Chương 2 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
4.3. CÁC KHUYẾN NGHỊ
4.3.1. Đối với chính quyền địa phương
Định hướng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm là cơ sở ban đầu để lựa chọn chương trình, dự án đầu tư công. Do vậy, đầu tư cơng sẽ có trọng điểm và hiệu quả hơn nếu các ưu tiên phát triển được xác định đúng đắn. Để nâng cao hiệu quả đầu tư công trên địa bàn, tác giả khuyến nghị địa phương một số vấn đề về chính sách phát triển kinh tế - xã hội. Cụ thể như sau:
4.3.1.1. Tập trung vốn đầu tư hạ tầng giao thông và thủy lợi
U Minh là huyện nghèo của tỉnh Cà Mau, có xuất phát điểm thấp, thu ngân sách cịn hạn hẹp, cơ sở hạ tầng kỹ thuật có tiến bộ nhưng cịn nhiều khó khăn. Do vậy, từ đây đến 10 năm tới địa phương cần tạm hoãn đầu tư xây dựng trụ sở các cơ quan công quyền từ Huyện đến cơ sở, các cơng trình văn hố như: tượng đài, nhà bia, nhà lưu niệm, trung tâm văn hoá,…Để tập trung vốn cho đầu tư phát triển hạ tầng giao thông và thủy lợi.
Đối với hệ thống thủy lợi: địa phương nên tập trung vốn đầu tư hồn chỉnh các hệ thống hiện có, đặc biệt là cống dưới đê để phát huy tối đa hiệu quả các dự án đã đầu tư; khơng tính đến, khơng đầu tư và/hoặc đề xuất trung ương đầu tư các cơng trình hồnh tráng nhưng kém khả thi.
Đối với hệ thống giao thông: giao thông nông thôn hiện hữu đã đáp ứng được nhu cầu đi lại cho 5-7 năm tới, địa phương cần gia tăng chi thường xuyên để duy trì hệ thống ln ln trong điều kiện phục vụ tốt. Ngân sách vốn nên ưu tiên đầu tư hoàn chỉnh hệ thống tỉnh lộ đồng bộ giữa cầu với đường để đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hố, giúp doanh nghiệp giảm chi phí đầu vào của sản xuất, gia tăng lợi nhuận, tạo tiền đề thuận lợi để doanh nghiệp chuyển sản xuất về khu vực nông thôn.
4.3.1.2. Ưu tiên đầu tư đào tạo nghề
Huyện U Minh có nguồn lao động trẻ, dồi dào nhưng tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt thấp, do vậy năng suất lao động không cao, không hấp dẫn đầu tư của khu vực tư. Thiếu lao động có tay nghề là một rào cản rất lớn của địa phương trên đường hướng tới tương lai.
Trong trung hạn, địa phương cần tập trung thực hiện các đề án đào tạo nghề cho người lao động tại các Trung tâm Đào tạo nghề tại tỉnh Cà Mau hoặc tại các tỉnh ĐBSCL. Cần gắn kết kế hoạch đào tạo nghề với nhu cầu của doanh nghiệp để đảm bảo lao động có việc làm ngay sau khi kết thúc đào tạo và đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp.
4.3.2. Đối với Trung ương
Hiệu quả đầu tư công chưa cao ở cấp độ địa phương một phần rất quan trọng do hệ thống thể chế quản lý đầu tư cơng chưa hồn chỉnh, thuộc trách nhiệm sửa đổi, bổ sung của cơ quan Quốc hội, Chính phủ và các bộ, ngành chuyên môn. Nhằm giúp địa phương nâng cao hiệu quả đầu tư, tác giả khuyến nghị một số vấn đề sau đối với trung ương:
4.3.2.1. Áp dụng Khung logic trong lập, thẩm định, theo dõi thực hiện và đánh giá dự án đầu tư công
Khung Logic, Khung theo dõi – đánh giá dự án được cộng đồng quốc tế áp dụng rộng rãi trong lập, thẩm định, phê duyệt, thực thi và đánh giá dự án công. Thực tế Việt Nam, các dự án ODA đã sử dụng rộng rãi các công cụ này và mang lại hiệu quả rất tốt trong lập, thẩm Định dự án, theo dõi thực hiện và đánh giá đầu tư, tuy nhiên các dự án trong nước chưa áp dụng. Chính phủ hoặc Bộ Kế hoạch và đầu tư cần thể chế hố các cơng cụ này thành quy định của pháp luật để áp dụng cho các dự án đầu tư công ở Việt Nam.
4.3.2.2. Tăng cường kiểm tốn chi đầu tư cơng
Hiện nay Kiểm toán Nhà nước chỉ mới thực hiện kiểm toán một phần chi đầu tư công với tần suất 02 năm/1 lần đối với địa phương chủ yếu ở cấp tỉnh mà ít triển khai ở cấp huyện. Phạm vi thực hiện là kiểm toán việc chấp hành pháp luật của chính quyền địa phương trong phân bổ, quản lý sử dụng vốn đầu tư; chấp hành pháp luật của chủ đầu tư trong quản lý một số dự án và chương trình đầu tư.
Nhằm góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư cơng, Kiểm tốn nhà nước cần thực hiện tổng kiểm tốn hằng năm, trong đó có kiểm tốn chi đầu tư, tiến đến kiểm tốn 100% chi đầu tư cơng. Phạm vi thực hiện kiểm tốn khơng chỉ giới hạn trong việc chấp hành pháp luật của chính quyền địa phương và chủ đầu tư mà cần mở rộng thực hiện kiểm tốn tính phù hợp, hiệu suất, hiệu quả, tính bền vững và tác động của đầu tư công.