CHƢƠNG VII: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 7.1 Kết luận:

Một phần của tài liệu Đánh giá đất đai định tính, định lượng kinh tế phục vụ cho quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp cấp huyện (Trang 144 - 147)

- Phân hạng thích nghi bằng phần mềm phân nhóm PRIMER:

CHƢƠNG VII: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 7.1 Kết luận:

19 S2 S3 S3 S3 N NN S 3N S 3N S2 S 3N S 3N S3 S3 S3 S3 NN NN 20 S2 S3 S3 S3 N S3 N S3 N S3 N S2 S3 N S3 N S3 S3 S3 S3 N N N N

CHƢƠNG VII: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 7.1 Kết luận:

7.1 Kết luận:

Qua kết quả nghiên cứu của luận án rút ra một số kết luận như sau:

- Đánh giá thích nghi đất đai định tính theo điều kiện tự nhiên bằng hai phương pháp đối chiếu và dùng phần mềm tự động ALES cho huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh đã cho được kết quả phân hạng thích nghi của các kiểu sử dụng đất đai được chọn lọc. Từ đó làm cơ sở cho xây dựng bảng đặc tính kinh tế của từng đơn vị đất đai cho đánh giá đất đai định lượng kinh tế.

- Từ các đặc tính lý hóa học đã phân tích kết hợp với việc ứng dụng phần mềm ALES để đánh giá độ phì nhiêu FCC cho kiểu sử dụng chuyên lúa cho kết quả thích nghi gần giống và hơi kém đối với việc thâm canh lúa.Kết quả so sánh kết quả tự nhiên với kết quả đánh giá định lượng độ phì đất canh tác lúa cho thấy kết quả đánh giá định lượng hơi thấp hơn kết quả đánh giá định tính trong một số đơn vị đất đai, do đặc tính đất đai của định lượng đất canh tác lúa chi tiết hơn so với định tính. Kết quả bước đầu này cho thấy có thể tiếp tục nghiên cứu mối quan hệ này ở mức độ chi tiết hơn.

- Kết quả sử dụng phần mềm ALES trong phân hạng thích nghi đất đai định tính và định lượng phì nhiêu đất lúa cho thấy có thể sử dụng phần mềm ALES trong đánh giá thích nghi đất đai vì so với phương pháp đối chiếu kết quả như nhau và làm nền tảng đánh giá đất đai định lượng môi trường.

- Phân hạng thích nghi đất đai định lượng kinh tế trên cơ sở chuyển đổi từ định tính sang định lượng dựa vào phần trăm năng suất tối hảo theo FAO (1976) với hai đặc tính kinh tế lợi nhuận và hiệu quả đồng vốn (B/C) đã cho được kết quả phân hạng thích nghi định lượng kinh tế. Điều này cho thấy kết quả phân hạng thích nghi đất đai theo điều kiện tự nhiên được sử dụng để làm nền tảng cho phân hạng thích nghi đất đai định lượng kinh tế. Kết quả chuyển đổi và tính toán đã chứng minh được kết quả phân cấp và phân hạng thích nghi tương đối phù hợp với kiểm định thực tế và có thể thực hiện song song giữa phân hạng thích nghi đất đai tự nhiên và phân hạng thích nghi đất đai định lượng kinh tế bằng phương pháp chuyển đổi ngay cùng lúc, đây là điểm nổi bật của luận án.

- Xây dựng được công thức để tính toán cho phân cấp yếu tố theo FAO (1976) cho phân hạng thích nghi đất đai định lượng kinh tế bằng cách tính trung bình quy về công thức toán học và vẽ biểu đồ tìm ra các khoảng của các mức phân cấp thích nghi. Đồng thời cũng có thể sử dụng phần mềm PRIMER để phân cấp yếu tố nhưng phải có bước chỉnh lý trong phần phân nhóm các hộ, vì kết quả cho thấy phân cấp bằng phần mềm này cao hơn nhiều so với kết quả chuyển đổi và thực tế do số liệu đưa vào của các hộ

trên từng kiểu sử dụng lấy có một mức tối hảo nhất. Tuy nhiên, khi tính ra phần trăm năng suất tối hảo giữa các cấp thích nghi thì không thay đổi trong cả hai phương pháp. Đây cũng là điểm nổi bật của luận án.

- So sánh mức độ chênh lệch giữa phân cấp yếu tố giữa các phương pháp và sự chấp nhận của dân về mặt lợi nhuận và hiệu quả đồng vốn B/C bằng cách quy về phần trăm cho thấy thang phân cấp FAO (1976) theo phương pháp tính trung bình tương đối khác biệt ở mức độ thích nghi trung bình S2 (ngưỡng dưới là 40%) và thích nghi kém S3 (ngưỡng dưới là 20%) so với sự chấp nhận của dân của cấp thích nghi trung bình S2 (ngưỡng dưới 60%) và thích nghi kém S3 ngưỡng dưới là 35%). Do đó có thể sử dụng phương pháp tính hệ số trung bình ngưỡng dưới để xây dựng bảng phân cấp yếu tố kinh tế cho phân hạng thích nghi đất đai định lượng kinh tế theo công thức đã được đề xuất. Qua đó cho thấy đánh giá định tính và định lượng kinh tế cùng thời gian thì sử dụng phương pháp này được, nếu để một thời gian thì số liệu về kinh tế sẽ thay đổi nên phải điều tra và phân cấp lại.

- Các yếu tố liên quan đến hệ thống canh tác, thay đổi kỹ thuật canh tác, sự biến động giá cả thị trường của các kiểu sử dụng đất đai cũng ảnh hưởng đến việc chuyển đổi kết quả phân hạng thích nghi đất đai định tính sang định lượng kinh tế. Nếu kiểu sử dụng đất đai ổn định ít biến động bởi các yếu tố trên thì có thể sử dụng tốt phương pháp chuyển đổi và áp dụng công thúc để xây dựng bảng phân cấp yếu tố. Ngược lại, nếu các kiểu sử dụng đất đai có tính biến động lớn, nhất là yếu tố thị trường thì phải kiểm tra thực tế lại sau khi có kết quả của phân hạng thích nghi định tính.

7.2 Kiến nghị:

Từ những kết quả nghiên cứu và những kết luận trên, một số kiến nghi được đề xuất sau:

- Cần thiết nghiên cứu thêm để tìm thêm cơ sở khoa học liên kết giữa phân hạng thích nghi đất đai định lượng về độ phì đất lúa và phân hạng thích nghi đất đai định tính. Từ đó xác định chính xác và có sở khoa học hơn trong phân cấp các yếu tố độ phì và giúp việc phân hạng thích nghi chính xác hơn khi so sánh các mức độ thích nghi của các kiểu sử dụng để phục vụ cho quy hoạch sử dụng đất đai. Cần nghiên cứu đánh giá thích nghi về mặt độ phì (định lượng môi trường) cho các cơ cấu sử dụng khác ngoài cây lúa

- Có thể ứng dụng được phần mềm máy tính ALES vào việc đánh giá thích nghi đất đai. Tuy nhiên cần phải có nguồn số liệu dồi dào và chính xác, cụ thể là bố trí thí nghiệm cho từng cơ cấu cây trồng được đánh giá nhằm xác định các yêu cầu sử dụng đất đai và phân cấp mức độ ảnh hưởng để xây dựng nhánh quyết định (Decision Tree).

Mục đích nhằm tăng độ chính xác của kết quả. Đồng thời phải chỉnh sửa phần mềm để chạy trên môi trường tương thích dễ sử dụng hiện nay.

- Cần đưa phương pháp phân hạng thích nghi đất đai định lượng kinh tế bằng cách chuyển đổi kết quả thích nghi đất đai định tính sang giá trị kinh tế định lượng cho các đơn vị bản đồ đất đai đối với các kiểu sử dụng đất đai nên thực hiện song song trong quá trình đánh giá. Nếu không thực hiện phân hạng thích nghi đất đai song song, mà sau khi phân hạng thích nghi đất đai định tính thì đối với các kiểu sử dụng có nhiều biến động về đầu tư kỹ thuật canh tác, giá cả thị trường cần thiết phải điều tra lại. - Đề nghị sử dụng công thức xây dựng bản phân cấp yếu tố kinh tế của luận án cho phân hạng thích nghi đất đai định lượng kinh tế trong cả phương pháp chuyển đổi hay điều tra khảo sát thực tế về các đặc tính kinh tế của các kiểu sử dụng đất đai. Như công thức cho lợi nhuận:

S1≥ ( ∑ 80%LN (LUT1 + LUT2 +...+LUTn))/n

S2 từ ≥ ( ∑ 60%LN (LUT1 + LUT2 +...LUTn))/n đến < ( ∑ 80%LN (LUT1 + LUT2 +...+LUTn))/n S3 từ ≥ ( ∑ 35%LN (LUT1 + LUT2 +...LUTn))/n đến < ( ∑ 60%LN (LUT1 + LUT2 +...+LUTn))/n N < ( ∑ 35%LN (LUT1 + LUT2 +...+LUTn))/n

Một phần của tài liệu Đánh giá đất đai định tính, định lượng kinh tế phục vụ cho quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp cấp huyện (Trang 144 - 147)