Các nhân tố liên quan đến cầu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách đối với chất lượng dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh cà mau (Trang 33 - 34)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

2.3. CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG THU HÚT VÀ HÀ

2.3.1. Các nhân tố liên quan đến cầu

Các nhân tố liên quan tới cầu là những nhân tố xuất phát từ phía du khách. Đây là những nhân tố thuộc về đời tư hay nơi cư trú thường xuyên của khách du lịch có tác dụng thúc đẩy hay cản trở quyết định đi du lịch của khách du lịch. Một số nghiên cứu trước đây như nghiên cứu của Kosnan và Ismail (2012) về các nhân tố tác động đến thu nhập từ khách du lịch quốc tế đến Malaysia, nghiên cứu của Ibrahim (2011) về các nhân tố ảnh hưởng đến lượt khách du lịch quốc tế đến Ai Cập, hay nghiên cứu tương tự của Bashagi và Muchapondwa (2009) đối với Tanzania,...chủ yếu tập trung định lượng các nhân tố liên quan đến cầu để xác định ý nghĩa của các nhân tố này đối với du lịch quốc tế tại địa phương nghiên cứu. Đây là những nhân tố khách quan mà địa phương mong muốn thu hút khách du lịch không thể tác động lên được.

- Dân số của nơi cư trú thường xuyên của du khách: Kosnan và Ismail (2012) đã chỉ ra rằng nước có dân số càng lớn thì càng có nhiều khách du lịch đến Malaysia. Chính vì vậy mà hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế của một nước thường hướng vào các thị trường có dân số cao như Hoa Kỳ, Trung Quốc,…

- Thu nhập bình quân đầu người (GDP/người): Thu nhập bình quân đầu

người của một quốc gia thường được đo bằng chỉ tiêu tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người (GDP) của quốc gia ấy. Đây chính là chỉ tiêu phản ánh mức sống vật chất bình qn của cơng dân một đất nước. Mức sống vật chất cao là điều kiện quan trọng xác lập nhu cầu đi du lịch của người dân một nước vì chỉ khi nào có thu nhập đủ cao thì họ mới nhu cầu để đi du lịch và chi trả các chi phí cho chuyến du lịch của mình như vé máy bay, tiền tàu xe, ăn ở, tham quan, mua sắm,...Chỉ tiêu này đều được đưa vào mơ hình và chứng minh sự tác động của nó

24

đối với lượng khách du lịch đến điểm đến được nghiên cứu trong các nghiên cứu của Bashagi và Muchapondwa (2009), Chumni (2001).

- Thời gian rỗi của người dân: Thời gian rỗi là yếu tố thúc đẩy nhu cầu đi

du lịch của con người vì chỉ khi có thời gian thì con người mới có thể thực hiện một chuyến đi du lịch. Yếu tố thời gian rỗi trong năm của con người thường được thể hiện một cách trung gian thông qua số ngày làm việc trong năm của họ. Số ngày làm việc càng cao đồng nghĩa với việc thời gian rỗi của con người càng ít và do đó nhu cầu về du lịch cũng giảm xuống và các hoạt động thu hút khách du lịch từ những nước có số ngày lao động cao cũng khó phát huy tác dụng do người dân khơng có nhiều thời gian để đi du lịch dù họ rất muốn (Nguyễn Hồng Giáp, 2002)

- Trình độ văn hóa: Con người càng có học thức, trình độ văn hóa cao thì động cơ đi du lịch của họ càng tăng vì du lịch giúp con người mở mang kiến thức và sự hiểu biết về thế giới bên ngoài. Robert W.McIntosh (1995) đã nghiên cứu và khẳng định mối quan hệ thuận giữa trình độ văn hóa của người chủ gia đình và tỷ lệ đi du lịch của họ. Theo đó, với người chủ gia đình có trình độ văn hóa ở mức đại học thì tỷ lệ đi du lịch là 85%, trong khi đó, chỉ có 50% gia đình với người chủ gia đình có trình độ dưới trung học đi du lịch. (Trần Văn Đính và Nguyễn Thị Minh Hòa, 2008).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách đối với chất lượng dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh cà mau (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)