Kết quả phân tích và mô tả các kiểu sử dụng đất đai:

Một phần của tài liệu Đánh giá đất đai định tính, định lượng kinh tế phục vụ cho quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp cấp huyện (Trang 59 - 65)

- Định hƣớng nghiên cứu của luận án:

i Có >4% Fe có thể trích bằng dthont ctrat trong lớp đất mặt, hoặc các đất có màu (hue) đỏ

3.1.3 Kết quả phân tích và mô tả các kiểu sử dụng đất đai:

LUT 1: 02 vụ lúa: Thu Đông - Đông Xuân:

Đối với cơ cấu 2 vụ lúa canh tác vào vụ Thu Đông (tháng 6 – tháng 9) và Đông Xuân (tháng 10 – tháng 1 năm sau). Thực tế vùng này trước đây canh tác 3 vụ lúa, nhưng do thời điểm hiện nay đang thi công các cống thủy lợi nên thiếu nước vào khoảng từ tháng 2 đến tháng 4, do đó người dân không canh tác được. Cơ cấu này tập trung ở một phần diện tích của hai xã Đức Mỹ và Đại Phước.

Hiện tại đối với cơ cấu này người dân chưa chủ động được nguồn nước, địa hình trũng, phèn tiềm tàng nông. Đây chính là những vấn đề gây khó khăn cho người dân khi canh tác. Lao động đối với cơ cấu này thì lao động trong vùng đủ để sản xuất.

Kỹ thuật và điều kiện cơ giới hoá: Là vùng canh tác lúa lâu đời nên người dân cũng tích luỹ được kinh nghiệm sản xuất của những người làm trước. Về mặt khuyến nông, công tác tuyên truyền cũng được địa phương chú trọng đưa vào áp dụng những kỹ thuật mới. Phương tiện truyền thông cũng là một nguồn cung cấp thông tin quan trọng đối với người dân. Điều kiện về cơ giới hoá được người dân áp dụng ở khâu làm đất và thu hoạch, các máy móc phục vụ sản xuất được người dân sử dụng khá tốt.

Đầu tư vật chất: Do vùng còn gặp nhiều hạn chế về mặt tự nhiên, nên đòi hỏi phải có đầu tư cao. Nhưng người dân trong vùng gặp rất nhiều khó khăn trong đời sống và về vốn sản xuất.

Khả năng và thời gian thu hồi vốn: Thông thường giá lúa ngay vụ thu hoạch thấp, nhưng phần lớn người dân trong vùng phải bán ngay sản phẩm sau khi thu hoạch để trả các phần nợ vay mượn để sản xuất. Chỉ có một số ít nông dân có vốn và có điều kiện trữ lại sản phẩm đợi khi có giá, đối với những người này thời gian thu hồi vốn trung bình là 4 tháng.

Cơ sở hạ tầng: Hiện tại do các cống thủy lợi đang thi công nên cũng chưa thật sự đánh giá đúng mức độ phục vụ của nó. Do đó cần phải có thời gian để theo dõi và điều chỉnh để đánh giá chính xác hơn.

LUT 2: Lúa 2 vụ - thủy sản: Lúa Đông Xuân – tôm Hè Thu – lúa Thu Đông:

Sau khi thu hoạch lúa Đông Xuân thì bắt đầu thả tôm trên ruộng lúa vào khoảng tháng 4 khi mưa xuống và thu hoạch vào khoảng tháng 10 trước khi đỉnh lũ về. Vệ sinh mương, ao nuôi và sên hàng năm kết hợp với việc bảo vệ môi trường nuôi, hạn chế sử dụng thuốc sâu bệnh. Các giống lúa sử dụng là các giống lúa ngắn ngày, các giống lúa đặc sản. Việc trồng các giống lúa đặc sản sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân. Nguồn tôm giống chủ yếu ở các trại ươm giống của địa phương, kiểu sử dụng này mang lại hiệu quả kinh tế cao, bảo vệ môi trường vì hạn chế được sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Thực vậy, do việc nuôi tôm trên ruộng lúa với điều kiện quản lý nước tốt, thức ăn dư thừa và mùn phân làm gia tăng độ phì của đất. Kiểu sử dụng này đòi hỏi phải có kỹ thuật canh tác cao, tiến bộ, được tập huấn hay gia nhập các hợp tác xã, học hỏi các tiến bộ canh tác cũng như khâu tiêu thụ sản phẩm.

LUT 3: Lúa 2 vụ - màu: Lúa Hè Thu – lúa Thu Đông – màu Đông Xuân:

Mô hình 2 vụ lúa - 1 vụ màu đang được thực hiện ở nhiều xã trong huyện, có ưu điểm là phá thế độc canh cây lúa, đầu tư thấp, dễ thực hiện, hiệu quả kinh tế cao. Đặc tính về cơ cấu mùa vụ: Tại điạ phương đang tồn tại 2 loại kết hợp giữa 2 lúa - màu đó là: - Lúa Xuân Hè – lúa Thu Đông – màu Đông Xuân, vụ Đông Xuân trồng dưa hấu có một số hộ trồng dưa leo. Lịch thời vụ: Lúa Xuân Hè từ khoảng tháng 2 đến tháng 5, lúa Thu Đông từ khoảng tháng 6 đến tháng 9, vụ dưa hấu từ khoảng tháng 11 đến tháng giêng năm sau.

- Lúa Xuân Hè – màu Thu Đông – luá Đông Xuân, màu là các loại màu lương thực và thực phẩm (đậu các loại, rau cải,…). Lịch thời vụ: Lúa Xuân Hè từ khoảng tháng 2 đến tháng 5, màu Thu Đông từ khoảng tháng 6 đến tháng 9, lúa Đông Xuân từ khoảng tháng 11 đến tháng giêng năm sau.

Do có sự cách ly giữa 2 vụ lúa và vụ màu xen giữa nên đã làm cho môi trường được cải thiện hơn (giảm được dịch bệnh, gia tăng dưỡng chất cho mùa vụ) từ đó giảm được chi phí sử dụng phân bón và tiền công lao động cho vụ sau. Sản phẩm làm ra cũng góp phần đa dạng mặt hàng nông sản của địa phương. Đối với cơ cấu 2 lúa - màu sử dụng chủ yếu nguồn lao động tại địa phương, giải quyết nguồn lao động nhàn rỗi và nguồn lao động đáp ứng đủ nhu cầu cho cơ cấu này.

Về mặt kỹ thuật: Đối với mô hình này đòi hỏi phải có kiến thức về kỹ thuật, cùng với sự cần cù chăm chỉ của người dân. Thông tin về kỹ thuật được cung cấp từ các phương tiện truyền thông, cán bộ khuyến nông và từ kinh nghiệm của những bà con trong vùng hoặc vùng lân cận. Tuy nhiên, đối với các loại cây màu mới đối với người dân, họ chưa mạnh dạn áp dụng do lo ngại về mặt kỹ thuật. Do đó để khuyến khích người dân chuyển dịch cơ cấu cần phải làm các mô hình thí điểm hoặc hướng dẫn kỹ thuật về các loại cây có tính chất mới đối với người dân.

Khả năng về vốn và thu hồi vốn: Do mô hình này đòi hỏi chi phí đầu tư không cao, nên vấn đề về vốn không đáng lo ngại đối với người dân. Cây màu có thời gian thu hồi vốn khá nhanh (3 tháng) và thời gian thu hoạch ngắn.

Cơ sở hạ tầng: đòi hỏi có hệ thống tưới tiêu tốt, giao thông thuận tiện bán sản phẩm.  LUT 4: Lúa 3 vụ: Đông Xuân – Hè Thu – Thu Đông:

Huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh là một huyện có truyền thống canh tác nông nghiệp lâu đời đặc biệt là cây luá. Cơ cấu 3 vụ lúa được phân bố rộng khắp toàn huyện (trừ Thị Trấn Càng Long).

Khuynh hướng thị trường: Xu hướng tiêu dùng hiện nay đã có những thay đổi đáng kể khi mức sống của đại bộ phận nhân dân được nâng cao. Mức tiêu dùng gạo đã giảm trung bình khoảng 1%/năm. Với số dân hơn 80 triệu người hiện nay và dự báo năm 2010 sẽ tăng lên khoảng 86,3 triệu người với mức thu nhập bình quân dự kiến đạt 800 USD/người/năm, thị trường trong nước sẽ giữ vai trò rất quan trọng đối với tiêu thụ nông sản. Theo thống kê sơ bộ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 70% khối lượng nông sản hiện đang được tiêu thụ ở thị trường trong nước. Do đó, không nhất thiết phải tăng diện tích trồng lúa mà tập trung vào vấn đề kỹ thuật và giống luá để tăng năng suất và chất lượng hạt gạo.

Khả năng về vốn và thu hồi vốn: Đối với cơ cấu 3 vụ lúa thời gian thu hồi vốn là 4 tháng. Ngay lúc thu hoạch luá thông thường bị rớt giá, nhưng đối với đại bộ phận người dân là những hộ trung bình và nghèo nên không có điều kiện để trữ lại đợi giá cao. Do đó người dân thường xuyên phải chịu cảnh bị ép giá. Cơ cấu 3 vụ luá đòi hỏi vốn đầu tư cao, nhưng với tình hình tài chính của người dân còn gặp nhiều khó khăn

nên phải mua phân bón, thuốc… trả sau và đồng thời cũng phải chịu thêm mức lãi suất cho phần đó.

Lao động: Đối với cơ cấu này sử dụng lao động tại địa phương là chủ yếu, giải quyết được lao động nhàn rỗi. Hiện nay có bộ phận lao động trẻ đi tìm việc ở nơi khác nên vào thời điểm thu hoạch phải thuê mướn thêm lao động bên ngoài.

Về kỹ thuật người dân cũng nắm bắt thông tin từ các phương tiện truyền thông, cán bộ khuyến nông và từ những nông dân sản xuất lâu năm trong vùng. Kiểu sử dụng này đòi hỏi phải thực hiện nghiêm ngặt lịch thời vụ nhằm hạn chế sự tác động xấu của thời tiết và có thời gian đủ đảm bảo cho khâu làm đất, phơi đất.

Cơ giới hoá: Cơ cấu này đòi hỏi cơ giới hóa ở khâu làm đất và thu hoạch. Đối với tình hình tại điạ phương khâu này được giải quyết khá tốt.

Cơ sở hạ tầng: Điều kiện về thủy lợi và hệ thống giao thông để vận chuyển hàng hoá của huyện được thực hiện tốt, tuy nhiên cũng cần thường xuyên nâng cấp, cải tạo để phục vụ tốt hơn.

LUT 5: Chuyên màu:

Cây màu thường được phân bố ở những vùng đất cao, khả năng thoát nước tốt, chủ động được nguồn nước tưới. Cây màu trong vùng gồm nhiều loại như: Đậu phộng, dưa leo, bắp, hành, cà chua, rau cải...và đặc biệt rau nhút là thế mạnh của huyện.

Khuynh hướng thị trường: Đưa cây màu xuống chân ruộng ngoài các yếu tố kỹ thuật, sự cần cù, chịu khó còn cần thiết phải biết tính toán trước thời cơ thị trường mang lại để tránh tình trạng được mùa mất giá, biết chọn lựa giống tốt, chất lượng cao, được người tiêu dùng ưa chuộng và tín nhiệm. Phần lớn các nông sản này được tiêu thụ ở dạng tươi thô chưa qua sơ chế nên yếu tố rủi ro về giá cả thường hay xảy ra. Phần lớn sản phẩm của huyện được tiêu thụ tại điạ phương và vùng phụ cận.

Khả năng về vốn: Cây màu đòi hỏi đầu tư vốn cao, khả năng thu hồi vốn nhanh (2 - 3 tháng), tuy nhiên mức độ rủi ro của một số loại cây màu cũng cao do không ổn định được đầu ra, khả năng sâu bệnh nhiều và chịu nhiều tác động của thời tiết.

Lao động: Đối với cơ cấu này đòi hỏi người nông dân phải có tính cần cù, chịu khó. Cơ cấu này giải quyết được số lao động dư thừa trong gia đình. Tuy nhiên, hiện nay do diện tích trồng màu chưa lớn nên vấn đề về lao động chưa là vấn đề của địa phương. Kỹ thuật: Đòi hỏi người trồng phải biết về kỹ thuật, người dân trong vùng cũng biết được kỹ thuật nhưng còn ngại đưa vào những loại cây mới có giá trị cao hơn.

Cơ sở hạ tầng: Điều kiện của huyện cũng đáp ứng được khâu này về hệ thống giao thông và thủy lợi. Do không có điều kiện về bảo quản rau màu nên cần phải tiêu thụ nhanh và hệ thống giao thông là yếu tố quan trọng.

LUT 6: Thủy sản (chuyên cá):

Nuôi trồng thủy sản là thế mạnh cuả huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh toàn huyện hiện tại có hơn 3.000 ha. Thủy sản được nuôi trong huyện chủ yếu là các loại cá và tôm càng xanh. Đặc biệt ở xã Đại Phước, Đức Mỹ còn có nguồn tôm giống tự nhiên. Cá được nuôi chủ yếu như: cá phi, cá chép, cá điêu hồng,… Cá được nuôi phổ biến do chúng dễ nuôi, thức ăn dễ tìm, có thể tận dụng ao mương quanh vườn, ruộng. Tôm càng xanh là một loài tôm nước ngọt phân bố tự nhiên ở các vùng nước ngọt nhiệt đới, có giá trị dinh dưỡng cao.

Khuynh hướng thị trường: Việc phát triển công nghệ nuôi tôm càng xanh theo hướng sản xuất hàng hóa, làm đa dạng hóa sản phẩm thủy sản sẽ giảm bớt rủi ro cho người nuôi vì lâu nay thị trường chỉ quan tâm đến con tôm sú. Hơn nữa, việc phát triển nuôi tôm Càng Xanh sẽ sử dụng hợp lý diện tích các loại hình nước ngọt nội địa, đặc biệt là vùng chuyển đổi cơ cấu vật nuôi cây trồng.

Khả năng về vốn: Đối với nuôi cá không cần đầu vốn nhiều nhưng đối với tôm càng xanh thì phải cần có vốn nhiều để đầu tư ao mương, con giống…

Lao động đối với nuôi trồng thủy sản không cần nhiều, do đó nguồn lao động tại chỗ đáp ứng được cho cơ cấu này. Tuy nhiên, nguồn lao động có kỹ thuật nuôi mới là vấn đề của điạ phương

Kỹ thuật: Đặc điểm của tôm càng xanh sống trong vùng nước sạch, thoáng, giàu oxy, có độ pH từ 7,0-8,5. Đặc biệt ở vùng nước có nhiệt độ cao từ 28-320

C, tôm càng xanh lớn rất nhanh. Nhà Nước nên có chính sách hỗ trợ vốn, chuyển giao công nghệ cho các cơ sở sản xuất con giống. Hơn nữa, kỹ thuật nuôi tôm càng xanh khó hơn những loài thủy sản khác, người nuôi cần được trợ giúp kỹ thuật ở những vụ nuôi đầu. Cần mở những lớp tập huấn cho người dân, hiện tại họ rất cần kỹ thuật về nuôi tôm càng xanh. Thu hồi vốn đối với cá từ 5 - 6 tháng, tôm càng xanh khoảng 6 - 7 tháng. Tuy nhiên cũng còn phụ thuộc vào dịch bệnh, thời tiết…Đối với cơ cấu thủy sản yếu tố đầu ra là vấn đề vô cùng quan trọng, giá cả bấp bênh, không ổn định gây hạn chế rất nhiều cho người dân.

Cơ sở hạ tầng cho thủy sản vô cùng quan trọng, đòi hỏi phải có nguồn nước sạch không ô nhiễm. Điều này tại huyện đã được khắc phục phần nào tuy nhiên cần nạo vét kênh mương.

LUT 7: Cây ăn trái:

Cây ăn trái là một trong những thế mạnh cuả huyện như quýt, xoài, cam, bưởi... Để đáp ứng nhu cầu xã hội về đa dạng hoá nông sản, trong sản xuất nông nghiệp thì cây ăn trái là một nông sản mang lại hiệu quả kinh tế cao và đồng thời ổn định trong thời gian qua, cây ăn trái ít bị tác động và giới hạn bởi hệ thống thuỷ lợi. Trong giai đoạn vừa qua với dự án Nam Măng Thít đã tạo điều kiện thuận lợi cho viêc phát triển cây ăn trái do hạn chế được tình trạng lũ hàng năm tác động đến cây ăn trái. Đồng thời cây ăn trái kết hợp với nuôi trồng thuỷ sản “hệ thống mương vườn” cũng đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế cao trong thời gian qua và được người dân áp dụng mô hình rộng rãi như mô hình trồng Dừa kết hợp với nuôi tôm càng xanh, nuôi cá. Diện tích trồng cây Dừa trong thời gian qua tăng nhanh, do hiệu quả kinh tế cao và đầu tư thấp, thích nghi với điều kiện của đất đai. Mô hình này thích nghi chủ yếu ở vùng đất không bị ngập, độ sâu ngập không đáng kể, không bị nhiễm mặn.

Khuynh hướng thị trường: Khi gia nhập các tổ chức thương mại quốc tế, trái cây cuả Việt Nam, đặc biệt là ĐBSCL có thể xuất khẩu mang lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên cũng có nhiều thách thức về cạnh tranh với sản phẩm của nước ngoài, đồng thời đòi hỏi về chất lượng sản phẩm và bảo quản sau thu hoạch. Sản phẩm của Càng Long cũng không nằm ngoài qui luật chung đó. Do đó đòi hỏi cần có sự đầu tư về kỹ thuật, cây giống và bảo quản để người dân có thể thu lợi nhiều hơn. Cần nắm vững nhu cầu của thị trường không những ngoài nước mà thị trường trong nước cũng rất quan trọng. Chính quyền cần quan tâm hỗ trợ đầu ra của cây ăn trái.

Khả năng về vốn: Đầu tư hàng năm cho cây ăn trái không cao, nhưng thời gian thu hồi vốn chậm. Tuy nhiên để cải tạo vườn tạp thành vườn chuyên canh đòi hỏi chi phí cao. Tuy nhiên, đối với trồng dừa chi phí rất thấp, lại dễ trồng, không cần đầu tư chăm sóc. Lao động cần nhiều trong mùa khô, nhưng nhu cầu không cao nên lao động tại địa phương đáp ứng đủ.

Kỹ thuật: Đây là vấn đề quan trọng được người dân quan tâm, người dân nắm bắt được kỹ thuật từ phương tiện truyền thông, cán bộ khuyến nông,...

LUT 8: Cây Lác (cói):

Huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh có diện tích trồng cây Lác nguyên liệu tập trung nhiều nhất của tỉnh Trà Vinh, trong đó tại xã Đức Mỹ, Đại Phước đã hình thành vùng nguyên liệu trồng lác tập trung, cung ứng phần lớn nguyên liệu cho nghề dệt chiếu, thảm của các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp trong tỉnh.

Đây là loại cây công nghiệp ngắn ngày, thời gian thu hồi vốn nhanh, chi phí đầu tư

Một phần của tài liệu Đánh giá đất đai định tính, định lượng kinh tế phục vụ cho quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp cấp huyện (Trang 59 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)