Phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá các yếu tố tác động đến sự gắn kết nhân viên tại công ty cổ phần VINAFREIGHT (Trang 28 - 29)

Chương 1 : GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU

2.5 Những yếu tố gắn kết nhân viên

2.5.4 Phát triển nguồn nhân lực

Vấn đề về phát triển nguồn nhân lực đề cập thông qua ba nghiên cứu theo tác giả là khá thực tế với tình hình Vinafreight hiện tại. Nghiên cứu thứ nhất là của Sheehan, Garavan và Carbery (2013) cho rằng các hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty thông qua việc phát triển chuyên môn, kiến thức và mức độ hồn thành cơng việc của nhân viên. Tiếp theo Rana và cộng sự, (2014) gợi ý rằng các hoạt động phát triển nguồn nhân lực bao gồm: phát triển tổ chức, đào tạo chính thức và khơng chính thức, đánh giá hiệu quả cơng việc, các chương trình quản lý nhân tài, cơ hội phát triển nghề nghiệp, và các chương trình phát triển nhân viên khác, là những yếu tố quan trọng trong gắn kết nhân viên. Theo nghiên cứu của Dash (2013) các ý kiến phát triển nguồn nhân lực bao gồm việc tiếp thu ý kiến phản hồi của nhân viên, đào tạo và phát triển, các chương trình phúc lợi cho nhân viên,

các phần thưởng và chương trình cơng nhận cũng được coi là những yếu tố quan trọng trong sự gắn kết nhân viên.

Ngành giao nhân vận tải đang phải đối mặt với nhiều thách thức mà một trong số đó là sự phát triển khá nhanh của cơng nghệ thơng tin địi hỏi doanh nghiệp luôn đào tạo, đổi mới. Đào tạo và phát triển đội ngũ nhân viên hiện có và tuyển dụng mới cần nhấn mạnh yếu tố đào tạo và phải ln được duy trì vì ngành Logistics ngày càng thay đổi và phát triển đòi hỏi sự cần thiết phải triển khai các công nghệ mới phù hợp với sự phát triển của ngành hơn.

Khi nhân viên trải qua các chương trình đào tạo và phát triển, họ sẽ cảm thấy tự tin hơn dẫn đến gắn kết nhiều hơn vào cơng việc (Anitha, 2014). Bên cạnh đó chế độ lương và đãi ngộ cũng được coi là một động lực thiết yếu của vấn đề gắn kết nhân viên, thúc đẩy nhân viên đạt được nhiều hơn, và kết quả là tập trung nhiều hơn vào phát triển công việc và phát triển cá nhân (Anitha, 2014). Đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ công nhân viên là rất quan trọng để họ có thể thực hiện nhiệm vụ một cách hiệu quả trong cơng việc của mình. So với thế giới thì ngành Logistics của Việt Nam đang đứng ở vị trí khá khiêm tốn 64/160 quốc gia trong bảng xếp hạng chỉ số hoạt động Logistics (Logistics Performance Index – LPI) do Ngân hàng thế giới (WorldBank, 2016) công bố, điều này cho thấy ngành Logistics Việt Nam nói chung và cơng ty Vinafreight nói riêng cần phải có những bước chuyển mình tích cực để đáp ứng được nhu cầu thị trường khi cánh cửa WTO ngày càng mở rộng và làn sóng đầu tư nước ngoài vào Việt Nam ngày càng tăng mang theo cơng nghệ mới, tư duy mới. Chính vì vậy vấn đề đào tạo, phát triển nguồn nhân lực phải được thường xun hơn, cần có các chính sách, các quy định, tiêu chuẩn rõ ràng phù hợp để thu hút nhân tài, bên cạnh đó cần thiết phải nghiên cứu và đầu tư công nghệ mới để có thể theo kịp thị trường, tăng cường sự tin tưởng của khách hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá các yếu tố tác động đến sự gắn kết nhân viên tại công ty cổ phần VINAFREIGHT (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)