CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách đối với chất lượng dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh cà mau (Trang 28 - 32)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

2.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH

2.2.1. Khái niệm về du lịch

Du lịch ban đầu là hiện tượng con người tạm thời rời xa nơi cư trú thường xuyên của mình để khởi hành tới những nơi khác nhằm mục đích tìm hiểu, khám phá thế giới xung quanh,...Cùng với sự phát triển của giao thông, du lịch trở nên dễ dàng, thông suốt hơn và dần trở thành một hoạt động thường xuyên của con người. Với du lịch ngày càng phổ biến và phát triển, các hoạt động kinh doanh phục vụ mục đích du lịch của con người như môi giới, hướng dẫn du lịch,...bắt đầu xuất hiện và dần trở nên phong phú, đa dạng. Như vậy, du lịch đã trở thành một hiện tượng kinh tế, xã hội với sự tham gia của nhiều thành phần trong xã hội.

Ơng Michael Coltman đã có định nghĩa như sau về du lịch: “Du lịch là sự

19

gồm: du khách, nhà cung ứng dịch vụ du lịch, cư dân sở tại và chính quyền nơi đón khách du lịch” (Coltman, M., 1991). Do đó, du lịch có thể được hiểu dưới bốn

gốc độ khác nhau.

Dưới góc độ của du khách hay người đi du lịch, thuật ngữ “du lịch” được hiểu trong Luật du lịch Việt Nam năm 2005 là “các hoạt động có liên quan đến

chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định.”

Dưới góc độ những nhà kinh doanh, cung ứng dịch vụ du lịch, “Du lịch là

một ngành kinh doanh bao gồm các hoạt động tổ chức hướng dẫn du lịch, sản xuất, trao đổi hàng hóa và dịch vụ của những doanh nghiệp, nhằm đáp ứng các nhu cầu về đi lại, lưu trú, ăn uống, tham quan, giải trí, tìm hiểu và nhu cầu khác của khách du lịch. Các hoạt động đó phải đem lại lợi ích kinh tế, chính trị, xã hội thiết thực cho nước làm du lịch và cho bản thân doanh nghiệp” theo định nghĩa của Khoa Du lịch và Khách sạn của trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội được đề cập trong quyển Giáo trình Kinh tế Du lịch.

Đối với người dân sở tại du lịch chính là hiện tượng mà vùng đất mình cư trú đón tiếp những người ngồi địa phương, vừa là cơ hội cho sự giao lưu, tìm hiểu nền văn hóa lẫn nhau, vừa tạo cơ hội kinh doanh và việc làm phục vụ du khách. Du lịch một mặt giúp tăng thu nhập, mặt khác có những tác động về mơi trường, an ninh trật tự...đến đời sống của cư dân địa phương. (Trần Văn Đính và Nguyễn Thị Minh Hòa, 2008)

Du lịch là một hiện tượng phức tạp dưới góc độ của chính quyền địa phương nơi đón tiếp khách du lịch do có sự gia nhập tạm thời của người ngồi vào địa phương mình. Chính vì thế, chính quyền địa phương phải xem du lịch là tổng hợp các hoạt động từ việc tạo lập và tổ chức các điều kiện về hành chính, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, cho đến quản lý các hoạt động kinh doanh du lịch tại địa phương nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho hành trình và quãng thời gian lưu trú của du khách, đồng thời tối ưu lợi ích đạt được cho địa phương như tăng thu ngân

20

sách, đẩy mạnh cán cân thanh toán, nâng cao mức sống cho người dân,...(Trần Văn Đính và Nguyễn Thị Minh Hịa, 2008)

Như vậy, dựa vào những định nghĩa trên và dưới những góc nhìn khác nhau của những nhân tố tham gia vào quá trình du lịch, khái niệm du lịch được người viết rút ra như sau: “Du lịch là một hiện tượng kinh tế xã hội với sự tham gia, tương tác

giữa khách du lịch, người kinh doanh dịch vụ du lịch, dân cư sở tại và chính quyền nơi đón khách du lịch. Thơng qua du lịch, khách du lịch mong muốn hài lòng những nhu cầu về vật chất và tinh thần của mình ở ngồi nơi mình thường xuyên cư trú; người kinh doanh dịch vụ du lịch có cơ hội tìm kiếm lợi nhuận; cư dân địa phương có dịp quảng bá văn hóa, tìm kiếm cơng ăn việc làm; và đây là hoạt động cần có sự quản lý chặt chẽ của chính quyền địa phương.”

2.2.2. Khái niệm về khách du lịch

Khách du lịch chính là chủ thể, người thực hiện hoạt động du lịch. Thuật ngữ “khách du lịch” cũng có nhiều cách hiểu khác nhau trên thế giới.

Để tạo ra một chuẩn mực cho thống kê du lịch thế giới, năm 1963 Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) đã thống nhất những khái niệm và cách hiểu chính thức về “khách du lịch” và “khách du lịch quốc tế”. Theo đó, “khách du lịch là người viếng thăm và lưu lại một hoặc một số nơi ngồi mơi trường cư trú thường xuyên của mình, với thời gian khơng q một năm liên tục, nhằm mục đích giải trí, kinh doanh và các mục đích khác khơng liên quan đến mục đích hành nghề để nhận thu nhập ở nơi viếng thăm” (UNWTO, 1963), trong khi đó định nghĩa về khách du lịch quốc tế của UNWTO là “người viếng thăm và lưu lại một hoặc một

số nước khác ngồi nước cư trú của mình, với thời gian ít nhất là 24 giờ, ngồi mục đích hành nghề để nhận thu nhập” (UNWTO, 1963). Như vậy, điểm khác biệt

giữa khách du lịch và khách du lịch quốc tế là khách du lịch quốc tế có sự viếng thăm hoặc lưu lại tại một quốc gia khác quốc gia mình thường xuyên cư trú.

Các định nghĩa này sau đó được Ủy ban Thống kê của Liên Hiệp Quốc công nhận vào năm 1968. Đồng thời vào năm 1993, Ủy ban này cũng công nhận việc phân loại khách du lịch quốc tế đến (Inbound tourist) và khách du lịch quốc tế

21

ra nước ngồi (Outbound tourist). Trong đó, khách du lịch quốc tế đến gồm những người từ nước ngoài đến du lịch ở một quốc gia khác quốc gia mình đang cư trú thường xuyên.

Theo pháp luật Việt Nam, “khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp

đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến” (điểm 2, điều 4, Luật Du lịch Việt Nam năm 2005). Điều 34 Luật này cũng

quy định khách du lịch bao gồm khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế trong đó “Khách du lịch quốc tế là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở

nước ngoài vào Việt Nam du lịch; cơng dân Việt Nam, người nước ngồi thường trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch” (điểm 3, điều 34, Luật Du lịch Việt Nam

năm 2005).

2.2.3. Khái niệm về hoạt động thu hút khách du lịch

Từ trước đến nay đã có rất nhiều nghiên cứu về tình hình và thực trạng thu hút khách du lịch đến một địa phương trên thế giới và ở Việt Nam nói riêng, tuy nhiên, hầu hết ở các nghiên cứu này, khái niệm “hoạt động thu hút khách du lịch” ít khi được thành lập một cách hồn chỉnh mà được biểu hiện dưới dạng liệt kê các hoạt động nhằm mục đích thu hút khách du lịch.

Giải nghĩa cụm từ “hoạt động thu hút khách du lịch” trên mặt ngữ nghĩa văn học, ta có “hoạt động” là những việc làm khác nhau với mục đích nhất định trong đời sống xã hội; “thu hút” được giải nghĩa là “làm cho người ta ham thích mà dồn hết mọi chú ý vào” (Trung tâm Ngôn ngữ và Văn học Việt Nam, 1998).

Như vậy, “hoạt động thu hút khách du lịch” có thể hiểu là những việc làm khác nhau nhằm mục đích thu hút, kéo dồn sự chú ý của khách du lịch. Hoạt động thu hút khách du lịch của một địa phương là tổng hợp các hoạt động nhằm thu hút ngày càng nhiều lượng khách du lịch từ nước ngoài cũng như khách du lịch trong nước đến du lịch tại địa phương mình.

Các chỉ tiêu đánh kết quả hoạt động thu hút khách du lịch của một địa phương:

22

Số lượt khách du lịch (Trong đó bao gồm khách quốc tế và khách nội địa) đến địa phương là chỉ tiêu cụ thể nhất thể hiện hiệu quả của hoạt động thu hút du khách của địa phương đó. Số khách du lịch đến với địa phương càng nhiều thì hoạt động thu hút khách càng hiệu quả và ngược lại.

Theo như quy định của UNWTO đối với các nước thành viên, số lượt khách du lịch quốc tế đến một quốc gia được tính trên số lượt khách du lịch quốc tế nhập cảnh tại một cửa khẩu bất kì của nước đó. Ngồi ra, một số quốc gia trên thế giới còn thu thập số liệu lượt khách du lịch quốc tế bằng những cách khác nhau như số lượt khách du lịch quốc tế được phục vụ tại các khách sạn hay các cơ sở lưu trú du lịch.

Đối với khách du lịch nội địa thì thủ tục đến và đi đơn giản hơn và nó được thống kê qua các dịch vụ vận chuyển cũng như từ các cơ sở lưu trú trên địa bàn.

- Doanh thu của ngành du lịch:

Doanh thu của ngành du lịch được hiểu là toàn bộ thu nhập mà ngành du lịch địa phương thu được từ du khách khi họ chi tiêu, mua sắm hàng hóa, sử dụng dịch vụ tại địa phương trong thời gian du lịch của mình.

Doanh thu của ngành du lịch không chỉ phản ánh hiệu quả thu hút, dẫn dụ khách du lịch chi tiêu vào các dịch vụ du lịch của địa phương mà còn phản ánh trình độ phát triển du lịch của địa phương đó. Du khách chỉ bỏ tiền ra cho các dịch vụ khi các dịch vụ ấy hài lòng được nhu cầu của họ; qua số tiền thu được từ du khách ta thấy được hiệu quả của hoạt động thu hút khách du lịch nói riêng và hiệu quả của hoạt động kinh tế du lịch nói chung.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách đối với chất lượng dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh cà mau (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)