ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CÔNG HUYỆ NU MINH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá quả lý đầu tư công, trường hợp huyện u minh tỉnh cà mau (Trang 64 - 69)

Chương 2 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.3. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CÔNG HUYỆ NU MINH

3.3.1. Kết quả đầu tư công

3.3.1.1. Kết quả đầu tư ngành, lĩnh vực

Đầu tư công đã cải thiện đáng kể hệ thống hạ tầng kỹ thuật, kinh tế, xã hội của huyện U Minh. Từ một huyện có đường bộ bị chia cắt, đến năm 2015, huyện U Minh có 100% xã có đường ô tô đến trung tâm xã, mật độ đường ô tô đạt 2,3km/1.000 dân với khoảng 75,0% được trải nhựa và bê tông; nhiều hệ thống thủy lợi lớn đã được đầu tư xây dựng giúp cải tạo đất, cung cấp nước ngọt phục vụ sản xuất và sinh hoạt của nhân dân; điện khí hóa 100% xã, thị trấn; năng lực sản xuất nước sạch đạt 5.000 m3/ngày; mạng lưới trường lớp học được xây dựng tương đối hồn chỉnh với tỷ lệ kiên cố hóa đạt khoảng 60%; số giường bệnh của hệ thống y tế đạt 2,7giường/1.000 dân; số người dùng internet đạt 6,5 người/100 dân; đã hình thành 02 khu công nghiệp tập trung với khoảng 170 ha đất đã hoàn chỉnh hạ tần phục vụ nhu cầu của doanh nghiệp (UBND huyện U Minh, 2016).

3.3.1.2. Kết quả đầu tư nền kinh tế

Đầu tư cơng ở một mức độ nào đó đã kích thích đầu tư tư nhân, thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế; cải thiện mức sống và điều kiện sống của nhân dân; nâng cao năng suất lao động, chất lượng giáo dục - đào tạo, chất lượng nguồn nhân lực của huyện U Minh.

Trung bình giai đoạn 2005-2015, tổng giá trị sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, thương mại dịch vụ của huyện của tăng 10,5%/năm; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ; số lượng sinh viên/1.000 dân ngày càng tăng lên (UBND huyện U Minh).

Đến năm 2015, thu nhập bình quân đầu người của huyện đạt 1.150 USD/người/năm, gấp 2,4 lần so với năm 2005; tỷ lệ hộ sử dụng điện đạt 92,5%; tỷ lệ hộ gia đình nơng thơn sử dụng nước sạch đạt 80%; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 60% (UBND huyện U Minh, 2016).

3.3.2. Hiệu quả quản lý đầu tư công

3.3.2.1. Mặt được

Đầu tư cơng có tác động đến tăng trưởng kinh tế huyện U Minh, tỉnh Cà Mau theo kết quả khảo sát quản lý dự án công cho thấy, năng lực của địa phương trong việc chuyển hóa các luồng vốn đầu tư cơng thành tài sản công đạt hiệu quả khá tốt trong giai đoạn thực hiện đầu tư, đó là:

Phân bổ ngân sách vốn tuân thủ các ưu tiên chính sách được xác lập ban đầu, nhất quán với các ưu tiên chính sách của Chính phủ; Giải ngân vốn đầu tư được thực hiện kịp thời cho các dự án với tỷ lệ giải ngân giai đoạn 2005 – 2015 đạt 90,4% kế hoạch vốn hằng năm; điều chỉnh, điều chuyển vốn đầu tư từ lĩnh vực này sang lĩnh vực khác, dự án này sang dự án khác bình quân dưới 5% kế hoạch vốn hằng năm, và thực hiện đúng trình tự, thủ tục và thẩm quyền;

Kiểm soát nội bộ của chủ đầu tư trong thanh toán khối lượng xây dựng cơ bản hoàn thành khá chặt chẽ với tỷ lệ vốn đầu tư bị từ chối thanh toán do áp dụng sai tiêu chuẩn, định mức chỉ chiếm bình quân 1,3% tổng giá trị đề nghị thanh toán;

Hầu hết cơng trình xây dựng đảm bảo chất lượng, các cơng trình lớn đều có chứng nhận phù hợp chất lượng, q trình thi cơng, nghiệm thu đều tuân thủ tiêu chuẩn kỹ thuật và các quy định của pháp luật, tỷ lệ cơng trình khơng đạt u cầu là 2,4%.

Công tác quyết tốn dự án hồn thành được quan tâm thực hiện đạt kết quả khá - tốt với hơn 82,2% giá trị cơng trình hồn thành đã được thẩm tra, phê duyệt quyết toán theo đúng quy định về thời gian và nội dung của báo cáo quyết toán.

Bảng 3.8: Bảng tổng hợp kết quả đánh giá về quản lý đầu tư công ở huyện U Minh giai đoạn 2005 - 2015 Stt

Chỉ tiêu Thực trạng

Hiệu quả quản lý

1 Xác định mục tiêu kinh tế - xã hội, ngành Có đầy đủ các loại quy hoạch nhưng chất lượng thấp 2 Sự phù hợp của đề xuất dự án Đa số không phù hợp kế hoạch đầu tư công

3 Phân tích kinh tế dự án đầu tư Chỉ thực hiện ở những dự án lớn,có xu hướng chia nhỏ dự án 4 Năng lực thẩm định dự án đầu tư Khơng có tiêu chuẩn thẩm định, đội ngũ thiếu và năng lực thấp 5 Sự độc lập trong thẩm định dự án công Có thẩm định dự án nhưngtính độc lập yếu

6 Chi đầu tư mới với chi duy tu, bảo dưỡng Ngân sách dành ưu tiên đầu tư mới nhiều hơn 7 Trình tự ưu tiên trong đầu tư cơng Khá tuân thủ các ưu tiên chính sách

8 Tỷ lệ hồn thành chương trình,dự án đầu tư Tỷ lệ hoàn thành cao

9 Sự tham gia của cơng chúng Cịn khá hạn chế, có xuhướng ít quan tâm

10 Đấu thầu dự án công Chỉ định thầu tỷ lệ cao

11 Tiến độ giải ngân vốn đầu tư Thực hiện tốt

12 Điều chỉnh dự án đầu tư Thực hiện khá - tốt, có xu hướng cải thiện 13 Sự hiệu quả của q trình kiểm sốt nội bộ Thực hiện tốt, có xu hướng ngày càng tốt hơn 14 Chất lượng cơng trình xây dựng Chất lượng cơng trình đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật 15 Quyết tốn dự án hồn thành Thực hiện khá - tốt

16 Đánh giá đầu tư Chưa có dự án nhóm B nào được đánh giá đầu kỳ, cuối kỳ 17 Kiểm toán chi đầu tư công Tuân thủ tốt, chỉ kiểm toán tuân thủ, chưa kiểm toán hoạt động

3.3.2.2. Hạn chế

Bên cạnh những điểm mạnh, hiệu quả quản lý đầu tư công của huyện U Minh cịn bộc lộ nhiều hạn chế, đó là:

Thứ nhất, trong vòng 11 năm qua, đầu tư công của huyện U Minh chiếm tỷ trọng lớn hơn nhiều so với đầu tư tư nhân. Tuy nhiên, đầu tư công dàn trải, không đồng bộ nên chất lượng hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, xã hội chưa đáp ứng được nhu cầu doanh nghiệp, nhất là hạ tầng giao thông, thủy lợi và hệ thống đào tạo nghề. Do vậy, chưa tạo được “cú hích” đối với đầu tư tư nhân, làm cho tăng trưởng và hiệu quả đầu tư khu vực tư có xu hướng giảm trong thời gian gần đây thể hiện ở chỉ số ICOR giai đoạn 2011 – 2015 (5,81 lần) cao hơn so với giai đoạn 2005 – 2010 (4,27 lần).

Thứ hai, năng lực của địa phương trong việc chuyển hóa các luồng vốn đầu tư công khan hiếm thành tài sản cơng cịn nhiều hạn chế ở những khâu theo chốt, có tính quyết định đến hiệu quả. Cụ thể là:

Có rất nhiều loại quy hoạch được thực hiện nhưng chất lượng các đồ án quy hoạch rất kém, khơng có tính khả thi; đa số các dự án đầu tư triển khai theo đúng quy hoạch nhưng không đúng kế hoạch đầu tư công 5 năm;Cơ chế sàng lọc dự án ngay từ khâu đề xuất khơng tốt nên tình trạng đầu tư dàn trải trên địa bàn là khá nghiêm trọng.

Phân tích kinh tế dự án đầu tư cơng chỉ được thực hiện ở các dự án lớn, trong khi xu hướng chia nhỏ dự án lớn thành các dự án nhỏ đang tăng lên.

Năng lực thẩm định dự án đầu tư công của địa phương rất yếu; tổ chức bộ máy thẩm định khơng phù hợp nên tính độc lập trong thẩm định dự án cơng yếu. Đánh giá tính phù hợp, hiệu suất, hiệu quả, tác động và tính bền vững của chương trình, dự án đầu tư chưa được quan tâm đúng mức.

Địa phương quan tâm nhiều hơn đối với đầu tư mới, chưa quan tâm đúng mức đến công tác duy tu bảo dưỡng tài sản cơng hình thành qua đầu tư; Chưa có sự minh bạch cần thiết trong quá trình thực hiện đầu tư; tham vấn cộng đồng và giám sát đầu tư của cộng đồng thiếu thực chất và kém hiệu quả.

Tóm lại, hiệu quả quản lý đầu tư cơng của huyện U Minh có những mặt được và mặt hạn chế đan xen lẫn nhau. Kết quả khảo sát quản lý chu trình dự án đầu tư công trên địa bàn huyện cho thấy, giai đoạn thực hiện đầu tư địa phương thực hiện khá tốt, các giai đoạn còn lại gồm: xác định dự án, chuẩn bị và phê duyệt dự án, đánh giá sau đầu tư thực hiện chưa tốt, cần phải cải thiện nhiều hơn.

3.3.2.3. Nguyên nhân hạn chế

Những hạn chế ở trên có nhiều nguyên nhân cả khách quan lẫn chủ quan, cụ thể là: U Minh có điều kiện địa hình, địa chất, khí hậu, thủy văn không thuận lợi cho đầu tư. Trong khi đó các loại hàng hóa cơng như: giao thơng, thủy lợi, trường học, bệnh viện,…là đối tượng của đầu tư công nhưng không tạo ra thu nhập trực tiếp cho khu vực cơng. U Minh là một trong những huyện có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn nhất trong tỉnh, điểm xuất phát thấp, nguồn vốn đầu tư khan hiếm, nhu cầu đầu tư hạ tầng rất lớn và khá bức xúc trên nhiều lĩnh vực, trong khi đó đầu tư cơng một mặt phải đảm bảo tính hiệu quả, mặt khác phải đảm bảo tính cơng bằng, do đó dàn trải trong đầu tư là điều rất khó tránh khỏi.

Đầu tư công hiệu quả liên quan đến rất nhiều quyết định mang tính chun mơn hóa cao, tỉnh Cà Mau nói chung cũng như huyện U Minh nói riêng đang rất thiếu các chun gia có trình độ cao trong lĩnh đầu tư cơng, tài chính cơng cũng như quản trị công.

Đầu tư công chịu sự điều chỉnh của khá nhiều luật và văn bản dưới luật. Tuy nhiên, các quy định hiện hành chưa điều chỉnh toàn diện hoạt động đầu tư công, nhất là trong các khâu: thẩm định, phê duyệt các chương trình, dự án đầu tư, phân bổ ngân sách vốn, tránh nhiệm theo dõi, giám sát và đánh giá đầu tư. Mặt khác, một số quy định của pháp luật mới được ban hành gần đây nên thực hành quản lý ở cấp địa phương còn nhiều lúng túng, chưa theo kịp yêu cầu như: Luật quy hoạch đơ thị (2009), Nghị định của Chính phủ về đánh giá đầu tư (2009),…

Đầu tư công hiện nay thiếu sự gắn kết với các mục tiêu kinh tế - xã hội trong một khuôn khổ kinh tế vĩ mô. Phân bổ ngân sách vốn hiện vẫn theo niên độ hằng năm chứ không theo một kế hoạch đầu tư trung hạn (3-5 năm) theo các chương

trình, dự án đầu tư nên nguồn lực công phân tán, sử dụng kém hiệu quả. Các cơ quan chuyên môn của người quyết định đầu tư được giao nhiệm vụ thẩm định dự án nhưng chuẩn mực, phương pháp, công cụ thẩm định không được các bộ, ngành hướng dẫn; thiếu công cụ theo dõi, giám sát, kiểm tra, đánh giá kết quả đầu tư.

Cơ chế hiện hành chưa tạo ra một áp lực đáng kể cho người có thẩm quyền quyết định đầu tư, chủ đầu tư và các bên tham gia thực hiện dự án trách nhiệm minh bạch thơng tin về dự án đầu tư, giải trình về hiệu quả đầu tư và trách nhiệm bồi thường đối với những quyết định đầu tư kém hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá quả lý đầu tư công, trường hợp huyện u minh tỉnh cà mau (Trang 64 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)