7. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
2.3.2. Nhận xét về năng lực cạnh tranh của ITECOM với các đối thủ cạnh tranh
tranh trong cùng lĩnh vực kinh doanh.
Khẳng định và giữ vững vai trò của ITECOM là nhà cung cấp dịch vụ chủ đạo trên thị trường đầu tư dịch vụ phủ sóng di động trong tòa nhà (IBS) và kết nối
73
Internet tốc độ cao, giữ thị phần khống chế dịch vụ, trở thành nhà cung cấp dịch vụ uy tín, là đối tác tin cậy của các đối tác trong và ngoài nước.
Công ty ITECOM đã tổ chức lại bộ máy vận hành khai thác dịch vụ. Chuẩn hóa cán bộ, xây dựng đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ chuyên môn cao, có chế độ đãi ngộ phù hợp để tạo động lực phát triển trên cơ sở đánh giá đúng năng lực, trình độ; sử dụng hiệu quả lực lượng lao động.
Nâng cao chất lượng dịch vụ, chất lượng phục vụ nhằm xây dựng giá trị thương hiệu dịch vụ, xây dựng hình ảnh và uy tín của ITECOM tạo khách hàng trung thành. Tăng cường đầu tư mạng lưới để đáp ứng nhu cầu của khách hàng; tập trung nghiên cứu phát triển ứng dụng công nghệ mới nhằm tạo ra các sản phẩm khác biệt.
Mặc dù chính sách giá cước của các nhà cung cấp dịch vụ về cơ bản là không có sự khác biệt lớn, nhưng đứng trước các hình thức cạnh tranh không lành mạnh của các đối thủ nhằm giảm giá cước như thông qua các chính sách ưu đãi cho người mua, trích hoa hồng cho người ký kết hợp đồng, ITECOM cần có định hướng về chính sách giá sao cho linh hoạt đối với từng dịch vụ. Cụ thể: thực hiện đa dạng hóa các hình thức cấu trúc cước khác nhau tạo sự khác biệt về dịch vụ như việc tạo cấu trúc cước tính theo lưu lượng, cấu trúc cước theo hiệu suất sử dụng của kênh kết nối, theo thời gian sử dụng, giảm giá cho khách hàng sử dụng nhiều cổng hoặc lâu năm. Việc cạnh tranh cạnh tranh về giá cước gắn với các biện pháp và mục tiêu cạnh tranh khác như nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hóa sản phẩm, thương hiệu
Hiện nay các đối thủ cạnh tranh được tự quy định giá do chính sách của Nhà nước muốn san sẻ bớt thị phần cho nhiều doanh nghiệp viễn thông, riêng giá của dịch vụ viễn thông vẫn phải thực hiện mức trần và sàn theo quy đinh của Nhà nước. Vì thế cũng có nhiều công ty thành lập và là đối thủ cạnh tranh trực tiếp với Itecom như VIỄN TIN, TÂN TẠO, UNITEL, CT IN, THIÊN VIỆT, TEKOM, DKD,
74
KINH ĐÔ, GTEK…Do vậy, việc Itecom giữ được thị phần đang gặp nhiều khó khăn.
Tuy nhiên ITECOM đã không ngừng hoàn thiện chiến lược kinh doanh, tăng cường đầu tư đổi mới kỹ thuật, công nghệ, phát triển nguồn nhân lực, xác lập và hoàn thiện các kênh phân phối, đẩy mạnh xúc tiến bán hàng, đặc biệt là hoạt động quảng cáo, quan hệ công chúng và khuyến mại… nên đã có được những tiền đề, yếu tố cần thiết để tham gia, đứng vững và phát triển trong cạnh tranh trên thị trường nội địa cũng như thị trường nước ngoài với các doanh nghiệp viễn thông quốc tế mà ITECOM đang hướng tới.