Điều kiện xã hộ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóaở thành phố buôn ma thuột, đắklắk (Trang 46 - 48)

Đặc điểm về dân số

Dân số là cơ sở hình thành nguồn nhân lực, đồng thời dân số và nguồn nhân lực là nền tảng cho các quy hoạch lãnh thổ và ngành khi tính tốn các nhu cầu cơ bản về dân sinh, về cơ sở hạ tầng kinh tế- xã hội và văn hố. Nguồn lực về lao động có vị trí đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Bảng 2.1: Dân số của TP. Buôn Ma Thuột giai đoạn 2001- 2009

Năm (người)Dân số Tỷ lệ tănghàng năm (%)

Phân theo khu vực (người) Thành thị Nông thôn Dân số Tỷ lệ (%) 2001 290.167 1,67 185.691 64,0 104.476 2002 296.512 2,19 190.754 64,3 105.758 2003 303.311 2,29 195.794 64,6 107.517 2004 309.285 1,97 199.897 64,6 109.388 2005 314.588 1,71 203.855 64,8 110.733 2006 319.277 1,49 207.556 65,0 111.721 2007 325.378 1,24 208.629 64,1 116.749 2008 329.292 1,20 210.943 64,0 118.349 2009 330.106 0,25 216.371 65,5 113.735 BQ 2001-2009 1,56 64,56

Năm 2001 TP.Bn Ma Thuột có 290.167 người, đến năm 2009 là 330.106 người, tốc độ tăng dân số bình quân giai đoạn 2001- 2009 là 1,56%.

Bảng 1.1 cho thấy, đặc điểm biến động dân số của Thành phố mặc dù hàng năm có tăng, nhưng tốc độ tăng chậm lại. Trong cơ cấu dân số phân theo khu vực, thì dân số thành thị trung bình chiếm tới 64,56% dân số, dân số khu vực nơng thơn chiếm 35,44% tồn thành phố. Qua các năm tỉ lệ dân số thành thị ngày càng tăng, cụ thể năm 2001 chiếm 64%, đến năm 2009 chiếm tỷ lệ 65,5%.

Về cơ cấu thành phần dân tộc: có 40 dân tộc anh em, trong đó có 85% người Kinh, 15% đồng bào các dân tộc thiểu số, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ chiếm 10% và chủ yếu là đồng bào dân tộc Ê đê.

Đặc điểm về nguồn lao động

Nguồn lao động chiếm tỷ lệ tương đối cao trong tổng số dân, bình quân lao động hàng năm giai đoạn 2001-2009 tỷ lệ nguồn lao động dao động trong khoảng 57%-58%. Số người trong độ tuổi lao động năm 2005 là 183.285 người, năm 2009 có 188.466 người [4], chiếm 57% dân số tồn thành phố, như vậy cho thấy lực lượng lao động trong độ tuổi có khả năng lao động là lớn. Đây là nguồn lực lao động quan trọng cho phát triển kinh tế- xã hội, cho việc hình thành các ngành sản xuất mới, đặc biệt là dịch vụ có chất lượng cao.

Số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế có xu hướng tăng lên đáp ứng cho nhu cầu mở rộng và phát triển sản xuất và kinh doanh. Theo thống kê của Thành phố năm 2009 có khoảng 154.539 người, chiếm 80% so với tổng nguồn lao động, bình quân mỗi năm của giai đoạn 2001- 2009 Thành phố giải quyết được thêm trên 5.659 lao động có việc làm. Chất lượng của nguồn nhân lực được chú trọng thơng qua đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ học vấn, trình độ chun mơn và thông qua đào tạo nghề cho người lao động. Tuy nhiên chất lượng nguồn lao động chưa đều giữa khu vực nông nghiệp và phi nông nghiệp, nhất là khu vực nơng nghiệp và khu vực ngoại thành dân trí của lao động còn nhiều hạn chế.

Đặc điểm về khoa học và cơng nghệ

Khoa học và cơng nghệ có tầm quan trọng đặc biệt, nâng cao năng lực nội sinh là nhân tố quan trọng để thúc đẩy sự nghiệp Cơng nghiệp hố, Hiện đại hố, khoa học và cơng nghệ trở thành động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội [9]. Cơ chế chính sách khoa học và cơng nghệ của tỉnh thời gian qua đã khẳng định vai trò động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của Thành phố. Khoa học chuyển động theo hướng tích cực tập trung cho công tác ứng dụng và chuyển giao đưa tiến bộ kỹ thuật và cơng nghệ vào sản xuất; khuyến khích các doanh nghiệp và người sản xuất quan tâm đổi mới cơng nghệ, đến thị trường tiêu thụ, đến nhóm hàng hố, đến bảo hộ sở hữu trí tuệ và tiêu chuẩn chất lượng. Từ đó góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm và hàng hoá; nâng cao hiệu quả sản xuất và thu nhập của người sản xuất.

Tuy nhiên chính sách đầu tư và phát triển Khoa học công nghệ chưa đủ mạnh để tạo điều kiện hỗ trợ cho các doanh nghiệp quan tâm đầu tư ứng dụng và đổi mới cơng nghệ. Trình độ cơng nghệ của nhiều ngành sản xuất cịn thấp và khơng đồng bộ. Nhiều doanh nghiệp và cơ sở sản xuất chưa quan tâm đến đổi mới công nghệ, sản xuất chưa quan tâm đến bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Bên cạnh đó, tiềm lực khoa học và cơng nghệ của tỉnh ĐắkLắk và của Thành phố chưa đủ sức đáp ứng các nhu cầu phát triển khoa học và phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội, điều này đặt ra vấn đề cần phải tiếp tục nhanh chóng đầu tư phát triển.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóaở thành phố buôn ma thuột, đắklắk (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w