KHÁC BIỆT VHDN GIỮA MHB ĐỒNG NAI VÀ BIDV BIÊN HÒA

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tô ́tác động đến tiến trình thay đổi văn hoá doanh nghiệp tại BIDV biên hòa (Trang 55)

Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.2. KHÁC BIỆT VHDN GIỮA MHB ĐỒNG NAI VÀ BIDV BIÊN HÒA

4.2.1. Thực trạng VHDN BIDV Biên Hòa

Trên cơ sở mơ hình VHDN của Schein (2010) được trình bày ở chương 2, đồng thời tổng hợp ý kiến Ban Giám đốc của BIDV Biên Hòa, tác giả đúc kết thực trạng VHDN tại BIDV Biên Hòa như sau:

4.2.1.1. Ưu điểm

Trụ sở chi nhánh, phòng giao dịch của BIDV Biên Hòa hiện được thiết kế đồng bộ, tọa lạc trên các trục đường chính của tỉnh Đồng Nai. Lối kiến trúc và cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, đúng theo quy định nhận diện thương hiệu của BIDV.

BIDV Biên Hòa đã áp dụng bộ quy chuẩn về quy tắc ứng xử và đạo đức nghề nghiệp quy định về phong cách làm việc và bộ tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ, quy định về ứng xử trong quá trình tác nghiệp, tiếp thị, thời gian làm việc, thái độ trong công việc, phối hợp công tác, phục vụ khách hàng.

Các hoạt động tổng kết, đại hội định kỳ được tổ chức đúng quy định; các buổi họp mặt kỷ niệm, hội thao được tổ chức thường xuyên nhằm ôn lại truyền thống, tăng cường sự tự hào trong CBNV để khơng ngừng phấn đầu hồn thiện bản thân.

Slogan của BIDV “Chia sẻ cơ hội, hợp tác thành công” thể hiện phương châm luôn hướng đến khách hàng bên ngoài và khách hàng nội bộ.

4.2.1.2. Những hạn chế cần phải cải thiện

Quy tắc ứng xử, quy chuẩn đạo đức nghề nghiệp được truyền đạt đến cán bộ mới gia nhập nhưng chưa triển khai sâu rộng, thường xuyên theo định kỳ nên CBNV chưa thấy hết giá trị, lợi ích.

Trình độ nhân lực khơng đồng đều, vẫn cịn nặng nề phong cách giao dịch theo cơ chế cấp phát trước đây.

Do đặc thù ngành ngân hàng địi hịi tính tn thủ rất cao, văn hóa cấp bậc được xem là văn hóa chủ đạo trong hoạt động của BIDV Biên Hịa, bên cạnh đó văn hóa hợp tác đang được triển khai nên cần có thời gian để CBNV thích ứng.

4.2.2. Thống kê mô tả các yếu tố cấu thành VHDN

Thống kê mô tả điểm số trung bình các yếu tố cấu thành VHDN của MHB Đồng Nai và BIDV Biên Hòa tại bảng 4.3:

Điểm trung bình chung về các cấp độ VHDN tại MHB Đồng Nai là 2,66 điểm, đạt dưới mức trung bình. Nhóm yếu tố hữu hình có điểm trung bình thấp nhất là 2,53 điểm. Cao nhất là yếu tố “Các giá trị ngầm định” đạt 2,93 điểm. Trong đó, CBNV chưa hài lịng về quy tắc ứng xử (2,40 điểm); Logo, slogan (2,46 điểm); sứ mệnh phù hợp với định hướng phát triển (2,42 điểm); Đời sống của CBNV luôn được quan tâm (2,49 điểm).

Điểm trung bình chung về các cấp độ VHDN tại BIDV Biên Hòa là 3,57 điểm, đạt trên mức trung bình. Tuy nhiên giữa các nhóm yếu tố có điểm trung bình khơng đồng đều, có 2 trong 3 nhóm yếu tố được đánh giá ở mức tốt: Nhóm “Yếu tố hữu hình” có điểm trung bình 3,77 điểm, nhóm “Các giá trị được tun bố” có điểm trung bình là 3,75 điểm; Tuy nhiên, nhóm yếu tố “Các giá trị ngầm định” chỉ được đánh giá ở mức trung bình, đạt 2,98 điểm.

Kết quả khảo sát cho thấy VHDN của BIDV Biên Hòa được đánh giá cao hơn so với VHDN của MHB Đồng Nai (0,91 điểm). Trong đó, yếu tố hữu hình được đánh giá cao hơn 1,26 điểm; Các giá trị tuyên bố được đánh giá cao hơn 1,08 điểm; Các giá trị ngầm định cao hơn 0,05 điểm.

Bảng 4.3: Thống kê mơ tả điểm số trung bình các yếu tố cấu thành VHDN của MHB Đồng Nai và BIDV Biên Hòa Stt Yếu tố MHB Đồng Nai BIDV Biên Hòa Chênh lệch BIDV Biên Hòa –

MHB Đồng Nai

A Yếu tố hữu hình 2,51 3,77 1,26

1 Kiến trúc, cơ sở hạ tầng đáp ứng đầy đủ và phù hợp với định hướng phát triển 2,50 3,97 1,47

2 Logo, khẩu hiệu (slogan) phù hợp 2,46 3,71 1,25

3 Chế độ họp hành, báo cáo đúng với kế hoạch và đạt kết quả tốt 2,72 3,79 1,07

4 Quy tắc ứng xử phù hợp 2,40 3,74 1,34

5 Đời sống CBNV luôn được quan tâm 2,49 3,60 1,11

6 Các buổi lễ, sự kiện luôn thu hút được sự quan tâm và tham gia của CBNV 2,53 3,81 1,28

B Các giá trị tuyên bố 2,67 3,75 1,08

7 Tầm nhìn phù hợp với định hướng phát triển 2,72 3,85 1,13

8 Sứ mệnh phù hợp với định hướng phát triển 2,42 3,76 1,34

9 Các giá trị cốt lõi là phù hợp 2,88 3,65 0,77

C Các giá trị ngầm định 2,93 2,98 0,05

10 Phong cách ứng xử của CBNV là phù hợp 2,96 2,91 -0,05

11 Phong cách giao tiếp là phù hợp 2,97 3,06 0,09

12 CBNV có sự khéo léo trong xử lý cơng việc 2,86 2,96 0,10

4.2.3. Kiểm định sự khác biệt giữa VHDN BIDV Biên Hòa và MHB Đồng Nai

Thực hiện kiểm định sự khác biệt (t test) giữa VHDN BIDV Biên Hòa và MHB Đồng Nai và sự khác biệt giữa 3 yếu tố cấu thành VHDN (Yếu tố hữu hình; Các giá trị tuyên bố; Các giá trị ngầm định). Bảng 4.4 cho thấy, giá trị kiểm định VHDN BIDV Biên Hòa cao hơn 0,91 điểm so với MHB Đồng Nai 0,91 điểm và sự chênh lệch này có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%, có nghĩa là VHDN BIDV Biên Hịa tốt hơn so với VHDN của MHB Đồng Nai.

Yếu tố hữu hình của BIDV Biên Hịa cao hơn MHB Đồng Nai là 1,26 điểm và sự chênh lệch này có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%, có nghĩa là các yếu tố hữu hình ở BIDV Biên Hịa tốt hơn so với MHB Đồng Nai.

Bảng 4.4: Kiểm định sự khác biệt giữa VHDN BIDV Biên Hòa và MHB Đồng Nai Stt Stt Yếu tố BIDV Biên Hòa MHB Đồng Nai BIDV Biên Hòa – MHB Đồng Nai Giá trị kiểm định Mức ý nghĩa 1 Yếu tố hữu hình 3,77 2,51 1,26 19,31 0,00 2 Các giá trị tuyên bố 3,75 2,67 1,08 10,11 0,00 3 Các giá trị ngầm định 2,98 2,93 0,05 0,49 0,63 Tổng 3,57 2,66 0,91 7,65 0,00

Nguồn: Tổng hợp kết quả phân tích số liệu khảo sát, năm 2016

Yếu tố “Các giá trị tuyên bố” của BIDV Biên Hòa cao hơn so với MHB Đồng Nai là 1,08 điểm điểm và sự chênh lệch này có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%, có nghĩa là “Các giá trị tuyên bố” ở BIDV Biên Hòa tốt hơn so với MHB Đồng Nai.

Yếu tố “Các giá trị ngầm định” của BIDV Biên Hòa cao hơn so với MHB Đồng Nai là 0,05 điểm, tuy nhiên, sự chênh lệch này khơng có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%, có nghĩa là giữa BIDV Biên Hịa và MHB Đồng Nai khơng có sự khác biệt ở các giá trị ngầm định.

Như vậy, kết quả kiểm định cho thấy xét về tổng thể trong 3 yếu tố cấu thành VHDN thì BIDV Biên Hịa được đánh giá cao hơn MHB Đồng Nai ở 2 yếu tố là

Yếu tố hữu hình và các giá trị tuyên bố trong khi yếu tố các giá trị ngầm định thì giữa BIDV Biên Hịa và MHB Đồng Nai khơng có sự chênh lệch.

4.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Q TRÌNH THAY ĐỔI VĂN HĨA DOANH NGHIỆP TẠI BIDV BIÊN HÒA

4.3.1. Kiểm định thang đo

4.3.1.1. Kiểm định Cronbach’s Alpha biến đặc trưng “Văn hóa dân tộc” - VHDT

Giá trị Cronbach’s Alpha tổng thể là 0,777 > 0,6 và tất cả các biến quan sát đều có hệ số tương quan biến - tổng lớn hơn 0,3 (hệ số nhỏ nhất là 0,493 - VHDT1) nên thang đo VHDT có chất lượng tốt, thang đo còn lại đủ 6 biến quan sát là VHDT1, VHDT2, VHDT3, VHDT4, VHDT5, VHDT6.

4.3.1.2. Kiểm định Cronbach’s Alpha biến đặc trưng “Người lãnh đạo” - NLD

Giá trị Cronbach’s Alpha tổng thể là 0,898 > 0,6 và tất cả các biến quan sát đều có hệ số tương quan biến - tổng lớn hơn 0,3 (hệ số nhỏ nhất là 0,638 - NLD7) nên thang đo NLD có chất lượng tốt, thang đo cịn lại đủ 6 biến quan sát là NLD1, NLD2, NLD3, NLD4, NLD5, NLD6.

4.3.1.3. Kiểm định Cronbach’s Alpha biến đặc trưng “Nhận thức và sự học hỏi các giá trị văn hóa” - NTHH

Giá trị Cronbach’s Alpha tổng thể là 0,759 > 0,6. Các biến quan sát NTHH1, NTHH2, NTHH3, NTHH4 có hệ số tương quan biến - tổng lớn hơn 0,3 nhưng biến quan sát NTHH5 có hệ số tương quan biến - tổng là 0,197 < 0,3 nên biến quan sát NTHH5 sẽ bị loại ra. Như vậy, thang đo NTHH có chất lượng tốt, thang đo còn lại 04 biến quan sát là NTHH1, NTHH2, NTHH3, NTHH4.

4.3.1.4. Kiểm định Cronbach’s Alpha biến đặc trưng “Đặc điểm ngành nghề” - DDNN

Giá trị Cronbach’s Alpha tổng thể là 0,861 > 0,6 và tất cả các biến quan sát đều có hệ số tương quan biến - tổng lớn hơn 0,3 (hệ số nhỏ nhất là 0,514 - DDNN4)

nên thang đo DDNN có chất lượng tốt, thang đo còn lại đủ 4 biến quan sát là DDNN1, DDNN2, DDNN3, DDNN4.

4.3.1.5. Kiểm định Cronbach’s Alpha biến đặc trưng “Lịch sử hình thành doanh nghiệp” - LSHT

Kết quả phân tích cho thấy, trị số Cronbach’s Alpha tổng thể là 0,688 > 0,6 và tất cả các biến quan sát đều có hệ số tương quan biến - tổng lớn hơn 0,3 (hệ số nhỏ nhất là 0,387 - LSHT1) nên thang đo LSHT có chất lượng tốt, thang đo còn lại đủ 3 biến quan sát là LSHT1, LSHT2, LSHT3.

4.3.1.6. Kiểm định Cronbach’s Alpha biến đặc trưng “Thay đổi văn hóa doanh nghiệp” - VHDN

Kết quả phân tích cho thấy, trị số Cronbach’s Alpha tổng thể là 0,797 > 0,6 và tất cả các biến quan sát đều có hệ số tương quan biến - tổng lớn hơn 0,3 (hệ số nhỏ nhất là 0,565 - VHDN2) nên thang đo VHDN có chất lượng tốt, thang đo còn lại đủ 3 biến quan sát là VHDN1, VHDN2, VHDN3.

Bảng 4.5: Tổng hợp kết quả kiểm định Cronbach’s AlphaStt Thang đo Cronbachs Stt Thang đo Cronbachs

Alpha Biến loại ra Biến còn lại 1 VHDT 0,777 - VHDT1, VHDT2, VHDT3, VHDT4, VHDT5, VHDT6 2 NLD 0,898 - NLD1, NLD2, NLD3, NLD4, NLD5, NLD6 3 NTHH 0,759 NTHH5 NTHH1, NTHH2, NTHH3, NTHH4 4 DDNN 0,861 - DDNN1, DDNN2, DDNN3, DDNN4 5 LSHT 0,688 - LSHT1, LSHT2, LSHT3 6 VHDN 0,797 - VHDN1, VHDN2, VHDN3

Nguồn: Tổng hợp kết quả phân tích số liệu khảo sát, năm 2016

Sau khi kiểm định tất cả các thang đo thành phần cho kết quả đều đạt độ tin cậy, thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến thay đổi VHDN gồm 5 thang đo yếu tố ảnh hưởng đến VHDN với 23 biến quan sát (giảm 1 so với ban đầu) và 1 thang đo

“Thay đổi văn hóa doanh nghiệp” với 3 biến quan sát, được sử dụng cho bước phân tích tiếp theo (bảng 4.5).

4.3.2. Phân tích nhân tố

Sau khi đã kiểm định độ tin cậy của thang đo, nghiên cứu tiếp tục kiểm định giá trị của thang đo bằng kỹ thuật phân tích nhân tố khám phá (EFA), phương pháp trích nhân tố PCA (Principal Component Anlysis) với phép quay Varimax được sử dụng. Các trị số cơ bản cần thỏa mãn gồm: giá trị Eigenvalue dùng trích nhân tố tối thiểu bằng 1; hệ số tải nhân tố tối thiểu bằng 0,75 phù hợp với quy mô mẫu trong phạm vi dưới 100; kiểm định 0,5 < KMO < 1, kiểm định Bartlett phải có (Sig.) <0,05; tổng phương sai trích (Cumulative) > 50%.

Bảng 4.6 cho thấy, có 8 biến quan sát bị loại ra do có hệ số tải nhân tố nhỏ hơn 0,75 là VHDT1, VHDT5, NLD3, NLD6, NTHH1, NTHH3, DDNN4, LSHT3. Như vậy, còn lại 15 biến quan sát được đưa vào phân tích tiếp.

Bảng 4.6: Các biến còn lại thỏa mãn điều kiện hệ số tải nhân tố tối thiểu là 0,75

Stt Thang đo Biến loại ra Biến còn lại

1 VHDT VHDT1, VHDT5 VHDT2, VHDT3, VHDT4, VHDT6

2 NLD NLD3, NLD6 NLD1, NLD2, NLD4, NLD5

3 NTHH NTHH1, NTHH3 NTHH2, NTHH4

4 DDNN DDNN4 DDNN1, DDNN2, DDNN3

5 LSHT LSHT3 LSHT1, LSHT2

Nguồn: Tổng hợp kết quả phân tích số liệu khảo sát, năm 2016

4.3.2.1. Kiểm định KMO và kiểm định Bartlett

Bảng 4.7: Kết quả kiểm định KMO và kiểm định Bartlett

Kiểm định Kaiser-Meyer-Olkin (KMO) 0,753

Kiểm định Bartlett's Hệ số Chi bình phương 886,506

Độ tự do 105

Sig. 0,000

Kết quả phân tích nhân tố khám phá cho thấy thang đo thành phần các yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi VHDN tại BIDV Biên Hịa với 15 biến quan sát có hệ số 0,5 < KMO = 0,753 < 1 thỏa mãn điều kiện kiểm định, nên phân tích nhân tố (EFA) là phù hợp cho dữ liệu thực tế. Kiểm định Bartlett có mức ý nghĩa (Sig.) = 0,000 < 0,05 nên các biến quan sát có tương quan tuyến tính với nhân tố đại diện (bảng 4.7).

4.3.2.2. Phương sai trích các yếu tố

Bảng 4.8 cho thấy có 5 nhóm nhân tố ảnh hưởng đến thay đổi VHDN tại BIDV Biên Hòa tương ứng với hệ số Eigenvalue = 1,07 > 1. Phương sai trích được là 80,0%, nghĩa là 5 nhân tố rút ra giải thích được 80,0% biến thiên của dữ liệu. Do vậy, các thang đo rút ra là chấp nhận được.

Bảng 4.8: Bảng tính phương sai trích các yếu tố

Yếu tố

Initial Eigenvalues

Extraction Sums of Squared Loadings

Rotation Sums of Squared Loadings

Total

% of

Variance Cumulative % Total

% of Variance Cumulative % Total % of Variance Cumulative % 1 5,04 33,62 33,62 5,04 33,62 33,62 3,94 26,26 26,26 2 2,71 18,06 51,68 2,71 18,06 51,68 2,55 16,97 43,22 3 1,79 11,96 63,64 1,79 11,96 63,64 2,11 14,07 57,30 4 1,38 9,20 72,84 1,38 9,20 72,84 1,75 11,64 68,94 5 1,07 7,15 80,00 1,07 7,15 80,00 1,66 11,06 80,00

Nguồn: Tổng hợp kết quả phân tích số liệu khảo sát, năm 2016

4.3.2.3. Các nhân tố mới sau phân tích nhân tố khám phá (EFA)

Bảng 4.9 trình bày các biến quan sát có hệ số tải nhân tố lớn hơn 0,75. Có 5 nhân tố đại diện cho các yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi VHDN tại BIDV Biên Hòa với các biến quan sát của từng nhân tố được sắp xếp lại. Cụ thể:

Nhân tố 1 bao gồm 6 biến quan sát: NLD1, NLD2, NLD4, NLD5 thuộc thang đo “Người lãnh đạo” và LSHT1, LSHT2 thuộc thang đo “Lịch sử hình thành”, qua phân tích EFA được xếp chung với nhau thành một nhân tố mới. Đặt tên cho nhân tố này là “Lãnh đạo và lịch sử doanh nghiệp” - F1.

đầu là “Đặc điểm doanh nghiệp”, qua phân tích EFA vẫn giữ nguyên 3 biến quan sát; Giữ nguyên tên cho nhóm nhân tố này là “Đặc điểm doanh nghiệp” - F2.

Bảng 4.9: Kết quả phân tích nhân tố từ ma trận nhân tố xoay

Stt Biến quan sát Hệ số tải nhân tố

1 2 3 4 5 1 VHDT2 0,876 2 VHDT3 0,911 3 VHDT4 0,827 4 VHDT6 0,857 5 NLD1 0,823 6 NLD2 0,853 7 NLD4 0,840 8 NLD5 0,767 9 NTHH2 0,967 10 NTHH4 0,968 11 DDNN1 0,941 12 DDNN2 0,896 13 DDNN3 0,883 14 LSHT1 0,852 15 LSHT2 0,833

Nguồn: Tổng hợp kết quả phân tích số liệu khảo sát, năm 2016

Nhân tố 3 bao gồm 2 biến: NTHH2, NTHH4 thuộc thang đo ban đầu là “Nhận thức và sự học hỏi các giá trị văn hóa”, qua phân tích EFA vẫn giữ nguyên 2 biến quan sát; giữ nguyên tên cho nhóm nhân tố này là “Nhận thức và sự học hỏi các giá trị văn hóa” - F3.

Nhân tố 4 bao gồm 2 biến: VHDT2, VHDT4 thuộc thang đo ban đầu là “Văn hóa dân tộc”, qua phân tích EFA được xếp chung với nhau thành một nhân tố mới. Đặt tên cho nhân tố này là “Sự tham gia của nhân viên” - F4.

Nhân tố 5, bao gồm 2 biến: VHDT3, VHDT6 thuộc thang đo ban đầu là “Văn hóa dân tộc”, qua phân tích EFA được xếp chung với nhau thành một nhân tố mới. Đặt tên cho nhân tố này là “Mơ hình tổ chức” - F5.

Bảng 4.10 thống kê mô tả các biến quan sát, giá trị trung bình của các biến quan sát dao động trong khoảng từ 2,94 đến 3,94 tức là từ mức trung bình đến mức tốt. Điều này cho thấy đánh giá của nhân viên đối với những yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi VHDN tại BIDV Biên Hòa mạnh yếu khác nhau. Biến DDNN2 có giá trị trung bình là lớn nhất (3,94) và biến LSHT1 có giá trị trung bình là nhỏ nhất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tô ́tác động đến tiến trình thay đổi văn hoá doanh nghiệp tại BIDV biên hòa (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)