 cm khả năng thích nghi cao hơn tầng mặt và gần giống với kết quả định tính, điều này cho thấy đặc tính đất ở tầng dưới không biến động, ở tầng mặt thích nghi kém hơn thích nghi tự nhiên là do quá trình canh tác và điều kiện canh tác, do tác động của con người không theo quy trình cụ thể chỉ dựa vào tập quán và kinh nghiệm trong quá trình làm nên đất mất dần sự cân đối,..

* Thảo luận chung:

Độ phì nhiêu của đất hay còn gọi là khả năng sản xuất của đất là tổng hợp các điều kiện, các yếu tố để đảm bảo cho cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt. Những điều kiện đó là: đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết ở dạng dễ tiêu đối với cây trồng, độ ẩm thích hợp, nhiệt độ thích hợp, chế độ không khí thích hợp cho hô hấp của thực vật và hoạt động của vi sinh vật. Không có độc chất, không có cỏ dại, đất tơi xốp, đảm bảo cho hệ rễ phát triển. Do đó, muốn tăng độ phì nhiêu của đất và thu được năng suất cao, ổn định, cần phải tác động đồng thời các yếu tố đối với đời sống cây trồng. Có thể dùng các biện pháp như thủy lợi, kỹ thuật làm đất, phân bón, chế độ canh tác,... để cải tạo đất.

Từ kết quả đánh giá đất đai định tính và đánh giá định lượng độ phì nhiêu đất lúa của huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh cho ra các cấp thích nghi của từng kiểu sử dụng đất và từ đó cho ra các trở ngại của từng cấp thích nghi ở mỗi kiểu sử dụng đất, trên cơ sở đó đưa ra các khuyến cáo sử dụng đất thích hợp nhằm cải thiện độ phì nhiêu đất hiện có giúp cho việc canh tác đạt hiệu quả cao hơn, giảm chi phí đầu tư, tăng thêm lợi nhuận cho người dân.

Các khuyến cáo dựa trên những nghiên cứu khoa học đã có trước đây và được áp dụng có hiệu quả đối với một số nơi ở ĐBSCL đảm bảo được tính chính xác cũng như hiệu quả áp dụng, giúp cho việc quản lý và quy hoạch sử dụng đất có hiệu quả hơn trong tương lai. Do kết quả thu thập số liệu chưa đầy đủ nên chưa thể đưa ra được hết các yếu tố trở ngại của toàn huyện Càng Long.

Một phần của tài liệu Đánh giá đất đai định tính, định lượng kinh tế phục vụ cho quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp cấp huyện (Trang 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)