CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.2 Kiến nghị
5.2.3 Về cấp trên
Đây cũng là một trong những yếu tố có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự hài lịng trong công việc của các cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện. Tuy nhiên, mức độ hài lòng với cấp trên của các cán bộ, công chức tại đây không cao, chỉ được đánh giá ở mức bình thường với 3,76 điểm.
dưới quyền. Mối quan hệ giữa cấp trên và nhân viên cấp dưới bao gồm nhiều nội dung khác nhau, songphải kể đến đầu tiên chính làviệc người lãnh đạotổ chức, bố trí, phân cơng cơng việc, nhiệm vụ cho nhân viên dướiquyền một cách hợp lý, phù hợp với năng lực và trình độ của mỗi người. Tạo điều kiện thuận lợi trong công việc, giúp họ cảm nhận được công việc họ đang làm là phù hợp với bản thân. Tránh tình trạng phân cơng khơng đúng chỗ đúng người sẽ làm cho các cán bộ, công chức mau chóng chán nản. Hai là, cấp trên cần phải đưa ra những nhận xét, đánh giá kịp thời đối với cán bộ, công chức cấp dưới, ghi nhận những đóng góp của họ đối với tổ chức để khen thưởng, đề bạt. Việc đánh giá cần phải được thực hiện một cách khách quan, tạo tâm lý thoải mái, khi được đánh giá đúng về năng lực của mình, người nhân viên cấp dưới sẽ cảm thấy hài lịng vì được cơng nhận thành tích và sẽ cố gắng hơn nữa để thực hiện công việc đạt kết quả cao. Ba là, người lãnh đạo phải biết lắng nghe, thấu hiểu, biết kìm chế trong mọi tình huống. Tránh tình trạng chỉ trích, la mắng khi cấp dưới làm việc gì sai sót khiến họ thấy bất mãn; thay vào đó, người cấp trên cần phải từ từ uốn nắn, chỉ bảo, hướng dẫn nhân viên tận tình để họ có thể hồn thành tốt nhiệm vụ, ln giữ hịa khí với mọi người, kết quả sẽ nhận được sự kính trọng từ những nhân viên cấp dưới. Cuối cùng, cấp trên cần hiểu rõ về hoàn cảnh, đời sống của mỗi cán bộ, công chức dưới quyền để kịp thời giúp đỡ khi họ gặp khó khăn, sẵn sàng bảo vệ quyền lợi chính đáng cho nhân viên. Cấp trên cần thường xuyên trao đổi với nhân viên cấp dưới một cách thẳng thắn về những khó khăn, thuận lợi của họ trong công việc cũng như trong cuộc sống, lắng nghe và ghi nhận những tâm tư nguyện vọng của mỗi người. Chỉ khi hiểu rõ được nhân viên cấp dưới của mình, người lãnh đạo mới thể hiện được sự quan tâm hỗ trợ một cách phù hợp, đúng đắn.
Người lãnh đạo, người quản lý cấp trên không chỉ đơn thuần là người chỉ huy, đưa ra các mệnh lệnh mà họ còn phải là người hướng dẫn, dẫn dắt, người động viên, khích lệ cán bộ, công chức phát huy năng lực của mình để hồn thành tốt nhiệm vụ. Điều này đòi hỏi người lãnh đạo phải có tầm nhìn trong việc ra quyết định, giải quyết cơng việc, là người cơng tâm, có tâm huyết, trách nhiệm với cơng
việc. Vì vậy, ban lãnh đạo UBND các xã, thị trấn cần không ngừng trao dồi kiến thức, năng lực, kỹ năng lãnh đạo quản lý của bản thân.