2.1. Cơ sở lý thuyết và các khái niệm nghiên cứu
2.1.5. Sản phẩm xanh
Khái niệm sản phẩm xanh cũng trở nên quen thuộc với người tiêu dùng trong cuộc sống ngày nay, thông qua các nghiên cứu liên quan luận văn có thể kể đến một số khái niệm tiêu biểu về sản phẩm xanh của các tác giả sau.
Theo Rennings và Rammer (2009), sản phẩm xanh được hiểu thông qua sự thân thiện của sản phẩm, sự thân thiện này mang tính chất tương đối có thể thay đổi theo thời gian, chịu ảnh hưởng của ngữ cảnh và kỳ vọng, tương tự như các hiện tượng cảm nhận hoặc đánh giá khác. Qua nhiều năm, nhiều tổ chức trên thế giới đã cố gắng thiết lập các tiêu chuẩn cho sản phẩm "xanh" thông qua các hiệp ước, quy định, thực hành và hướng dẫn. Mặc dù các tiêu chuẩn có thể khác nhau, nhưng chúng thường liên quan đến sức khỏe sinh thái, con người cũng như tác động xã hội, văn hóa và kinh tế của một sản phẩm.
Còn theo Chiou và cộng sự (2011) sản phẩm xanh được xem là sản phẩm có tính năng cạnh tranh về độ thân thiện và ít gây tổn hại cho mơi trường, Một sản phẩm được coi là vượt trội so với sản phẩm thơng thường hoặc cạnh tranh nếu nó gây ra ít gánh nặng, tổn hại hơn cho mơi trường về năng lượng và nguyên liệu, khí thải, nước thải sinh hoạt, chất thải rắn và các phát sinh mơi trường khác trong suốt vịng đời sản phẩm của nó, hay nói cách khác một sản phẩm xanh là sản phẩm ít gây ra những ảnh hưởng tiêu cực hơn cho hệ sinh thái, môi trường xung quanh thơng qua việc tạo ra nó.
Soylu và Dumville (2011) định nghĩa sản phẩm xanh là một sản phẩm được đặc trưng bởi việc tính đến các vấn đề về tái chế và thải bỏ trong suốt vòng đời của nó; Sử
hại; Xem xét do sử dụng năng lượng, độc tính của con người, tác động sinh thái và các vấn đề phát triển bền vững ở mọi giai đoạn trong vịng đời của nó; Và kết hợp đánh giá tác động liên tục và cơ chế cải tiến trong chu trình phát triển sản phẩm.
Nielsen (2006) định nghĩa sản phẩm xanh là sản phẩm sẽ góp phần làm cho môi trường được sạch đẹp, ít ơ nhiễm, sản phẩm xanh thường sẽ tiêu tốn ít nguồn tài nguyên của môi trường để tạo nên nó, sản phẩm xanh sẽ có q trình phân hủy dễ dàng, không gây ô nhiễm độc hại cho mơi trường, nó có thể tái sử dụng. Bên cạnh đó, một sản phẩm xanh sẽ hướng đến việc tiết kiệm chi phí và đạt hiệu quả cạnh tranh bền vững đối với các đối thủ, sản phẩm xanh sẽ tiết kiệm nguồn lực và đạt được những lợi ích nhất định cho tổ chức tạo ra nó.
Như vậy sản phẩm xanh chính là những sản phẩm hướng đến sự thân thiện của mơi trường, ít gây hao tổn những nguồn lực để tạo ra chúng, sản phẩm xanh hướng đến việc giảm thiểu đáng kể những tác động tiêu cực đối với môi trường, về lâu dài sản phẩm sẽ giúp tổ chức gia tăng lợi thế cạnh tranh thông qua các chiến lược phát triển bền vững.