Thành phố Nha Trang

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóaở thành phố buôn ma thuột, đắklắk (Trang 37 - 39)

Nha Trang là một thành phố ven biển và là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật và du lịch của tỉnh Khánh Hòa, Thành phố Nha Trang có diện tích tự nhiên là 251 km², nằm trên bờ biển dài hơn 10 km, có hệ thống cơ sở hạ tầng tương đối khá, là nơi tập trung các viện nghiên cứu, các trường đại học và nhiều cơ sở văn hoá xã hội, danh lam thắng cảnh đẹp. Vịnh

Nha Trang là thành viên Câu lạc bộ các Vịnh đẹp nhất thế giới. Nha Trang là trung tâm du lịch với hệ thống khách sạn phong phú có khả năng đón khách và phục vụ các hội nghị lớn mang tầm quốc tế và nhiều dịch vụ phong phú như: thăm quan đảo, lặn biển ngắm san hơ, tắm bùn,.... Với lợi thế vị trí địa lý thuận lợi, được thiên nhiên ưu đãi cả về cảnh quan đẹp, khí hậu ơn hồ, Nha Trang hiện tại là trung tâm kinh tế, văn hóa du lịch của Việt Nam. Với lợi thế là thành phố du lịch, kinh tế Nha Trang chủ yếu phát triển về du lịch, thương mại và công nghiệp.

Ngành Du lịch - Dịch vụ của Nha Trang phát triển nhanh, hàng năm tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 18,7%. Thành phố đã chú trọng đầu tư xây dựng các điểm du lịch với đặc thù cảnh quan thiên nhiên, hệ sinh thái đặc trưng đã trở thành điểm đến hấp dẫn trong thu hút du lịch, đầu tư cơ sở vật chất và chất lượng dịch vụ đáp ứng tốt cho nhu cầu của khách du lịch, vì vậy doanh thu trong lĩnh vực du lịch đạt cao.

Ngành Công nghiệp: Sản xuất trong lĩnh vực công nghiệp được chú trọng đầu tư trong lĩnh vực thuỷ sản đông lạnh, dệt may, nước mắm, hàng công nghệ. Giá trị sản xuất cơng nghiệp tăng trưởng bình qn hàng năm 14,8%, số cơ sở sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp tăng nhanh qua các năm, công tác khuyến công, hỗ trợ doanh nghiệp, khôi phục các làng nghề truyền thống được chính quyền thành phố Nha Trang quan tâm.

Ngành Nơng Lâm nghiệp và Thuỷ sản tăng trưởng bình qn hàng năm đạt 4,7%. Cây trồng phục vụ chủ yếu cho địa phương và khách du lịch. Các dự án, mơ hình phát triển kinh tế được triển khai rộng, nông dân, ngư dân được tiếp cận với tiến bộ khoa học kỹ thuật, ứng dụng thành cơng các biện pháp kỹ thuật góp phần làm giảm chi phí, tăng thu nhập và bảo vệ môi trường. Năng lực và sản lượng thủ sản khai thác được ngày càng tăng.

Cơ sở hạ tầng đô thị phát triển, nguồn vốn đầu tư hạ tầng đa dạng bao gồm từ ngân sách nhà nước, từ các thành phần kinh tế trong và ngoài nước,

đặc biệt là nguồn huy động trong dân…. Vì vậy đã đáp ứng được yêu cầu mở rộng nâng cao năng lực sản xuất của các ngành kinh tế, đầu tư cho phát triển hạ tầng đô thị, phát triển kinh tế xã hội ….

Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm đạt 11,2% (giai đoạn 2005-2010) cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng nhanh tỷ trọng các ngành dịch vụ và công nghiệp, năm 2010 cơ cấu kinh tế của thành phố Nha Trang là: Dịch vụ chiếm 62,5%, Công nghiệp chiếm 30,5%, Nông nghiệp chiếm 7%.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóaở thành phố buôn ma thuột, đắklắk (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w