Stt Ký hiệu Biến quan sát Nguồn
1 HAILONG1 Về tổng thể tơi thích làm việc ở đây. Spector (1997) 2 HAILONG2 Về tổng thể tơi thích cơng việc của
mình. Spector (1997)
3 HAILONG3 Nói chung, tơi hài lịng với cơng việc
hiện tại. Spector (1997)
3.2.2 Nghiên cứu định lượng
Nghiên cứu định lượng được tiến hànhsau khi thu thập dữ liệu nhằm kiểm định thang đo và đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến sự hài lịng trong cơng việc của cán bộ, công chức cấp xã thuộc huyện Tân Thành.
3.2.2.1 Mẫu nghiên cứu
Mục tiêu của đề tài nghiên cứu là đánh giá mức độ hài lịng trong cơng việc của cán bộ công chức các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Tân Thành. Do đó, đối tượng khảo sát là các cán bộ, công chức cấp cơ sở đang công tác tại địa phương (tổng cộng có 262 người).
lớn sẽ làm giảm thiểu lỗi lấy mẫu và làm tăng độ tin cậy cho nghiên cứu. Tuy nhiên, ông cũng khuyến cáo rằng bất kỳ bước nào được thực hiện trong quá trình khảo sát đều phải đạt được sự cân bằng thích hợp, nghĩa là phải phù hợp với khả năng của nhà nghiên cứu (về thời gian, chi phí…). Một số nhà nghiên cứu đã đưa ra cách thức xác định kích thước mẫu sao cho ở mức tối thiểu nhưng phù hợp với phân tích nhân tố khám phá hay phân tích hồi quy tuyến tính. Ví dụ như Lee và Comrey (1992, trích dẫn từ MacCallum và cộng sự, 1999) đãđưa ra nhiều cỡ mẫu với các quan điểm tương ứng như sau: 100 = tệ, 200 = khá, 300 = tốt, 500 = rất tốt, 1000 trở lên = xuất sắc. Theo Tabachnick và Fidell (1991) để phântích hồi quy đạt được kết quả tốt nhất, thì kích cỡ mẫu phải thỏa mãn cơng thức tính: n ≥50 + 8p, trong đó: n là kích cỡ mẫu tối thiểu vàp là số lượng biến độc lập của mơ hình. Cịn theo Hồng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008) thì cho rằng thơng thường số quan sát (cỡ mẫu) cần gấp 4 hay 5 lần số biến trong phân tích nhân tố.
Đề tài nghiên cứu này có sử dụng cả hai phương pháp là phân tích nhân tố và hồi quy tuyến tính, trong mơ hình nghiên cứu đề xuất gồm 37 biến quan sát, theo đó cỡ mẫu tối thiểu cần thiết là n = 37 x 5 = 185. Như vậy, cỡ mẫu đối với đề tài này là 250 là phù hợp và thỏa mãn nhiều nguyên tắc lấy mẫu khác nhau.
3.2.2.2 Thiết kế bảng khảo sát và thu thập dữ liệu
Về nguyên tắc, bảng câu hỏi cần được thiết kế một cách đơn giản, đáp ứng được hai mục đích là dễ dàng cho người được khảo sát khi trả lời câu hỏi và thuận tiện cho người điều tra trong quá trình tổng hợp dữ liệu. Bảng câu hỏi gồm có 3 phần:
- Phần 1: Hướng dẫn trả lời
- Phần 2: Nội dung câu hỏi. Các câu hỏi trong bảng khảo sát được thiết kế trên cơ sở thang đo sự hài lòng và các yếu tố tác động đến sự hài lịng trong cơng việc. Sau khi tiến hành thảo luận nhóm, nội dung và các biến quan sát trong các thành phần được hiệu chỉnh cho phù hợp với đặc điểm của địa phương. Một thang
đo Likert 5 mức độ được sử dụng để thể hiện mức độ đánh giá từ nhỏ đến lớn với số càng lớn thì càng đồng ý với phát biểu.
- Phần 3: Một số thông tin cá nhân của người được khảo sát.
(Xem thêm tại Phụ lục 4).
Sau khi có được bảng câu hỏi chính thức, tác giả đến từng xã, thị trấn để phân phát phiếu khảo sát cho các cán bộ, công chức cùng với hướng dẫn trả lời để đảm bảo rằng tất cả mọi người hiểu đúng về nội dung câu hỏi. Sau khi các cán bộ, cơng chức hồn thành phiếu khảo sát, các phiếu này được cơng chức văn phịng - thống kê của mỗi xã, thị trấn thu thập lại và gửi về cho tác giả để tiến hành tổng hợp, phân tích. Các phiếu khảo sát hợp lệ được mã hóa và đưa vào phần mềm xử lý số liệu thống kê SPSS 20.0 được tác giả sử dụng để xử lý và phân tích dữ liệu.
Nhằm đảm bảo tính bảo mật cho người trả lời, tác giả cam kết rằng các thông tin của người tham gia khảo sát và các thông tin thu thập được từ người khảo sát đều được giữ kín và chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu của đề tài này.
3.2.2.3 Phương pháp xử lý dữ liệu
- Kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha
Hệ số Cronbach’s Alpha được sử dụng để kiểm định mức độ tương quan lẫn nhau của các mục hỏi trong thang đo bằng cách đánh giá sự tương quan nội tại của các mục hỏi và tương quan giữa từng mục hỏi với toàn bộ thang đo. Phương pháp này giúp đánh giá các hạng mục trong thang đođể xác định liệu chúng có đo lường cho cùng một cấu trúc hay khơng, nếu khơng thì có thể đề xuất bỏ đi để cải thiện sự đồng nhất của thang đo. Tính đồng nhất của các hạng mục trong thang đo càng cao thì hệ số Cronbach’s Alpha càng lớn(Gross-Portney và Watkins, 2000). Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng thang đo có hệ số Cronbach’s Alpha ở mức từ 0,7 đến 0,8 là sử dụng được, ở mức từ 0,8 đến gần 1 là thang đo tốt. Tuy nhiên, theo Nunnally (1978), Peterson (1994) hay Slater (1995) (trích trong Hồng Trọng và Chu Nguyễn
đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu thì hệ số Cronbach’s Alpha đạt giá trị từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng được. Đối với nghiên cứu này thì Cronbach’s Alpha từ 0,6 trở lên là chấp nhận được.
Trong mỗi thang đo, hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item - Total Correlation) thể hiện sự tương quan của một biến với điểm trung bình của các biến khác, các biến có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại khỏi thang đo do có tương quan kém với các biến khác trong cùng một mục hỏi (Nunnally và Burnstein, 1994).
- Phân tích nhân tố khám phá EFA
Trong khi hệ số Cronbach’s Alpha dùng để đánh giá độ tin cậy của thang đo, thì việc sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis) giúp kiểm định sự hội tụ của các biến thành phần, xem xét khả năng thu gọn chúng lại thành một tập gồm ít biến hơn nhưng có ý nghĩa hơn trong việc giải thích mơ hình nghiên cứu (Hair và cộng sự, 1998). Điều kiện để áp dụng phân tích nhân tố khám phá trong nghiên cứu là:
- Xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố với dữ liệu của mẫu thơng qua hệ số Kaiser-Meyer-Olkin (KMO). Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), hệ số của KMO đạt giá trị 0,5 ≤ KMO ≤ 1 thì phân tích nhân tố là thích hợp; ngược lại nếu trị số KMO < 0,5 thì phân tích nhân tố có khả năng khơng thích hợp với các dữ liệu.
- Kiểm định Barlett dùng để xem xét giả thuyết các biến khơng có tương quan trong tổng thể. Kiểm định Barlett phải có ý nghĩa thống kê (Sig < 0,05) thì các biến quan sát có mối tương quan với nhau trong tổng thể (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).
- Độ giá trị hội tụ: Các biến có hệ số tải nhân tố (Factor loading) nhỏ hơn 0,5 sẽ bị loại (Garbing và Anderson, 1988).
- Tiêu chuẩn phương sai trích (Variance explained criteria): Tổng phương sai trích phải lớn hơn 50% (Hair và cộng sự, 1998).
- Giá trị Eigenvalue đại diện cho phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố, chỉ có nhân tố nào có Eigenvalue lớn hơn 1 mới được giữ lại trong mơ hình phân tích (Garson, 2003).
- Phương pháp trích hệ số yếu tố Principal components đi kèm với phép quay Varimax để đảm bảo số lượng nhân tố là bé nhất (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).
- Phân tích tương quan
Thực hiện bước kiểm định hệ số tương quan giúp ta kiểm định mối quan hệ tuyến tính giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc và giữa các biến độc lập với nhau trước khi chạy hồi quy. Hệ số tương quan Pearson (Pearson correlation coefficient), kí hiệu là r sẽ nhận giá trị từ -1 đến +1. Giá trị tuyệt đối của r càng gần 1 thì mức độ tương quan giữa hai biến càng mạnh, ngược lại giá trị r càng gần 0 thì tương quan càng yếu. Nếu có sự tương quan mạnh giữa các biến độc lập thì cần kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến sau khi phân tích hồi quy (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).
- Phân tích hồi quy
Phân tích hồi quy tuyến tính được sử dụng để xác định chiều hướng, mức độ tác động của các biến độc lập lên biến phụ thuộc, thơng qua việc xây dựng phương trình hồi quy tuyến tính có dạng:
Y = β0 + β1X1 + β2X2 + … + βiXi + e
Trong đó:
Y: Biến phụ thuộc (Sự hài lịng)
β0: Hằng số; β1: Các hệ số hồi quy e: Sai số
Để đảm bảo độ tin cậy của phương trình hồi quy, các giả định cần thiết trong hồi quy tuyến tính cũng được kiểm định. Các giả định được kiểm định trong nghiên cứu này cụ thể gồm:
- Hiện tượng đa cộng tuyến: Đa cộng tuyến là trạng thái các biến độc lập có tương quan chặt chẽ với nhau. Hiện tượng này dẫn đến các biến độc lập cung cấp cho mơ hình những thơng tin tương tự nhau, khó tách rời ảnh hưởng của từng biến một đến biến phụ thuộc. Mặc dù hệ số R2 vẫn khá cao nhưng đa cộng tuyến làm cho độ lệch chuẩn của các hệ số hồi quy tăng lên, làm giảm giá trị thống kê t của kiểm định mức ý nghĩa.Hệ số VIF (Variance Inflation Factor) được sử dụng để kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến. Có hiện tượng đa cộng tuyến khi hệ số VIF vượt quá 10 (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).
- Phân phối chuẩn của phần dư: có nhiều nguyên nhân khiến các phần dư không tuân theo phân phối chuẩn như: số lượng các phần dưkhơng đảm bảo để phân tích; phương sai khơng là hằng số hoặc sử dụng khơng đúng mơ hình. Vì vậy trong nghiên cứu này phương pháp được sử dụng để khảo sát phân phối chuẩn của phần dư là biểu đồ tần số Histogram.
- Phương sai của các phần dư không đổi: Trường hợp phương sai của phần dư thay đổi tuy không làm thiên chệch các ước lượng của hệ số hồi quy nhưng sẽ làm kết quả ước lượng không hiệu quả (nghĩa là không đạt được ước lượng phù hợp nhất), từ đó làm cho kiểm định các giả thuyết mất hiệu lực, dẫn đến việc đánh giá không đúng về chất lượng của mơ hình hồi quy. Phương pháp được sử dụng để kiểm định giả định này là đồ thị phân tán Scatterplot.
-Tính độc lập của phần dư: Đại lượng thống kê Durbin - Waston (Kí hiệu là d) được dùng để kiểm định hiện tượng tương quan giữa các phần dư, hiện tượng này có thể gây ra những tác động sai lệch nghiêm trọng đến mơ hình hồi quy tuyến tính.
Nếu các phần dư khơng có tương quan chuỗi bậc nhất với nhau thì giá trị d sẽ gần bằng 2 (Hồng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).
TÓM TẮT CHƯƠNG 3
Chương 3 trình bày quy trình nghiên cứu và các phương pháp thực hiện nghiên cứu. Tác giả cũng nêu lên cách thức xây dựng thang đo, chọn kích thước mẫu, cách thức thiết kế bảng hỏi và phương pháp thu thập dữ liệu khảo sát.
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Chương 4giới thiệu khái quát về địa bàn nghiên cứu, đồng thời trình bày các kết quả nghiên cứu thơng qua việc xử lý và phân tích dữ liệu thu thập được từ các phiếu khảo sát. Kết quả nghiên cứu được trình bày ở phần này bao gồm: thông tin dữ liệu thu thập được, kết quả kiểm định thang đo, kết quả phân tích nhân tố khám phá, từ đó điều chỉnh mơ hình nghiên cứu để đưa vào phân tích hồi quy tuyến tính.
4.1 Sơ lược về địa bàn nghiên cứu
4.1.1 Lịch sử hình thành
Huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, được thành lập từ năm 1994 theo Nghị định số 45/CP ngày 02/6/1994 của Chính phủ, là đơ thị loại V với dân số khoảng 7.765 người, diện tích tự nhiên khoảng hơn 3,1km2. Cũng theo Nghị định 45/CP của Chính phủ, huyện Tân Thành vào thời điểm đó có 8 đơn vị hành chính: thị trấn Phú Mỹ và các xã: Hội Bài, Phước Hòa, Mỹ Xuân, Hắc Dịch, Châu Pha, Sơng Xồi và Tóc Tiên.
Với vị trí, điều kiện tự nhiên thuận lợi và tiềm năng về cảng biển, khai thác các dịch vụ dầu khí, lần lượt trong các năm 1996, 1998, khu công nghiệp Mỹ Xuân, khu công nghiệp Phú Mỹ, trung tâm nhiệt điện Phú Mỹ ra đời, từng bước làm đổi thay bộ mặt khu vực. Đến nay, địa bàn huyện Tân Thành nói chung đã phát triển thành một trong những trung tâm cơng nghiệp, cảng biển có quy mơ của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Ngày 27/6/2005, Chính phủ ban hành Nghị định số 83/2005/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Tân Thành và thị xã Bà Rịa; từ đó đến nay huyện Tân Thành có 10 đơn vị hành chính gồm thị trấn Phú Mỹ và 09 xã: Mỹ Xuân, Hắc Dịch, Tân Phước, Phước Hòa, Tân Hịa, Tân Hải, Tóc Tiên, Sơng Xồi và Châu Pha; chia thành 66 thôn, ấp, khu phố; 771 tổ dân cư.Diện tích tự nhiên khoảng 333,84km2, dân số trung bình khoảng 153.643người.
4.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội
Huyện Tân Thành có vị trí đặc biệt quan trọng là trung tâm công nghiệp, dịch vụ cảng, là đầu mối giao thông, giao lưu trong tỉnh và của cả vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có vai trị thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tồn bộ vùng phía Tây tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Động lực phát triển của huyện Tân Thành là Kinh tế biển: Công nghiệp dầu khí, cảng biển, hải sản và du lịch.Trên địa bàn huyện cịn có khu cơng nghiệp khí - điện - đạm Phú Mỹ, chiếm gần 40% tổng công suất điện năng của cả nước, nhà máy đạm Phú Mỹ có cơng suất 800.000 tấn phân đạm urê và 20.000 tấn amoniac/năm. Ngồi ra, cịn nhiều dự án nhà máy thép, nhà máy hợp kim tập trung tại đây. Trong 10 đơn vị hành chính của huyện thì thị trấn Phú Mỹ và 4 xã: Hắc Dịch, Mỹ Xuân, Phước Hòa, Tân Phước là khu vực đã và đang diễn ra q trình đơ thị hóa nhanh; kinh tế phát triển ổn định với cơ cấu đa dạng: công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng, thương mại - dịch vụ, du lịch và nơng nghiệp; có tốc độ tăng trưởng kinh tế, giá trị sản xuất năm sau cao hơn năm trước; mật độ dân số, thu nhập bình quân đầu người và tỷ lệ lao động phi nông nghiệp ngày càng cao; hệ thống hạ tầng đô thị của các xã, thị trấn ngày một khang trang. Các xã cịn lại tập trung phát triển nơng nghiệp cơng nghệ cao, hướng đến các sản phẩm nơng nghiệp sạch, các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh.
Năm 2016, tồn huyện Tân Thành có dân số đã quy đổi là 153.643 người, số người trong độ tuổi lao động là 94.791 người và số lao động đang làm việc theo khu vực 88.280 người, trong đó lao động đang làm việc trong ngành nông nghiệp, thuỷ sản là 18.269 người (chiếm tỷ lệ 20,7%), lao động trong các ngành công nghiệp, xây dựng, thương mại dịch vụ là 70.011 người (chiếm tỷ lệ 79,3%).
4.1.3 Đội ngũ cán bộ, cơng chức cấp xã thuộc huyện
Tính đến cuối năm 2016, tổng số cán bộ chuyên trách và công chức đang công tác tại 10 xã, thị trấn thuộc huyện là 262 người.
Bảng 4.1 Hiện trạng diện tích, dân số, tổ chức bộ máy các đơn vị hành chính cấp xã thuộc huyện Tân Thành
TT Tên đơn vị hành chính Diện tích (km2) Dân số (người) Tổ chức bộ máy 1 Thị trấn Phú Mỹ 31,8748 26.510 28 2 Xã Hắc Dịch 31,9976 14.470 27 3 Xã Mỹ Xuân 38,9318 28.688 28 4 Xã Phước Hòa 54,6779 13.980 26 5 Xã Tân Phước 29,7463 12.922 26 6 Xã Châu Pha 32,1706 15.436 26 7 Xã Sơng Xồi 29,3462 7.166 25 8 Xã Tân Hải 22,0919 15.239 26 9 Xã Tân Hòa 29,4488 12.484 26 10 Xã Tóc Tiên 33,5499 6.748 24 Tổng cộng 333,84 153.643 262
(Nguồn: Báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội huyện Tân Thành năm 2016)
Cơ cấu đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã thuộc huyện phân bố theo từng