Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư công theo cách tiếp cận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá quả lý đầu tư công, trường hợp huyện u minh tỉnh cà mau (Trang 39 - 43)

Chương 2 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

2.1.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư công theo cách tiếp cận

cận quản lý chu trình dự án

Từ cơ sở lý thuyết, khung chính sách hiện hành của Chính phủ, các nghiên cứu trước, tác giả sẽ tính tốn các chỉ tiêu đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư công trên địa bàn huyện U Minh, tỉnh Cà Mau theo cách tiếp cận quản lý chu trình dự án bao gồm 4 giai đoạn: đề xuất dự án, chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư, và nghiệm thu, bàn giao và đánh giá. Các chỉ tiêu đánh giá như sau:

Xác định mục tiêu kinh tế - xã hội, ngành, lĩnh vực: chỉ tiêu này được đánh giá rất kém cho trường hợp khơng có quy hoạch, kế hoạch; kém cho trường hợp có quy hoạch và kế hoạch trong các ngành, lĩnh vực then chốt nhưng khơng có ước tính chi phí; khá cho trường hợp có quy hoạch, kế hoạch và ước tính chi phí cho những ngành, lĩnh vực then chốt; tốt cho trường hợp có quy hoạch, kế hoạch đầu tư cơng bao gồm tất cả các ngành, lĩnh vực với đầy đủ ước tính chi phí đầu tư và chi phí vận hành, bảo dưỡng (Era Dabla- Norris và cộng sự, 2011).

Sự phù hợp của đề xuất dự án: tỷ lệ % dự án được phê duyệt chủ trương đầu tư phù hợp quy hoạch, kế hoạch; được sử dụng để đánh giá hiệu quả đề xuất dự án.

Phân tích kinh tế dự án đầu tư: theo chuẩn mực chung, phân tích kinh tế (phân tích lợi ích - chi phí hoặc chi phí – hiệu quả) là bắt buộc đối với dự án cơng nhằm tìm ra một phương án (chọn ra một đề xuất) sử dụng nguồn lực công tốt hơn trên cơ

sở gia tăng thặng dư người tiêu dùng đối với những hàng hóa, dịch vụ thích hợp (Nguyễn Hồng Thắng, 2010). Theo quy định hiện hành của Chính phủ, đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội dự án đầu tư công là bắt buộc. Trong thực tế, đối với dự án đầu tư mà lợi ích đo được bằng tiền (xây dựng hệ thống cấp nước, cấp điện, viễn thông, cầu - đường có thu phí,…) thì phân tích lợi ích - chi phí thường được áp dụng; đối với dự án đầu tư mà lợi ích khơng đo được bằng tiền thì phương án đầu tư có chi phí thấp nhất được chọn; đối với dự án đầu tư nhỏ (dưới 15 tỷ đồng), phân tích kinh tế thường bị lờ đi. Để đo lường hiệu quả công tác thẩm định dự án công, luận văn sử dụng chỉ tiêu tỷ lệ % dự án được phân tích kinh tế.

Năng lực thẩm định dự án đầu tư: luận văn đo lường năng lực thẩm định dự án bằng tỷ lệ % đội ngũ chuyên gia thẩm định của cấp quyết định đầu tư được đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng thẩm định, bao gồm thẩm định kinh tế, tài chính và các khía cạnh khác của dự án đầu tư.

Sự độc lập trong thẩm định dự án công: theo chuẩn mực chung, cơ quan thẩm định dự án phải độc lập trong đánh giá dự án nhằm đảm bảo sự vơ tư, loại bỏ hồn toàn mọi sự thiên lệch và đảm bảo cho kết quả thẩm định đáng tin cậy. Chỉ tiêu này được đánh giá rất kém cho trường hợp khơng có thẩm định dự án, trung bình cho trường hợp có thẩm định nhưng có sự thỏa hiệp trong q trình thẩm định và tốt cho trường hợp dự án được thẩm định bởi một cơ quan thẩm định độc lập (Era Dabla- Norris và cộng sự, 2011).

Chi ngân sách cho hoạt động và duy tu, bảo dưỡng tài sản: việc lựa chọn dự án đầu tư để phân bổ vốn thực hiện phải gắn liền với chu trình ngân sách nhằm đảm bảo sự bền vững của đầu tư về kinh tế, tài chính, mơi trường, xã hội và các lợi ích khác. Do vậy, ngân sách dành cho hoạt động và duy tu bảo dưỡng tài sản hiện có phải được ưu tiên. Sự ưu tiên ngân sách cho vận hành, bảo dưỡng tài sản công thể hiện ở tỷ lệ tăng trưởng ngân sách vốn so với tỷ lệ tăng trưởng ngân sách cho vận hành, bảo dưỡng tài sản hiện có.

Trình tự ưu tiên trong đầu tư công: căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, chính quyền địa phương xác lập các ưu tiên trong đầu tư công được quy định bằng các nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư trong mỗi giai

đoạn 5 năm để làm cơ sở lập, phân bổ vốn đầu tư hằng năm đảm bảo sự công khai, minh bạch, đúng trình tự, thủ tục. Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả là tỷ lệ vốn đầu tư được phân bổ cho các ngành, lĩnh vực, mục tiêu ưu tiên theo đúng nguyên tắc đã xác lập ban đầu.

Tỷ lệ hồn thành chương trình, dự án đầu tư cơng: theo quy định của Chính phủ, các dự án đầu tư nhóm C bố trí vốn thực hiện khơng q 3 năm, dự án nhóm B khơng q 4 năm nhằm đảm bảo sự tập trung vốn đầu tư, tránh tình trạng dàn trải trong đầu tư gây thất thốt, lãng phí vốn. Luận văn sử dụng tỷ lệ giữa tổng ngân sách vốn hằng năm so với tổng mức đầu tư của tất cả các dự án được bố trí kế hoạch vốn để đánh giá sự tập trung và hiệu quả phân bổ nguồn lực.

Đấu thầu dự án công: đấu thầu lựa chọn nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, mua sắm hàng hóa và xây lắp cơng trình các dự án cơng là bắt buộc. Tùy theo quy mơ, tính chất của gói thầu mà bên mời thầu áp dụng các hình thức lựa chọn nhà thầu phù hợp: đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chỉ định thầu, mua sắm trực tiếp, chào hàng cạnh tranh và tự thực hiện. Đối với các gói thầu có giá trong hạn mức chỉ định thầu nhưng xét thấy khơng cần thiết thì tổ chức đấu thầu (Nghị định 85/2009/NĐ- CP). Ở cấp độ địa phương, vì khơng có dự án thuộc bí mật quốc gia, dự án cấp bách vì lợi ích quốc gia nên hình thức đấu thầu rộng rãi là mặc định và thông dụng nhất. Do vậy, tỷ lệ % tổng giá trị các hợp đồng được triển khai thực hiện trên cơ sở đấu thầu rộng rãi được chọn làm thước đo hiệu quả thực hành đấu thầu dự án công.

Tiến độ giải ngân vốn đầu tư: tiến độ giải ngân vốn đầu tư thể hiện sự kịp thời và năng lực tổ chức thực hiện dự án của chủ đầu tư. Theo quy định hiện hành, ngân sách vốn năm t phải giải ngân xong trước 31/01 năm t+1. Do vậy, tỷ lệ giữa tổng số vốn đầu tư bị điều chuyển và được phép chuyển nguồn sang năm sau so với tổng ngân sách vốn được sử dụng để đo lường năng lực chung về quản lý thực hiện dự án ở địa phương.

Sự hiệu quả của q trình kiểm sốt nội bộ: pháp luật quy định rằng, giải ngân vốn đầu tư chỉ được thực hiện cho các chi phí liên quan đến dự án, cho những khoản chi thích hợp nhằm thực hiện các mục tiêu của dự án đầu tư, đảm bảo tính

kinh tế và hiệu quả, đồng thời tuân thủ đúng trình tự, thủ tục, hồ sơ thanh toán vốn đầu tư. Tuy nhiên, đơi khi vì lý do khách quan hay có chủ ý, chủ đầu tư đề nghị cơ quan tài chính thanh tốn vượt khối lượng, định mức, không đúng quy định gây thất thoát vốn đầu tư. Nhằm đo lường hiệu quả của q trình kiểm sốt nội bộ, luận văn sử dụng tỷ lệ vốn đầu tư bị cơ quan tài chính từ chối thanh tốn so với đề nghị thanh toán của chủ đầu tư.

Điều chỉnh dự án đầu tư: trong quá trình thực hiện dự án, có thể xuất hiện những thay đổi làm phát sinh chi phí đầu tư như thay đổi quy mô, công nghệ, thiết kế, trượt giá,…Tỷ lệ dự án đầu tư phải điều chỉnh trong quá trình triển khai thực hiện do thay đổi mục tiêu, quy mô, tiến độ, tổng mức vốn, nguồn vốn…Được sử dụng để đánh giá sự phù hợp, hiệu suất và hiệu quả của dự án đầu tư trong quá trình thực hiện, đồng thời phản ảnh chất lượng của công tác lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư.

Sự tham gia của công chúng: công khai nội dung dự án đầu tư, ngân sách đầu tư, loại hợp đồng, thời gian thực hiện,…cho công chúng là biện pháp hữu hiệu để nhân dân tham gia giám sát, phát hiện và ngăn chặn tham nhũng, thất thốt, lãng phí. Tỷ lệ xã có tổ chức thực hiện công tác giám sát đầu tư cộng đồng được sử dụng để đánh giá mức độ tiếp cận các thơng tin về chương trình, dự án đầu tư và sự tham gia của người dân đối với các chương trình, dự án đầu tư cơng.

Chất lượng cơng trình xây dựng: khi dự án hoàn thành giai đoạn xây dựng, các kiểm tra, đối chiếu kết quả đầu ra với dự án được duyệt sẽ được tiến hành nhằm đảm bảo khối lượng, chất lượng cơng trình, đồng thời hiệu chỉnh các sai lệch trước khi nghiệm thu đưa vào khai thác sử dụng. Do vậy, luận văn đo lường tỷ lệ phần trăm cơng trình phù hợp tiêu chuẩn chất lượng để đánh giá chất lượng sản phẩm đầu ra của dự án đầu tư công.

Quyết tốn dự án hồn thành: theo quy định của Chính phủ, chủ đầu tư phải lập báo cáo quyết tốn dự án hồn thành sau 12 tháng kể từ ngày nghiệm thu đưa vào sử dụng đối với dự án quan trọng quốc gia, 9 tháng đối với dự án nhóm A, 3 tháng đối với dự án dưới 1 tỷ đồng và 6 tháng đối với dự án còn lại. Nội dung của

báo cáo hoàn thành bao gồm: cung cấp mô tả ngắn gọn và đánh giá dự án từ giai đoạn xác định đến khi hoàn thành, đánh giá chuẩn bị đầu tư, đánh giá quá trình thực hiện, bài học rút ra và các đề xuất khuyến nghị cần thiết để thực hiện dự án tương lai và các thủ tục cần phải cải tiến.Sự kịp thời và hiệu quả của cơng tác quyết tốn dự án hoàn thành thể hiện qua tỷ lệ phần trăm dự án hoàn thành được lập, thẩm định và phê duyệt quyết toán vốn đầu tư đúng thời hạn, báo cáo quyết toán đầy đủ nội dung theo quy định.

Đánh giá đầu tư: theo quy định của Chính phủ, dự án đầu tư từ nhóm B trở lên phải tiến hành đánh giá ban đầu và đánh giá kết thúc2. Nội dung đánh giá ban đầu gồm: đánh giá quá trình chuẩn bị đầu tư, khả năng huy động các nguồn lực để thực hiện các mục tiêu dự án, vướng mắc phát sinh mới xuất hiện so với thời điểm duyệt dự án, đề xuất biện pháp giải quyết. Nội dung đánh giá kết thúc gồm cả 5 tiêu chí: hiệu suất, hiệu quả, tác động, mức độ phù hợp và tính bền vững của dự án, đồng thời rút ra bài học kinh nghiệm và đề xuất các khuyến nghị cần thiết. Chủ đầu tư tự thực hiện các đánh giá này hoặc thuê đơn vị tư vấn có đủ năng lực để thực hiện đánh giá. Luận văn xem xét chỉ tiêu này bằng tỷ lệ % dự án nhóm B có đánh giá đầu tư3.

Kiểm tốn chi đầu tư công: theo thông lệ chung, chi tiêu công nói chung và chi đầu tư cơng phải được kiểm tốn 100% theo đúng chuẩn mực kiểm toán; phạm vi kiểm toán bao gồm kiểm toán tuân thủ và kiểm toán hoạt động. Luận văn sử dụng chỉ tiêu tỷ lệ chi đầu tư được kiểm toán nhà nước tiến hành kiểm toán hằng năm theo đúng chuẩn mực kiểm toán và phạm vi kiểm tốn để đánh giá tiêu chí này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá quả lý đầu tư công, trường hợp huyện u minh tỉnh cà mau (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)