Một số giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá quả lý đầu tư công, trường hợp huyện u minh tỉnh cà mau (Trang 71 - 76)

Chương 2 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

4.1. KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI HUYỆ NU MINH

4.1.3. Một số giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020

4.1.3.1. Về phát triển nông - ngư - lâm nghiệp

Xúc tiến triển khai thực hiện Đề án tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện theo hướng tăng giá trị sử dụng đất, xây dựng và phát triển cánh đồng mẫu; nhân rộng mơ hình sản xuất lúa giống cấp xác nhận, sản xuất lúa theo quy trình 3 giảm 3 tăng… Thực hiện có hiệu quả Đề án nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất lúa, tôm; đầu tư xây dựng hệ thống thủy lợi đồng bộ cho từng tiểu vùng sản xuất gắn với xây dựng nông thôn mới; đẩy mạnh công tác khuyến nơng, khuyến ngư, nhân rộng các mơ hình sản xuất có hiệu quả đáp ứng tiêu dùng và xuất khẩu, phấn đấu đến năm 2020 sản lượng lúa đạt 150.165 tấn. Phát triển đàn gia súc, gia cầm, đẩy mạnh các hoạt động phịng ngừa và kiểm sốt dịch bệnh, quản lý chặt chẽ hoạt động giết mổ, xử lý nghiêm các hành vi bơm, chích tạp chất vào gia súc, gia cầm.

Phát triển nuôi trồng thuỷ sản theo hướng đa dạng, mở rộng diện tích ni tơm quảng canh cải tiến theo quy hoạch. Thực hiện tốt các giải pháp nâng cao năng suất, chất lượng trong sản xuất, khai thác, đánh bắt thủy sản xa bờ. Tổ chức lại sản xuất trong khai thác thủy hải sản phù hợp với từng nhóm nghề và ngư trường; củng cố đội tàu đánh bắt xa bờ, hạn chế tối đa các phương tiện, dụng cụ đánh bắt sát hại nguồn lợi thủy sản; tăng cường tuyên truyền về chủ quyền biển - đảo, không vi phạm vùng biển nước ngồi; tun truyền về ý thức phịng tránh thiên tai, tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn cho ngư dân. Khơi phục và phát triển diện tích ni cá đồng, cá hồ ao và các loài thủy sản khác theo hướng hiệu quả, bền vững, phấn đấu đến năm 2020 sản lượng thủy sản đạt trên 64.000 tấn.

Tiếp tục thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ, khai thác và trồng rừng; khuyến khích các thành phần kinh tế và hộ dân cư cùng tham gia đầu tư phát triển rừng theo hướng bền vững, hiệu quả kinh tế cao. Tiếp tục sắp xếp hợp lý dân cư khu vực rừng tràm; mạnh dạn chuyển đổi cây trồng, vật ni có năng suất, hiệu quả kinh tế cao thay cho cây tràm ở những nơi có năng suất thấp; tranh thủ vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội trong các khu vực lâm phần; tạo cơ chế

thơng thống để thu hút đầu tư phát triển nghề rừng, đặc biệt quan tâm phát triển du lịch sinh thái rừng. Hướng dẫn hộ dân cư tận dụng bờ bao trong lâm phần để phát triển cây nguyên liệu, cây ăn trái, hoa màu, ni các lồi động vật có giá trị kinh tế cao và tạo ra nhiều sản phẩm đặc trưng của vùng U Minh Hạ phục vụ khách du lịch. Từng bước tháo gỡ khó khăn giữa sản xuất lúa và phát triển cây tràm; tăng cường các biện pháp bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ ven biển và trồng rừng lấn biển, góp phần bảo vệ mơi trường biển và đê biển Tây. Tập trung đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo Nghị định 181/2004/NĐ-CP của Chính phủ và giải quyết tốt các vấn đề khó khăn trong quản lý đất rừng, tạo điều kiện cho nhân dân ổn định và phát triển sản xuất.

4.1.3.2. Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

Chủ động khai thác tốt lợi thế từ cụm cơng nghiệp khí - điện - đạm và khu công nghiệp Khánh An để phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn. Khuyến khích phát triển các ngành, nghề truyền thống như: đan, đát, dệt chiếu… nhằm tạo việc làm cho người lao động, đồng thời tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa đáp ứng được nhu cầu thị trường.

Chú trọng phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản theo hướng gắn với quy hoạch sản xuất vùng nguyên liệu; cơng nghiệp cơ khí đóng và sửa chữa tàu thuyền, phục vụ sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng, khai thác thủy sản. Đầu tư đổi mới thiết bị, công nghệ nhằm tăng giá trị bảo quản, chế biến sản phẩm hàng hóa phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu. Tranh thủ vốn đầu tư phát triển lưới điện, phấn đấu đến năm 2020 số hộ dân sử dụng điện trên địa bàn huyện chiếm 99%.

4.1.3.3. Khoa học và công nghệ

Tăng cường cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ khoa học - công nghệ, kịp thời ứng dụng và chuyển giao khoa học, công nghệ vào sản xuất và đời sống; tổ chức thực hiện có hiệu quả Chương trình quốc gia về “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020”. Triển khai nghiên cứu các dự án, đề án ứng dụng phục vụ thiết thực các mục tiêu phát triển kinh tế - xã

hội của huyện và hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh, nhất là những sản phẩm, hàng hoá chủ lực. Xã hội hố các hoạt động khoa học - cơng nghệ, tạo điều kiện hình thành và phát triển khoa học - công nghệ.

4.1.3.4. Phát triển thương mại, dịch vụ và du lịch

Quy hoạch những vị trí có lợi thế tốt để xây dựng các khu thương mại, dịch vụ của huyện; phát triển mạng lưới dịch vụ thương mại với sự tham gia của các thành phần kinh tế, phục vụ sản xuất và đời sống của Nhân dân; khuyến khích người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam. Tập trung tháo gỡ khó khăn về sản xuất, kinh doanh nhằm hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận thị trường, tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi... Mở rộng phát triển các dịch vụ phục vụ sản xuất và đời sống, khuyến khích phát triển dịch vụ nông nghiệp, thương mại, du lịch, viễn thông, cơng nghệ thơng tin, hỗ trợ kinh doanh, chăm sóc sức khỏe nhân dân...

Khôi phục, đầu tư phát triển vườn dâu Cái Tàu, vườn chim U Minh, duy trì và phát triển thương hiệu Mật ong U Minh hạ và một số thương hiệu khác sản vật từ rừng… Phát triển mạnh mơ hình du lịch sinh thái rừng tràm, du lịch miệt vườn theo hướng kết nối các tour du lịch với các địa phương trong và ngồi tỉnh … có chính sách thu hút đầu tư xây dựng các khu du lịch, khu vui chơi giải trí, đa dạng hóa các loại hình và sản phẩm phục vụ du lịch mang thương hiệu đặc trưng U Minh.

4.1.3.5. Về giáo dục và đào tạo

Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về giáo dục đào tạo, nâng cao chất lượng giáo dục ở tất cả các cấp học, bậc học. Thực hiện đổi mới căn bản, tồn diện giáo dục và đào tạo; duy trì phổ cập giáo dục ở các cấp học. Bố trí, sắp xếp, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên phù hợp về chuyên môn, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Phấn đấu đến năm 2020 có 80% trường học trong huyện đạt chuẩn quốc gia. Đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục; xây dựng xã hội học tập, đa dạng hoạt động khuyến học, khuyến tài, quan tâm hỗ trợ chính sách đào tạo cho con em đồng bào dân tộc Khơme.

nghề gắn với tạo việc làm, chú trọng đào tạo nghề cho lao động nông thôn, công nhân kỹ thuật, đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu lao động của huyện.

4.1.3.6. Về y tế

Kiện toàn tổ chức bộ máy Trung tâm Y tế huyện, thực hiện đồng bộ các giải pháp để nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ nhân dân và cơng tác dân số. Tiếp tục đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, hiện đại hóa các trang thiết bị y tế từ huyện đến cơ sở. Thực hiện tốt các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế; duy trì mức sinh hợp lý; quản lý, kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm, dược phẩm, hành nghề y tế tư nhân. Thực hiện tốt cơng tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em. Tuyên truyền, vận động nhân dân rèn luyện nâng cao sức khoẻ, phịng, chống dịch bệnh; phấn đấu có trên 80% dân số tham gia bảo hiểm y tế.

4.1.3.7. Về giải quyết các vấn đề xã hội và công tác an sinh xã hội

Thực hiện đồng bộ các chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đối với người có cơng, đào tạo nghề, giải quyết việc làm, bảo trợ xã hội, giảm nghèo bền vững và đảm bảo an sinh xã hội. Phấn đấu đến năm 2020 tỷ lệ hộ nghèo cịn dưới 3,26%, trong đó đặc biệt quan tâm giảm nghèo trên các khu vực lâm phần, ven biển, đồng bào dân tộc thiểu số. Đẩy mạnh chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi. Tăng cường phòng, chống các tệ nạn xã hội, đảm bảo an toàn vệ sinh lao động. Giải quyết kịp thời, có hiệu quả các vấn đề bức xúc về an sinh xã hội.

4.1.3.8. Về quản lý tài ngun, bảo vệ mơi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu

Kiểm sốt chặt chẽ việc thực hiện bảo vệ môi trường, triển khai thực hiện nghiêm Luật bảo vệ môi trường; kiên quyết ngăn ngừa, xử lý các hành vi gây ô nhiễm, nhất là ở các cửa biển và ven biển, các cơ sở sản xuất, khu dân cư tập trung. Quản lý, khai thác, sử dụng hợp lý, hiệu quả tài nguyên thiên nhiên.

Tiếp tục triển khai Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI và Chương trình hành động của Tỉnh ủy, Huyện ủy về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.

Trọng tâm là nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của toàn xã hội, đẩy mạnh xã hội hố cơng tác bảo vệ môi trường

4.1.3.9. Về nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của chính quyền các cấp

Thực hiện phân cấp, phân quyền giữa các cấp chính quyền theo hướng tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm; tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của UBND và các xã, thị trấn trên tất cả các lĩnh vực; không ngừng đổi mới nội dung, phương pháp quản lý theo hướng sát cơ sở, gần dân, tăng cường cơng tác dân vận của chính quyền.

Kiện tồn tổ chức bộ máy các cơ quan nhà nước theo đề án vị trí việc làm; đẩy mạnh cải cách hành chính trên cả ba mặt thể chế, cơ cấu tổ chức cán bộ và thủ tục hành chính. Cán bộ, cơng chức, viên chức phải ra sức học tập nâng cao trình độ chính trị, chun mơn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu chuẩn hóa; đổi mới tác phong, lề lối làm việc.

Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nghiêm túc và kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc thực hiện các giải pháp về phòng ngừa tham nhũng, lãng phí. Tập trung thanh tra, kiểm tra đối với các lĩnh vực dễ xảy ra tham nhũng; xử lý nghiêm minh các hành vi tham nhũng, lãng phí.

Tập trung đẩy mạnh cơng tác cải cách hành chính, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân và doanh nghiệp; qua đó đẩy mạnh thu hút đầu tư vào địa bàn, tạo động lực mạnh mẽ cho phát triển kinh tế - xã hội, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.

4.1.3.10. Xây dựng nông thôn mới

Tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU của Tỉnh ủy và Kế hoạch số 26/KH-UBND của UBND về xây dựng nông thôn mới tỉnh Cà Mau giai đoạn 2011 - 2015 và những năm tiếp theo; Kết luận số 97-KL/TW của Bộ Chính trị về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Nâng cao năng lực chỉ đạo của cấp ủy, điều hành của chính quyền, phối hợp của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân các cấp, vai trò chủ thể của người dân trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia

về xây dựng nông thôn mới.

Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động làm cho nhân dân nhận thức rõ vai trò và trách nhiệm tham gia xây dựng nông thôn mới; huy động mọi nguồn lực tập trung đầu tư thực hiện các tiêu chí xây dựng nơng thôn mới các xã đến cuối năm 2020 huyện U Minh đạt chuẩn nông thôn mới.

4.2. CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CÔNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN U MINH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá quả lý đầu tư công, trường hợp huyện u minh tỉnh cà mau (Trang 71 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)