NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua smartphone của người dân trên địa bàn thành phố biên hòa (Trang 46 - 48)

CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG

3.3.1. Thiết kế mẫu nghiên cứu

Nghiên cứu này được thực hiện tại Thành phố Biên Hòa (tỉnh Đồng Nai) bằng phương pháp lấy mẫu thuận tiện, phi xác suất.

Đối tượng nghiên cứu là người dân thành phố Biên Hịa đang sử dụng hoặc có ý định mua smartphone, đang trong độ tuổi lao động và có thu nhập.

Trong nghiên cứu, kích thước của mẫu được áp dụng dựa theo yêu cầu của phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis) và hồi quy đa biến.

Đối với phân tích nhân tố khám phá EFA: Trên cơ sở nghiên cứu của Hair, Anderson, Tatham và Black (1998) cho tham khảo về kích thước mẫu dự kiến. Theo đó kích thước mẫu tối thiểu là gấp 05 lần so với tổng số biến quan sát. Do đó, đây là cỡ mẫu phù hợp cho nghiên cứu có sử dụng phân tích nhân tố (Comrey, 1973; Roger, 2006): n = 5 x N , Trong đó: N là số biến quan sát. Ở trong đề tài nghiên cứu này, tác giả sử dụng 26 biến quan sát. Do vậy, số mẫu tối tiểu cần thiết là n = 5 x 26 = 130 (mẫu)

Đối với phân tích hồi quy đa biến: cơng thức để tính cỡ mẫu tối thiểu cần đạt được là n >=50 + 8 x m (Tabachnick và Fidell (1996)) . Trong đó:

+ m - số biến độc lập + n – cỡ mẫu

Như vậy n >= 50 + 8 x 5 = 90

Do số mẫu trong nghiên cứu này cần phải đủ lớn để phân tích sự khác biệt về các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua smartphone vì thế tác giả sẽ lựa chọn kích cỡ mẫu gấp 2 lần kích cỡ mẫu tối thiểu được xác định theo số biến quan sát ở trên. Như vậy, nghiên cứu này sẽ sử dụng số lượng mẫu là 260 mẫu.

3.3.2. Thiết kế bảng câu hỏi và quá trình thu thập dữ liệu

3.3.2.1. Thiết kế bảng câu hỏi:

Bước 1: Từ mục tiêu nghiên cứu của đề tài, tác giả tiến hành nghiên cứu về các cơ sở lý thuyết để thực hiện đề tài

Bước 2: Trên cơ sở lý thuyết đã được nghiên cứu và các mơ hình về ý định mua của các luận văn trong nước và ngoài nước trước đây, tác giả xây dựng hình thành nên thang đo sơ bộ. Đồng thời, tác giả cũng bổ sung thêm các thông tin bản thân, mục tiêu của việc nghiên cứu, các câu hỏi mang tính chất sàng lọc, và thông tin của khách hàng được phỏng vấn.

Bước 3: Sử dụng bảng câu hỏi để phỏng vấn thử với người tiêu dùng tại Thành phố Biên Hòa đang sử dụng và có ý định mua smartphone nhằm đánh giá thang đo sơ bộ và khả năng cung cấp thơng tin của người tiêu dùng. Sau đó, tác giả thực hiện hiệu chỉnh lại thang đo thông qua việc điều chỉnh lại từ ngữ cho phù hợp và dễ hiểu hơn đối với người được phỏng vấn

Bước 4: Từ kết quả phỏng vấn thử, tác giả hiệu chỉnh thành thang đo chính thức phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu đáp ứng việc thu thập thông tin của mẫu nghiên cứu. Bảng câu hỏi được thiết kế gồm 26 câu hỏi tương ứng với 26 biến quan sát. Tác giả sử dụng thang đo Likert 5 mức độ để đo lường các biến. Trong đó, có 21 biến quan sát thuộc 5 yếu tố ảnh hưởng đến ý định smartphone, 5 biến quan sát thuộc yếu tố ý định mua của người dân thành phố Biên Hịa.

3.3.2.2. Q trình thu thập dữ liệu

Để tiến hành khảo sát, tác giả sử dụng phương pháp phỏng vấn khách hàng là người dân trên địa bàn thành phố Biên Hòa bằng bản câu hỏi chi tiết. Bản câu hỏi được gửi đến người khảo sát dưới hình thức là phát phiếu phỏng vấn trực tiếp bằng bảng câu hỏi tại các cơng ty, văn phịng làm việc, trường trung cấp, cao đẳng , đại học trên địa bàn thành phố Biên Hòa.

Tác giả trực tiếp phỏng vấn người được khảo sát và giải đáp các vướng mắc để họ điền vào phiếu khảo sát. Sau 25 phút, tác giả sẽ thu lại. Nếu người được khảo sát không trả lời một câu hỏi nào đó, thì biến phiếu quan sát sẽ không hợp lệ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua smartphone của người dân trên địa bàn thành phố biên hòa (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)