Vai trò của các chủ thể kinh tế khác đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóaở thành phố buôn ma thuột, đắklắk (Trang 29 - 30)

cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa

Các chủ thể kinh tế đều có những tác động nhất định đối với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.

+ Hệ thống các ngân hàng thương mại: hiện nay mạng lưới các tổ chức tín dụng phát triển mạnh mẽ đã tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế dễ dàng tiếp cận nguồn vốn của ngân hàng để đầu tư phát triển kinh tế, góp phần thúc đẩy tăng tưởng kinh tế nói chung. Vốn huy động và vốn cho vay là nguồn lực hết sức quan trọng giúp các nhà đầu tư nâng cao chất lượng và hoạt động thương mại. Các ngân hàng thương mại tích cực cải tiến thủ tục vay vốn theo hướng coi trọng năng lực tài chính và hiệu quả dự án đầu tư và mở rộng cho vay đối với các thành phần kinh tế ngồi quốc doanh, điều đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho khu vực kinh tế này phát triển, góp phần giải quyết cơng ăn việc làm cho người lao động nhất là những người lao động trẻ có trình độ. Các ngân hàng thương mại phải cùng với nhà nước xác định đầu tư tín dụng phù hợp vào các lĩnh vực, các ngành trọng điểm đang khát vốn, điều đó góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.

+ Doanh nghiệp: Doanh nghiệp có vị tri quan trọng của nền kinh tế, góp phần giải phóng và phát triển sức sản xuất, huy động và phát huy nội lực vào phát triển kinh tế xã hội góp phần vào tăng trưởng kinh tế, tăng kim ngạch xuất khẩu, tăng thu ngân sách và tham gia giải quyết các vấn đề xã hội như giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo. Doanh nghiệp là yếu tố quan trọng trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế quốc dân như: Cơ cấu

nhiều thành phần kinh tế, cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu kinh tế giữa các vùng, địa phương. Doanh nghiệp phát triển, đặc biệt là DN ngành công nghiệp tăng nhanh là nhân tố đảm bảo cho việc thực hiện các mục tiêu của cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước, nâng cao hiệu quả kinh tế, giữ vững ổn định và tạo thế mạnh hơn về năng lực cạnh tranh của nền kinh tế trong quá trình hội nhập.

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, các doanh nghiệp và đặc biệt là doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong những lĩnh vực quan trọng, chủ đạo tác động rất lớn đến chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế. Thông qua quản lý nhà nước, các doanh nghiệp đâu tư, nâng cao chất lượng, hiệu quả sản xuất kinh doanh, cùng với quy hoạch ngành, lĩnh vực tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Ngược lại doanh nghiệp chỉ quan tâm đến lợi nhuận mà bỏ qua các tiêu chí khác như khơng quan tâm bảo vệ mơi trường, khai thác và sử dụng lãnh phí, kiệt quệ tài nguyên, kinh doanh không lành mạnh … làm cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành khơng mang tính bền vững.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóaở thành phố buôn ma thuột, đắklắk (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w