Định mua lại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố của thương hiệu xanh tác động đến ý định mua lại sản phẩm xanh nghiên cứu trường hợp túi nilon tự hủy sinh học của người tiêu dùng trên địa bàn TP HCM (Trang 34 - 35)

2.1. Cơ sở lý thuyết và các khái niệm nghiên cứu

2.1.7. định mua lại

Theo Patrick và cộng sự (2005) thì ý định mua lại được hiểu là khả năng chủ quan mà một khách hàng sẽ tiếp tục mua sản phẩm, dịch vụ trong tương lai, ý định mua lại sẽ được hình thành khi khách hàng có được cảm nhận mua sản phẩm từ một lần trải nghiệm từ trước đó, ý định mua lại chính là định hướng cho hành vi mua lại sản phẩm hoặc sử dụng dịch vụ trong tương lai.

Rios và cộng sự (2006) , ý định mua lại đại diện cho khả năng dự báo của khách hàng gắn với các hành vi mua lại lần nữa, ý định mua lại được hình thành thơng qua những gì khách hàng cảm nhận được trong quá khứ từ những sản phẩm, dịch vụ mà khách hàng trải nghiệm qua.

Grant (2008) định nghĩa ý định mua lại chính là minh họa đặc biệt của ý định mua hàng, trong đó cân nhắc xem chúng ta dự kiến mua cùng một sản phẩm hoặc thương hiệu một lần nữa, ý định mua lại còn đề cập đến sự phán xét của cá nhân về việc mua lại một dịch vụ được chỉ định từ cùng một tổ chức, có tính đến tình hình hiện tại của mình và hồn cảnh có thể.

Như vậy có thể hiểu rằng ý định mua lại chính là việc khách hàng có thể sẵn sàng mua lại sản phẩm hoặc dịch vụ trong tương lại, thông qua những trải nghiệm mà khách hàng cảm nhận được từ các sản phẩm và dịch vụ mà khách hàng sẽ có ý định tiếp tục mua trong tương lai, ý định mua lại sản phẩm và dịch vụ sẽ là định hướng để khách hàng có thể tiếp tục hành vi mua sản phẩm trong tương lai.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố của thương hiệu xanh tác động đến ý định mua lại sản phẩm xanh nghiên cứu trường hợp túi nilon tự hủy sinh học của người tiêu dùng trên địa bàn TP HCM (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)