Phân hạng thích nghi đất đai định lƣợng kinh tế theo phân cấp trung bình:

Một phần của tài liệu Đánh giá đất đai định tính, định lượng kinh tế phục vụ cho quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp cấp huyện (Trang 111 - 114)

- Bảng phân cấp yếu tố kinh tế B/C:

5.3.4.1 Phân hạng thích nghi đất đai định lƣợng kinh tế theo phân cấp trung bình:

bình:

Từ đặc tính kinh tế lợi nhuận của các cơ cấu sử dụng đất đai trên từng ĐVBĐ đất đai và bảng phân cấp yếu tố về mặt lợi nhuận và hiệu quả đồng vốn (B/C) xây dựng phân hạng thích nghi cho các kiểu sử dụng đất đai trong Bảng 5.15.

Bảng 5.15: Kết quả phân hạng thích nghi về mặt lợi nhuận và hiệu quả đồng vốn (B/C) của các kiểu sử dụng đất LUT3, LUT4, LUT5, LUT6, LUT7, LUT8 tại huyện Càng

Long qua chuyển đổi với phân cấp trung bình

ĐVĐĐ LUT3 LUT4 LUT5 LUT6 LUT7 LUT8

LN B/C LN B/C LN B/C LN B/C LN B/C LN B/C 1 S2 S2 N N S3 N S1 S1 S3 S3 S2 S2 2 S1 S1 S3 N S2 S2 S1 S1 S2 S2 S2 S2 3 S1 S1 S3 N S2 S2 S1 S1 S2 S2 S2 S2 4 N N N N S1 N S3 S3 N N N N 5 S2 S2 N N S3 N S3 S3 S3 S3 S3 N 6 S2 S2 S3 N S3 N S3 S3 S3 S3 S3 N 7 S2 S2 N N S3 N S2 S2 S3 S3 S2 S2 8 S1 S1 S3 N S2 S2 S2 S2 S2 S2 S2 S2 9 S2 S2 N N S3 N S1 S1 S3 S3 S2 S2 10 S1 S1 S3 N S2 S2 S1 S1 S2 S2 S2 S2 11 S1 S1 S3 N S2 S2 S1 S1 S2 S2 S2 S2 12 S1 S1 S3 N S2 S2 S1 S1 S2 S2 S2 S2 13 S1 S1 S3 N S2 S2 S1 S1 S2 S2 S2 S2 14 S2 S2 N N S3 N S1 S1 S3 S3 S1 S2 15 S1 S1 S3 N S2 S2 S1 S1 S2 S2 S1 S2 16 S1 S1 S2 S2 S1 S2 S1 S1 S1 S1 S1 S2 17 N N N N N N S3 S3 N N N N 18 N N N N N N S3 S3 N N N N 19 S2 S2 N N S3 N S3 S3 S3 S3 S3 N 20 S2 S2 S3 N S3 N S3 S3 S3 S3 S3 N 21 S2 S2 S3 N S3 N S3 S3 S3 S3 S3 N 22 S2 S2 N N S3 N S2 S2 S3 S3 S2 S2 23 S1 S1 S2 N S2 S2 S2 S2 S2 S2 S2 S2 24 S1 S1 S3 N S2 S2 S2 S2 S2 S2 S2 S2 25 S2 S2 N N S3 N S1 S1 S3 S3 S1 S2 26 S1 S1 S3 N S2 S2 S1 S1 S2 S2 S1 S2 27 S1 S1 S2 S2 S1 S2 S1 S1 S1 S1 S1 S2 28 S2 S2 N N S3 N S1 S1 S3 S3 S1 S2 29 S1 S1 S3 N S2 S2 S2 S2 S2 S2 S1 S2 30 S1 S1 S2 S2 S1 S2 S1 S1 S1 S1 S1 S2 31 S2 S2 N N S3 N S1 S1 S3 S3 S2 S2 32 N N N N N N S3 S3 N N N N

Ghi chú: LUT 1: Lúa 02 vụ; LUT 2: Lúa 02 – Thủy sản; LUT 3: Lúa 02 vụ - màu; LUT 4: Lúa 03 vụ; LUT 5: Chuyên màu; LUT 6: Chuyên Thủy sản; LUT 7: Cây ăn trái và LUT 8: Lác

Qua Bảng 5.15 cho thấy kết quả phân hạng thích nghi trên từng kiểu sử dụng đất được đánh giá như sau:

- Kiểu sử dụng có mức thích nghi cao nhất so với các kiểu sử dụng còn lại là LUT1 (lúa 2 vụ-màu) và LUT6 (thuỷ sản) với thích nghi S1 chiếm đa số trên các ĐVBĐ đất đai, đối với LUT1 chỉ có 2 ĐVBĐ đất đai không thích nghi và không có thích nghi S3, đối với LUT6 thích nghi trên tất cả các ĐVBĐ đất đai với mức thích nghi S1, S2 và S3.

- Kiểu sử dụng đất có thích nghi thấp nhất là LUT4 (3 vụ lúa) với các mức đánh giá thích nghi cụ thể như sau: Mức S2 cho 4 ĐVBĐ, mức S3 chiếm và 14 ĐVBĐ đất đai cho LUT4, các ĐVBĐ đất đai còn lại không thích nghi, về hiệu quả đồng vốn thích nghi rất kém chỉ có 4 ĐVBĐ đất dai thích nghi S2 các ĐVBĐ đất đai còn lại không thích nghi.

- Các kiểu sử dụng đất LUT5 (chuyên màu), LUT7 (cây ăn trái) và LUT8 (lác) với các mức thích nghi tương đối như nhau và ở mức thứ nhì sau hai kiểu sử dụng LUT3 và LUT6, các cấp thích nghi trên từng ĐVBĐ đất đai cụ thể trong Bảng 5.15.

Qua hai kết quả phân hạng thích nghi về lợi nhuận và hiệu quả đồng vốn (B/C) kết hợp phân tích kinh tế các cơ cấu sử dụng đất như sau:

- Xét về mặt kinh tế thì mô hình Lúa 03 vụ (LUT 4) không còn phù hợp do lợi nhuận mang lại không cao. Với tổng chi phí đầu tư cho mô hình này là khoảng 26,7 triệu đồng/ha/năm và tổng lợi nhuận chỉ đạt trung bình 27,68 triệu đồng/ha/năm. Về mặt xã hội thì tốt vì được sự quan tâm của chính quyền địa phương, giải quyết tốt vấn đề an ninh lương thực trong vùng và giải quyết được số lao động nhàn rỗi, năng suất cũng tương đối ổn định, về phía người dân, họ thích trồng lúa vì đây là cơ cấu canh tác truyền thống, nên có nhiều kinh nghiệm, thị trường tiêu thụ khá ổn định. Tuy nhiên, môi trường thì bị ảnh hưởng nhiều do dư lượng phân, thuốc trừ sâu quá nhiều. Hiện nay phần diện tích đất canh tác cho mô hình Lúa 03 vụ trong huyện vẫn còn cao mặc dù huyện đã từng bước chuyển sang mô hình canh tác khác. Cơ cấu Lúa 03 vụ tiến hành thâm canh, tăng vụ, đất không có thời gian nghỉ về lâu dài khả năng suy thoái dinh dưỡng rất cao và năng suất giảm, nguồn nước ngày càng bị ô nhiễm, làm ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng. Trong thời gian tới, mô hình Lúa 03 vụ cần sự hỗ trợ và quan tâm của chính quyền địa phương hơn nữa, và thường xuyên mở các lớp khuyến nông, giúp cho người dân áp dụng tốt chương IPM, chương trình 3 giảm, 3 tăng để giảm lượng phân, thuốc trừ sâu, đồng thời khôi phục môi trường tự nhiên bằng cách chỉ sản xuất Lúa 02 vụ, vụ còn lại trồng màu hay nuôi trồng thủy sản để cải tạo đất và tăng thu nhập cho người dân.

- Đối với mô hình Lúa 02 vụ - màu: là mô hình về mặt kinh tế cho lợi nhuận cao nhất 86,25 triệu đồng/ha/năm và hiệu quả đồng vốn cũng cao nhất 3,62. Đây là kiểu sử dụng phá thế độc canh cây lúa, góp phần tăng thu nhập cho người dân, làm đa dạng hóa các mặt hàng nông sản của địa phương, giảm thiểu ảnh hưởng xấu đến môi trường, duy trì và làm tăng độ phì của đất. Giải quyết được đồng thời vấn đề an ninh lương thực, lao động nhàn rỗi và tăng hiệu quả kinh tế. Mô hình này hiện nay đã được huyện từng bước áp dụng và trong tương lai sẽ được mở rộng diện tích để tăng thu nhập cho người nông dân, đảm bảo an toàn lương thực, hiệu quả xã hội và môi trường; và là một trong những mô hình canh tác chính huyện.

- Các mô hình còn lại: Chuyên màu lợi nhuận 58,69 triệu/ha/năm, B/C 1,77; chuyên Thủy sản: lợi nhuận 58,14 triệu/ha/năm, B/C 2,76; Cây ăn trái: lợi nhuận 43,25 triệu/ ha/năm, B/C 2,84 và cuối cùng là Lác: lợi nhuận 49,75 triệu/ha/năm với B/C 1,72. Tất cả các vấn đề nêu trên chứng minh được có mức chênh lệch nhau giữa các cơ cấu sử dụng đất khi đánh giá thích nghi.

Một phần của tài liệu Đánh giá đất đai định tính, định lượng kinh tế phục vụ cho quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp cấp huyện (Trang 111 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)