Quan hệ giữa giám sát và cộng sự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá các yếu tố tác động đến sự gắn kết nhân viên tại công ty cổ phần VINAFREIGHT (Trang 26 - 28)

Chương 1 : GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU

2.5 Những yếu tố gắn kết nhân viên

2.5.2 Quan hệ giữa giám sát và cộng sự

Welch (2011) đã gợi ý rằng sự gắn kết nhân viên là vấn đề quan tâm giữa các nhà quản lý và giám sát viên trong các tổ chức trên toàn thế giới. Các nhà quản lý và người giám sát thừa nhận sự gắn kết nhân viên là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả tổ chức, sự đổi mới và năng lực cạnh tranh (Welch, 2011).

Trong mơ hình của Rana và cộng sự (2014) vấn đề gắn kết còn gồm các mối quan hệ hỗ trợ giữa người quản lý và cộng sự, giữa những cộng sự với nhau. Sự hỗ trợ của người quản lý bao gồm huấn luyện nhân viên, giúp họ lên kế hoạch công việc, cho họ lời khuyên và luôn hỗ trợ tinh thần nhân viên. Những việc làm này sẽ tạo động lực cho nhân viên làm tốt cơng việc của mình thúc đẩy sự gắn kết nhân viên tại nơi làm việc (Gruman & Saks, 2011). Bên cạnh đó mối quan hệ giữa các cộng sự cũng như là giao tiếp nội bộ rất đáng tin cậy và qua đó chắc chắn sẽ tăng cường sự gắn kết nhân viên (Rana và cộng sự, 2014).

Nghiên cứu của Xu và Thomas (2011) gợi ý rằng sự hỗ trợ của lãnh đạo hoặc người quản lý một phịng/ ban nào đó có ảnh hưởng tích cực đến sự gắn kết của nhân viên. Nhân viên thường phản ứng tích cực với lãnh đạo hoặc người quản lý, những người thể hiện sự hỗ trợ thật sự, chẳng hạn như quan tâm đến sở thích cũng như là sự phát triển của từng thành viên trong phịng/ ban và ln cho rằng sự thành công là do công lao của cả phịng/ ban chứ khơng riêng cá nhân nào (Xu & Thomas, 2011).

Những người quản lý hoặc người giám sát ln sát cánh, đồng hành với tập thể và có những hành động phù hợp với giá trị và đạo đức của tổ chức sẽ có xu hướng tạo niềm tin cho nhân viên và do đó ảnh hưởng tích cực tới sự gắn kết nhân viên (Towers Watson, 2012). Người quản lý và người giám sát phải có trình độ kỹ năng quản lý con người tốt để có thể có ảnh hưởng đến sự gắn kết nhân viên, nhưng thật khơng may là nhiều tổ chức lại có xu hướng quan tâm đề bạt người quản lý có kỹ năng chuyên môn hơn là kỹ năng quản trị con người (Towers Watson, 2012).

Trong nghiên cứu của Aon Hewitt (2013, trang 8) có tiêu đề “Quản lý sự gắn kết nhân viên trong thời kỳ thay đổi” đã nhấn mạnh vai trò quan trọng của người lãnh đạo và mối quan hệ của các cộng sự với nhau, đặc biệt là trong suốt thời gian thay đổi như trong quá trình sáp nhập và mua lại, chuyển đổi và tái cấu trúc chiến lược (Aon Hewitt, 2013). Ơng cịn gợi ý rằng nhân viên có khuynh hướng gắn kết nhiều hơn khi họ nhìn thấy đồng nghiệp của họ làm việc cùng nhau, hỗ trợ nhau và bỏ qua chủ nghĩa cá nhân trong thời gian chuyển đổi đầy căng thẳng.

Ở Vinafreight các mối quan hệ giữa người giám sát và nhân viên, giữa các cộng sự với nhau ở cấp độ phòng/ ban theo tác giả là khá tốt, mọi người ln hỗ trợ nhau để hồn thành kế hoạch được giao. Mặc dù vậy, người lao động ở Vinafreght cũng đang chịu ảnh hưởng từ việc Vinafreight đang trong thời kỳ chuyển đổi, cụ thể là bị công ty Transimex mua lại hơn 50% cổ phần và đang tham gia khá sâu vào hoạt động kinh doanh của Vinafreight, một số chính sách thay đổi dẫn đến một số nhân viên khơng hài lịng với sự thay đổi, giảm động lực làm việc và có xu hướng rời khỏi tổ chức ngày càng tăng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá các yếu tố tác động đến sự gắn kết nhân viên tại công ty cổ phần VINAFREIGHT (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)