CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1 Sơ lược về địa bàn nghiên cứu
4.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội
Huyện Tân Thành có vị trí đặc biệt quan trọng là trung tâm công nghiệp, dịch vụ cảng, là đầu mối giao thông, giao lưu trong tỉnh và của cả vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có vai trị thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tồn bộ vùng phía Tây tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Động lực phát triển của huyện Tân Thành là Kinh tế biển: Cơng nghiệp dầu khí, cảng biển, hải sản và du lịch.Trên địa bàn huyện cịn có khu cơng nghiệp khí - điện - đạm Phú Mỹ, chiếm gần 40% tổng công suất điện năng của cả nước, nhà máy đạm Phú Mỹ có cơng suất 800.000 tấn phân đạm urê và 20.000 tấn amoniac/năm. Ngồi ra, cịn nhiều dự án nhà máy thép, nhà máy hợp kim tập trung tại đây. Trong 10 đơn vị hành chính của huyện thì thị trấn Phú Mỹ và 4 xã: Hắc Dịch, Mỹ Xuân, Phước Hòa, Tân Phước là khu vực đã và đang diễn ra q trình đơ thị hóa nhanh; kinh tế phát triển ổn định với cơ cấu đa dạng: công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng, thương mại - dịch vụ, du lịch và nông nghiệp; có tốc độ tăng trưởng kinh tế, giá trị sản xuất năm sau cao hơn năm trước; mật độ dân số, thu nhập bình quân đầu người và tỷ lệ lao động phi nông nghiệp ngày càng cao; hệ thống hạ tầng đô thị của các xã, thị trấn ngày một khang trang. Các xã cịn lại tập trung phát triển nơng nghiệp cơng nghệ cao, hướng đến các sản phẩm nơng nghiệp sạch, các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh.
Năm 2016, tồn huyện Tân Thành có dân số đã quy đổi là 153.643 người, số người trong độ tuổi lao động là 94.791 người và số lao động đang làm việc theo khu vực 88.280 người, trong đó lao động đang làm việc trong ngành nông nghiệp, thuỷ sản là 18.269 người (chiếm tỷ lệ 20,7%), lao động trong các ngành công nghiệp, xây dựng, thương mại dịch vụ là 70.011 người (chiếm tỷ lệ 79,3%).