Tóm tắt chương 2

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá các yếu tố tác động đến sự gắn kết nhân viên tại công ty cổ phần VINAFREIGHT (Trang 40 - 42)

Chương 1 : GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU

2.7 Tóm tắt chương 2

Chương này đã khái quát được các khái niệm về sự gắn kết nhân viên, nêu lên các loại gắn kết nhân viên bao gồm gắn kết nhận thức, gắn kết cảm xúc và gắn kết thể chất. Mức độ gắn kết nhân viên đối với các yếu tố chính quyết định sự gắn kết

để giải quyết các mục tiêu của nghiên cứu. Bài nghiên cứu đánh giá tầm quan trọng của việc hiểu trạng thái nhận thức, cảm xúc và thể chất của nhân viên để đạt được mức độ gắn kết các yếu tố cao hơn (Kahn, 1990; Macey và Schneider, 2008; Shuck và cộng sự, 2014). Nghiên cứu dựa trên mơ hình của Rana và cộng sự (2014) để xác định các yếu tố chính tác động đến sự gắn kết nhân viên

Người lao động gắn kết cao với tổ chức luôn tin tưởng vào các mục tiêu của tổ chức và có khả năng tham gia các hoạt động tích cực nhằm đóng góp vào sự thành cơng của tổ chức, trong khi những nhân viên không gắn kết thường thể hiện thái độ thiếu kết nối và có xu hướng muốn rời khỏi tổ chức khi có cơ hội, luôn thể hiện những hành vi tiêu cực làm suy yếu sự gắn kết (Aon Hewitt, 2013, Gallup, 2013, Towers Watson, 2012).

Sự gắn kết nhân viên có mối liên hệ tích cực với một số kết quả cuối cùng của công ty như lợi nhuận tăng, năng suất cao, tăng trưởng kinh doanh, duy trì nhân viên, hiệu suất làm việc giảm tỷ lệ bỏ việc (Kataria và cộng sự, 2013). Do đó, các yếu tố như quan hệ giám sát và cộng sự, môi trường làm việc, đặc điểm công việc và thiết kế công việc, phát triển nguồn nhân lực được coi là các động lực chính để đạt được mức độ gắn kết nhân viên cao trong tổ chức (Cardus, 2013, Rana và cộng sự, 2014; Sahoo & Mishra, 2012).

Cũng trong phần 2.6.2 của chương 2 này tác giả đề cập các phương pháp nghiên cứu được áp dụng là thống kê mô tả. Tổng thể của nghiên cứu bao gồm 400 nhân viên đang làm việc cho hai chi nhánh chính của Vinafreight là chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh và chi nhánh Hà Nội. Các vấn đề về đạo đức và các phương pháp luận về phương pháp nghiên cứu đã được thảo luận.

Chương 3: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU GẮN KẾT NHÂN VIÊN TẠI VINAFREIGHT

3.1 Giới thiệu

Chương này nhằm mục đích đánh giá, nhận diện loại gắn kết nào đang bị tác động mạnh nhất tại công ty hiện nay và các yếu tố gắn kết nhân viên nào đang có mức độ gắn kết yếu cần được cải thiện để nâng cao sự gắn kết nhân viên tại công ty cổ phần Vinafreight. Mục tiêu của chương nhằm trả lời hai câu hỏi nghiên cứu đó là: Câu hỏi thứ nhất là xác định loại gắn kết nhân viên nào là quan trọng đang diễn ra hiện nay tại công ty cổ phần Vinafreight. Thứ hai, mức độ gắn kết hiện trạng của nhân viên đối với các yếu tố tại công ty cổ phần Vinafreight.

Trong số 400 bảng câu hỏi được phát ra thì nhận được 301 bảng trả lời đã hồn thành bảng câu hỏi, kết quả là tỷ lệ hồi đáp là 75% khi sử dụng phương pháp tính tỷ lệ phản hồi của Zikmund và cộng sự (2010). Tất cả 301 phiếu điều tra đã hồn thành đều có tỷ lệ trả lời trên mỗi câu hỏi trên 95%. Điều này có nghĩa là tất cả các bảng câu hỏi đều thỏa mãn mức sai số 5% và do đó tất cả đều được xem xét trong quá trình phân tích.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá các yếu tố tác động đến sự gắn kết nhân viên tại công ty cổ phần VINAFREIGHT (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)