Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố của thương hiệu xanh tác động đến ý định mua lại sản phẩm xanh nghiên cứu trường hợp túi nilon tự hủy sinh học của người tiêu dùng trên địa bàn TP HCM (Trang 67 - 72)

Nguyễn Đình Thọ (2013) cho rằng phân tích EFA hay nhân tố khám phá được sử dụng để kiểm định sự hội tụ của các biến quan sát lên các nhân tố (khái niệm). Trước khi phân tích EFA thường sẽ thực hiện kiểm định tiền đề kiểm định sự tương quan giữa các biến đo lường bằng kiểm định Barlett với mức ý nghĩa 5%, kiểm định hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) phải có giá trị từ 0.5 trở lên, nếu từ 0.8 trở lên thì rất tốt, dữ liệu sẽ thích hợp để phân tích EFA. Các biến có hệ số tải nhân tố (Factor

Loading) < 0.5 sẽ bị loại khỏi thang đo, vì đây sẽ là những biến quan sát không đạt yêu cầu về giá trị thang đo.

Theo Hồng Trọng (2009) khi phân tích nhân tố khám phá EFA tiêu chí chọn số lượng nhân tố dựa vào chỉ số Eigenvalue > 1 và mơ hình lý thuyết có sẵn. Kiểm định sự phù hợp mơ hình EFA so với dữ liệu khảo sát với yêu cầu tổng phương sai trích (Cumulative%) ≥ 50% thì xem như các nhân tố rút trích được giải thích tốt cho các biến quan sát, cũng như cho thấy sự tương thích giữa mơ hình đo lường và dữ liệu kiểm định.

Phân tích EFA của luận văn đươc thực hiện sau khi các biến quan sát đã được kiểm định độ tin cậy thang đo (Cronbach’s Alpha), với 19 biến quan sát sau khi đạt yêu cầu về kiểm định Cronbach’s Alpha được đưa vào đồng thời để phân tích EFA, nhằm kiểm định lại các giá trị của thang đo, kết quả phân tích EFA được trình bày như sau:

Phân tích EFA lần đầu

Sử dụng phép rút trích nhân tố là Principal Asix Factoring và phép xoay ma trận là Promax để được cấu trúc dữ liệu chặt chẽ hơn nhằm có thể làm tiền đề cho phân tích CFA tiếp theo.

Ở lần phân tích EFA đầu, trước tiên xem xét kiểm định Bartlett, với giá trị chỉ số KMO là 0.846 (>0.5) rất tốt để phân tích nhân tố khám phá EFA. Bên cạnh đó, giá trị kiểm định Sig của kiểm định Bartlett là 0.000 < 0.05 nên ở độ tin cậy 95% ta có thể nói rằng các biến quan sát này có tương quan tốt và dữ liệu thích hợp để phân tích EFA.

Bảng 4.3: Tóm tắt các thơng số phân tích nhân tố khám phá EFA

Các thơng số EFA lần đầu EFA lần cuối

Chỉ số KMO 0.846 0.841

Số nhân tố rút trích 4 4

Hệ số Eigenvalues 1.697 1.645

Giá trị sig kiểm định Bartlett 0.000 0.000 Tổng phương sai trích 54.949% 59.138%

Số biến loại 2 0

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả (2018)

Kết quả phân tích EFA lần đầu cho thấy tại điểm dừng với giá trị Eigenvalue là 1.697 (>1) thì dữ liệu rút trích được 4 nhân tố tương ứng với 4 khái niệm nghiên cứu của mơ hình, tổng phương sai trích của các nhân tố rút trích được là 54.949% (>50%) điều này có nghĩa là 54.949% biến thiên của 4 nhân tố được giải thích tốt bởi 19 biến quan sát. Bên cạnh đó, giá trị hệ số tải nhân tố của các biến quan sát đạt yêu cầu lên nhân tố mà nó hội tụ (>0.5) trừ 2 biến quan sát AGB4, GBP3 thuộc khái niệm thái độ với thương hiệu xanh và định vị thương hiệu xanh có hệ số tải nhân tố lên nhân tố mà nó đo lường < 0.5 ( khơng đạt yêu cầu), 4 nhân tố rút trích lần lượt bao gồm:

 Nhân tố 1 bao gồm các biến quan sát GBK1, GBK2, GBK3, GBK4, GBK5 nhân tố này tương ứng với khái niệm kiến thức thương hiệu xanh.

 Nhân tố 2 bao gồm các biến quan sát AGB1, AGB2, AGB3, AGB4, AGB5 nhân tố này tương ứng với khái niệm thái độ đối với thương hiệu xanh.

 Nhân tố 3 bao gồm các biến quan sát hội tụ GBP1, GBP2, GBP3, GBP4, GBP5 nhân tố này tương ứng với khái niệm định vị thương hiệu xanh.

 Nhân tố 4 bao gồm các biến quan sát hội tụ GPI1, GPI2, GPI3, GPI4 nhân tố này tương ứng với khái niệm ý định mua lại thương hiệu xanh.

Bảng 4.4: Ma trận xoay nhân tố lần đầu Biến quan Biến quan sát Các nhân tố 1 2 3 4 GPI1 .815 GPI2 .652 GPI3 .720 GPI4 .751 AGB1 .686 AGB2 .880 AGB3 .719 AGB4 .460 AGB5 .771 GBP1 .730 GBP2 .714 GBP3 .358 GBP4 .731 GBP5 .809 GBK1 .771 GBK2 .887 GBK3 .811 GBK4 .669 GBK5 .813

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả (2018)

Ở lần phân tích EFA này, 2 biến quan sát có hệ số tải nhân tố lên nhân tố mà nó đo lường khơng đạt yêu cầu bao gồm biến quan sát AGB4 thuộc nhân tố 2 (khái niệm thái độ đối với thương hiệu xanh) có hệ số tải nhân tố 0.460, và biến quan sát GBP3 thuộc nhân tố 3 ( khái niệm định vị thương hiệu xanh) có hệ số tải nhân tố lên nhân tố mà nó đo lường là 0.358, cịn lại các biến quan sát đều có hệ số tải nhân tố lên nhân tố nó đo lường > 0.5, tiến hành loại bỏ 2 biến quan sát này và đưa vào phân tích EFA tiếp theo.

Kết quả phân tích EFA lần cuối

Ở lần phân tích EFA lần này với giá trị hệ số 0.841 (>0.5) hệ số KMO khá tốt. Bên cạnh đó, giá trị kiểm định Bartlett có giá trị Sig 0.00 < 0.05 nên ở độ tin cậy 95% ta kết luận rằng dữ liệu thích hợp để phân tích EFA (các biến quan sát có tương quan với nhau).

Tương tự, sử dụng phép trích nhân tố Principal Axis Factoring và phép xoay ma trận Promax dữ liệu rút trích được 4 nhân tố tại điểm dừng với hệ số Eigenvalue là 1.645 (>1), tổng phương sai trích là 59.138% (>50%) điều này có nghĩa 59.138% biến thiên của 4 nhân tố rút trích được giải thích bởi 17 biến quan sát thuộc thang đo của 4 khái niệm, 4 nhân tố rút trích tương ứng với các khái niệm thuộc mơ hình nghiên cứu.

Bảng 4.5: Bảng ma trận xoay nhân tố lần cuối

Biến quan sát Các nhân tố 1 2 3 4 GPI1 .812 GPI2 .635 GPI3 .719 GPI4 .761 AGB1 .689 AGB2 .900 AGB3 .733 AGB5 .748 GBP1 .711 GBP2 .722 GBP4 .744 GBP5 .781 GBK1 .774 GBK2 .888 GBK3 .813 GBK4 .673 GBK5 .814

Ở lần phân tích EFA này, các biến quan sát đều có hệ số tải nhân tố lên nhân tố mà nó đo lường đạt yêu cầu (>0.5), cho thấy các biến quan sát của thang đo các khái niệm tương ứng đạt được giá trị hội tụ và phân biệt lên nhân tố mà nó đo lường, 4 nhân tố rút trích được tưng ứng:

 Nhân tố 1 bao gồm các biến quan sát GBK1, GBK2, GBK3, GBK4, GBK5 nhân tố này tương ứng với khái niệm kiến thức thương hiệu xanh.

 Nhân tố 2 bao gồm các biến quan sát AGB1, AGB2, AGB3, AGB5 nhân tố này tương ứng với khái niệm thái độ đối với thương hiệu xanh.

 Nhân tố 3 bao gồm các biến quan sát hội tụ GBP1, GBP2, GBP4, GBP5 nhân tố này tương ứng với khái niệm định vị thương hiệu xanh.

 Nhân tố 4 bao gồm các biến quan sát hội tụ GPI1, GPI2, GPI3, GPI4 nhân tố này tương ứng với khái niệm ý định mua lại thương hiệu xanh. Như vậy sau khi phân tích nhân tố khám phá EFA, số lượng nhân tố rút trích được là 4 nhân tố, tương ứng với 4 khái niệm nghiên cứu của luận văn, có 19 biến quan sát được đưa vào phân tích EFA, kết quả có 2 biến quan sát có hệ số tải nhân tố lên nhân tố mà nó đo lường khơng đạt yêu cầu tiến hành loại bỏ, còn lại 17 biến quan sát đạt yêu cầu sau khi phân tích nhân tố khám phá EFA. Các biến quan sát sẽ được đưa vào phân tích CFA tiếp tục nhằm kiểm định lại các giá trị của thang đo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố của thương hiệu xanh tác động đến ý định mua lại sản phẩm xanh nghiên cứu trường hợp túi nilon tự hủy sinh học của người tiêu dùng trên địa bàn TP HCM (Trang 67 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)