Chương 2 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
4.2. CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CÔNG
4.2.2. Quản lý đầu tư công
4.2.2.1. Công tác lập quy hoạch
Quy hoạch là điểm yếu chung của cả nước, tỉnh Cà Mau và huyện U Minh cũng không phải là ngoại lệ. Quy hoạch có ý nghĩa vơ cùng quan trọng đối với hiệu quả đầu tư công, là điều kiện tiên quyết để lựa chọn dự án đầu tư. Thời gian qua, công tác lập quy hoạch trên địa bàn rất được quan tâm nhưng tầm nhìn thiển cận, cơ sở khoa học kém, khơng có tính khả thi và sự kết nối giữa các loại quy hoạch rất yếu. Do vậy, để nâng cao hiệu quả đầu tư trước hết phải củng cố chất lượng các đồ án quy hoạch.
Để nâng cao hiệu quả đầu tư trên địa bàn, địa phương cần tập trung thực hiện có chất lượng những loại quy hoạch hạ tầng cốt lõi như: giao thông, thủy lợi, cấp điện, cấp nước và quy hoạch xây dựng đô thị trung tâm các huyện và thành phố Cà Mau, không nên lập quy hoạch tràn lan tốn kém chi phí nhưng chất lượng các đồ án
quy hoạch thấp. Biện pháp thực hiện như sau: (i) các đồ án quy hoạch cần có cách tiếp cận toàn diện, mang tính dài hạn từ 30-50 năm, tránh kiểu làm đối phó theo nhiệm kỳ, trách nhiệm của nhiệm kỳ và vừa có quy hoạch này lại có thêm quy hoạch khác trên cùng một phạm vi lập quy hoạch dẫn đến sự chồng chéo (thí dụ đã có đồ án quy hoạch chung xây dựng đơ thị lại có thêm đồ án quy hoạch cấp điện, cấp nước, thốt nước, giao thơng, mạng lưới trường lớp,…cũng cho đơ thị đó); (ii) các đồ án quy hoạch trước khi thẩm định, phê duyệt và công bố phải tham vấn, lấy ý kiến đóng góp rộng rãi của nhân dân; (iii) trong mỗi đồ án quy hoạch cần phải xác định cụ thể những dự án đầu tư sẽ triển khai thực hiện trong từng thời kỳ với đầy đủ ước tính chi phí của nó nhằm chỉ dẫn đầu tư công, định hướng cho nhân dân tự hoạch định sản xuất và đời sống của mình; (iv) đồ án quy hoạch cũng nên quy định cụ thể khung khổ và điều kiện để sửa đổi, bổ sung quy hoạch nhằm hạn chế sự tùy tiện của người có thẩm quyền.
4.2.2.2. Lựa chọn dự án đầu tư
Mọi dự án đầu tư đều phải tuân theo quy hoạch được phê duyệt, xem phù hợp với quy hoạch là điều kiện tiên quyết khi lựa chọn dự án và quyết định đầu tư. Ngoại trừ trường hợp cấp bách khắc phục hậu quả thiên tai thì bất cứ một đề xuất đầu tư nào trái quy hoạch, không phù hợp với kế hoạch đầu tư công 5 năm phải bị từ chối phê duyệt nhằm đảm bảo sự gắn kết tuyệt đối giữa chương trình đầu tư công với các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đã được xác lập, tránh lập phê duyệt dự án tràn lan, đồng thời đảm bảo thực thi cam kết của nhà nước đối với nhân dân trong các đồ án quy hoạch.
Đối với các dự án đầu tư chưa có quy hoạch nhưng xét thấy hiệu quả, cần phải đầu tư thì chủ đầu tư phải chuẩn bị một báo cáo đầu tư phân tích đầy đủ các khía cạnh chứng minh sự cần thiết phải đầu tư, hiệu quả đầu tư để trình người có thẩm quyền cho phép nghiên cứu khả thi. Hiển nhiên, các dự án loại này phải tham vấn ý kiến cộng đồng và cơ quan quản lý quy hoạch ngay từ giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi, xem đó là tài liệu không thể thiếu khi xin chủ trương đầu tư.
4.2.2.3. Lập, thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư
Trong phạm vi quyền hạn của địa phương, tỉnh cần quan tâm chấn chỉnh công tác lập, thẩm định và phê duyệt dự án theo hướng: (i) kiên quyết bác bỏ các dự án không phù hợp quy hoạch và kế hoạch đầu tư, thiếu các điều tra cơ bản, các dự án khơng hiệu quả về tài chính - kinh tế - xã hội và môi trường, dự án không xác định rõ nguồn vốn đầu tư và thời gian triển khai thực hiện; (ii) không phân chia các dự án đầu tư lớn thành những dự án nhỏ để lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật nhằm hạ thấp tiêu chuẩn thẩm định; (iii) các dự án có điều chỉnh lớn nội dung đầu tư trong quá trình triển khai thực hiện phải truy tìm nguyên nhân và quy trách nhiệm vật chất cụ thể đối với từng tổ chức, cá nhân liên quan; (iv) đối với dự án từ nhóm B trở lên, tài liệu dự án bắt buộc phải áp dụng Khung logic và xây dựng Khung theo dõi - đánh giá dự án để phục vụ công tác theo dõi và đánh giá dự án theo quy định của pháp luật, đồng thời phải tiến hành phân tích kinh tế trong quá trình lập, thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư cho những dự án đầu tư loại này.
Trong khi chờ Chính phủ từng bước hồn thiện thể chế quản lý đầu tư, về phần mình, tỉnh Cà Mau nên thành lập bộ phận chuyên trách thẩm định dự án và đánh giá sau đầu tư trực thuộc Sở Kế hoạch và đầu tư để thẩm định tất cả các dự án đầu tư cơng có giá trị lớn do trên địa bàn tỉnh. Cơ quan này do Ủy ban nhân dân tỉnh thành lập và Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh bổ nhiệm các chuyên gia thẩm định, chịu trách nhiệm trực tiếp trước Ủy ban nhân dân tỉnh về kết quả thẩm định và hiệu quả đầu tư.
Đội ngũ chun gia thẩm định phải có trình độ từ đại học trở lên, đã qua đào tạo về thẩm định dự án và có chứng chỉ thẩm định được phân loại như phân loại dự án của Chính phủ. Các chuyên gia thẩm định chỉ được thẩm định dự án trong phạm vi chứng chỉ của mình, được báo cáo trực tiếp kết quả thẩm định và các bằng chứng thẩm định cho người có thẩm quyền quyết định đầu tư khi có yêu cầu.
Hằng năm, các chuyên gia thẩm định được bồi dưỡng chuyên môn và được sát hạch để nâng hạng hoặc xuống hạng hoặc rời khỏi bộ máy nếu không đáp ứng yêu cầu. Trừ phi có lý do chính đáng, kết quả thẩm định của chuyên gia phải được
biến thành nội dung phê duyệt dự án của người có thẩm quyền và các chủ đầu tư phải có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các kết luận thẩm định.
4.2.2.4. Phân bổ ngân sách đầu tư công
Địa phương nên tiến hành dự báo chi tiết tình hình kinh tế - xã hội trung hạn (3 - 5 năm), xác định các chỉ tiêu tài chính một cách thực tế, đề ra các ưu tiên sử dụng nguồn lực công gắn với các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội từ đó phê duyệt và công khai, minh bạch kế hoạch 3 hoặc 5 năm tổng nguồn vốn sẽ bố trí cho các ngành, lĩnh vực và cấp huyện để các chủ đầu tư chủ động lựa chọn dự án, triển khai thực hiện đầu tư trong phạm vi trần ngân sách được phân bổ nhằm tránh tình trạng chạy dự án, triển khai đầu tư tràn lan vượt quá khả năng tài chính, bố trí vốn dàn trải gây thất thốt, lãng phí và tiêu cực.
Trên cơ sở trần ngân sách phân bổ cho ngành, lĩnh vực, địa phương áp dụng nguyên tắc phân bổ ngân sách vốn hằng năm cho các dự án đầu tư như sau: dự án nhóm C phải bố trí kế hoạch vốn hằng năm tối thiểu bằng 35% tổng mức đầu tư, dự án nhóm B tối thiếu 25% tổng mức đầu tư, dự án nhóm A tối thiếu 15% tổng mức đầu tư.
Mặt khác, để phát huy tối đa hiệu quả, đảm bảo tính bền vững của đầu tư địa phương nên ưu tiên ngân sách cho chi thường xuyên (bao gồm vận hành và bảo dưỡng tài sản hiện có) thay vì ưu tiên cho đầu tư mới.
4.2.2.5. Đấu thầu dự án công
Thời gian tới, huyện U Minh cần phấn đấu cải thiện hơn nữa tỷ lệ dự án được đấu thầu này theo hướng: đối với những gói thầu được phép chỉ định thầu nhưng xét thấy đấu thầu hiệu quả hơn thì tổ chức đấu thầu công khai, minh bạch; tăng cường giám sát, thanh tra, kiểm tra công tác đấu thầu của chủ đầu tư nhằm kịp thời phát hiện sai sót để chấn chỉnh; xây dựng và công khai hệ thống tiếp nhận và xử lý thông tin phản ánh của các nhà thầu về hoạt động đấu thầu trên địa bàn để hoạt động đấu thầu ngày càng minh bạch và hiệu quả hơn.
4.2.2.6. Quản lý thực hiện dự án
Rà soát, đánh giá năng lực quản lý thực hiện dự án của từng chủ đầu tư. Đối với chủ đầu tư không đủ năng lực chun mơn thì bắt buộc th tư vấn điều hành dự án và hình thức quản lý dự án được xác định ngay trong quyết định đầu tư. Đối với các ban quản lý dự án của chủ đầu tư có đủ năng lực chun mơn thì nâng lên hoạt động chuyên nghiệp theo hướng chuyển đổi mơ hình từ Ban quản lý dự án của từng cơng trình sang loại hình doanh nghiệp hoặc Ban quản lý dự án được giao quản lý điều hành nhiều dự án.
Hằng năm, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tư vấn điều hành dự án phải kê khai và đăng ký hoạt động tư vấn trên địa bàn, cơ quan chuyên môn của địa phương có trách nhiệm kiểm tra năng lực và cơng bố công khai phạm vi thực hiện các dịch vụ tư vấn của từng doanh nghiệp để các chủ đầu tư biết, lựa chọn nhà thầu tư vấn phù hợp.
4.2.2.7. Điều chỉnh dự án và hợp đồng
Điều chỉnh dự án đầu tư và hợp đồng chủ yếu là do đầu tư dàn trải, bố trí vốn khơng đầy đủ nên kéo dài thời gian thực hiện, trượt giá làm phát sinh thêm chi phí, giải phóng mặt bằng khó khăn làm chậm tiến độ đầu tư.
Do vậy, ngoài thực hiện tốt các khâu nêu trên, địa phương cần thực hiện các giải pháp sau: ban hành một cơ chế khen thưởng và trừng phạt công khai, minh bạch trong cơng tác giải phóng mặt bằng theo hướng ngồi các chính sách tái định cư, hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp,… người giao mặt bằng sớm phải được bồi thường cao hơn nhằm đạt được sự thông suốt trong cơng tác này, tránh dự án bị trì hỗn và phát sinh thêm chi phí trong q trình đầu tư; áp dụng kỷ luật thị trường thay cho quản lý chi phí và hợp đồng bằng các biện pháp hành chính nhằm hạn chế tiêu cực, lãng phí, tham nhũng và nâng cao chất lượng cơng trình xây dựng.
4.2.2.8. Sự tham gia của cộng đồng
Địa phương cần ban hành một văn bản quy phạm pháp luật quy định trách nhiệm, nội dung, hình thức cơng khai minh bạch dự án công ra công chúng của chủ
đầu tư; quy định quyền được tham gia quyết định, theo dõi, giám sát của nhân dân trong mọi khâu của quá trình đầu tư bao gồm: lập quy hoạch, lựa chọn dự án, thiết kế dự án, thực thi và đánh giá.
Hoạt động giám sát đầu tư của cộng đồng cần tổ chức thực hiện có thực chất hơn, nhất là trong giai đoạn thực hiện dự án. Giải pháp cho vấn đề này có thể là: chính quyền địa phương đảm bảo kinh phí thực hiện hoạt động giám sát đầu tư cộng đồng dựa trên kết quả đầu ra chứ khơng ấn định kinh phí bình qn cho mỗi xã như hiện nay, kinh phí này chủ yếu để thực hiện các thí nghiệm kiểm tra chất lượng khi cần; tổ chức biên soạn sổ tay giám sát cộng đồng một cách dễ hiểu, dễ ghi chép để tập huấn cho các Ban giám sát ở cơ sở, sau tập huấn có thực hành giám sát một số dự án đầu tư cụ thể; xây dựng và vận hành kênh trao đổi thông tin giữa các chủ đầu tư, Ban giám sát cơ sở và Sở Kế hoạch và đầu tư để phối hợp thực hiện nội dung giám sát đầu tư cộng đồng.