Đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng Cronbach Alpha

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến sự thỏa mãn công việc của nhân viên tại tổng công ty điện lực thành phố hồ chí minh , luận văn thạc sĩ (Trang 48 - 50)

CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.3. Đánh giá thang đo

4.3.1. Đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng Cronbach Alpha

Các thang đo được kiểm tra độ tin cậy bằng hệ số Cronbach Alpha để xem xét mức độ nhất quán nội tại và loại biến không đạt yêu cầu dựa vào hệ số tương quan biến-tổng. Biến quan sát được xem như đạt yêu cầu khi có hệ số tương quan

biến-tổng không nhỏ hơn 0.4 và một thang đo có thể chấp nhận được về độ tin cậy khi hệ số Cronbach Alpha không nhỏ hơn 0.7 (đã được trình bày ở Chương 3).

Kết quả phân tích Cronbach Alpha của từng thang đo (phụ lục 4) được tóm tắt như sau:

Thang đo bản chất cơng việc có hệ số Cronbach alpha là 0.79, đạt yêu cầu về

nữa khi loại bỏ bất cứ biến nào trong nhân tố trên thì hệ số Cronbach đều giảm. Do

đó tất cả các biến đều được sử dụng cho phần phân tích nhân tố.

Thang đo thu nhập đạt độ tin cậy khá cao với hệ số Cronbach Alpha đạt được là 0.802. Hệ số tương quan biến-tổng thấp nhất của thang đo này là 0.477. Khi loại biến này thì hệ số Cronbach Alpha có tăng lên nhưng khơng đáng kể. Do đó tất cả các biến trong thang đo này đều được giữ lại cho phần phân tích nhân tố.

Thang đo đào tạo-thăng tiến cũng đạt độ tin cậy với hệ số Cronbach Alpha là 0.803. Các biến trong thang đo đều đạt yêu cầu với hệ số tương quan biến-tổng từ 0.5 trở lên, do đó được giữ lại để phân tích nhân tố.

Thang đo cấp trên đạt độ tin cậy cao nhất với hệ số Cronbach Alpha là 0.904. Ngoài ra các biến quan sát cũng có hệ số tương quan biến-tổng khá cao, đều đạt trên 0.6.

Thang đo đồng nghiệp có hệ số Cronbach Alpha là 0.861, đạt yêu cầu về độ tin cậy. Cả 3 biến quan sát đều đạt hệ số tương quan biến-tổng trên 0.7 và có mối tương quan giữa biến tổng khá đồng đều.

Thang đo điều kiện làm việc đạt độ tin cậy với Cronbach alpha là 0.718. Tuy nhiên có 2 biến với hệ số tương quan biến-tổng nhỏ hơn 0.4 là DK_1 = 0.327 và DK_3 = 0.385. Tiến hành phân tích lần 2 sau khi loại 2 biến trên thì hệ số Cronbach alpha tăng lên là 0.738 và hệ số tương quan biến-tổng của 3 biến còn lại đều đạt yêu cầu. Như vậy 2 biến DK_1 và DK_3 sẽ không được sử dụng trong phần phân tích nhân tố tiếp theo.

Thang đo phúc lợi đạt độ tin cậy với hệ số Cronbach alpha là 0.805 và hệ số

tương quan biến-tổng của các biến đều trên 0.5. Các biến này cũng sẽ được sử dụng

để phân tích tiếp ở phần sau.

Thang đo sự thỏa mãn chung đối với công việc với hệ số Cronbach Alpha

cao thứ nhì, đạt 0.864 và hệ số tương quan biến-tổng của các biến khá cao và đồng

Thang đo kết quả cơng việc có hệ số Cronbach alpha là 0.844. Hệ số tương quan biến-tổng của các biến đều trên 0.5 nên sẽ được sử dụng trong phần phân tích nhân tố.

Kết quả phân tích Cronbach alpha cho thấy tất cả các thang đo đều đạt độ tin cậy khá cao, trong đó thang đo cấp trên đạt độ tin cậy cao nhất với hệ số Cronbach

Alpha là 0.904. Đối với thang đo điều kiện làm việc, 2 biến quan sát có hệ số tương quan biến-tổng nhỏ hơn 0.4 là DK_1 = 0.337 và DK_3 = 0.385. Do đó ta sẽ loại 2 biến này trong phần phân tích nhân tố tiếp theo. Hệ số tương quan biến-tổng của các biến trong các thang đo còn lại đều đạt yêu cầu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến sự thỏa mãn công việc của nhân viên tại tổng công ty điện lực thành phố hồ chí minh , luận văn thạc sĩ (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)