Giải pháp phát triển ngành công nghiệp xây dựng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóaở thành phố buôn ma thuột, đắklắk (Trang 91 - 94)

- Nông lâm thủy sản Tỷ đồng 441.85 468.30 432.90 438.30 453.68 510.32 Công nghiệp xây

3.2.2.1. Giải pháp phát triển ngành công nghiệp xây dựng

Để đảm bảo sự phát triển nhanh chóng các ngành công nghiệp trên địa bàn, cần chú ý một số giải pháp sau:

Giải pháp cho các cụm công nghiệp của Thành phố: Thành phố cần chú

trọng tập trung đầu tư vào các cụm công nghiệp do địa phương quản lý, trong đó cần phân cụm nhà máy và cơ sở sản xuất theo nhóm ngành cơng nghiệp: Cơng nghiệp nhẹ, cơng nghiệp chế biến, công nghiệp nặng, công nghiệp điện tử dân dụng,vv…để dễ quản lý và xử lý ô nhiễm hiệu quả. Đối với những ngành cơng nghiệp mà chất thải, khí thải có khả năng gây ơ nhiễm mơi trường cao cần đưa vào những cụm công nghiệp xa trung tâm và vùng dân cư. Tập trung xây dựng và hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng ban đầu cho các cụm công nghiệp (điện, nước công

nghiệp, môi trường cây xanh và đặc biệt là hệ thống xử lý nước thải), đồng thời có giải pháp đồng bộ khuyến khích nhà đầu tư phát triển sản xuất.

Chú trọng và tranh thủ các nguồn vốn, đặc biệt các nguồn vốn Trung ương, của Tỉnh, của các Tổng công ty nhà nước thông qua các dự án phát triển ngành công nghiệp trên địa bàn. Tăng cường xúc tiến đầu tư, thu hút vốn, kỹ thuật, chất xám, thông qua liên kết liên doanh với các nhà đầu tư bên ngoài, các tỉnh và Thành phố có tiềm năng như TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, vv… để nhanh chóng phát triển cơ sở sản xuất, nhà máy; hình thành các ngành cơng nghiệp mới phù hợp với tiềm năng và điều kiện phát triển.

Để huy động tốt các nguồn vốn doanh nghiệp và trong dân, thành phố (kiến nghị tỉnh) xây dựng cơ chế chính sách đặc thù, khuyến khích nhà đầu tư có các dự án, đề án cụ thể nhằm thu hút các nguồn vốn vay tín dụng. Bên cạnh đó cần tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài, đặc biệt là nguồn vốn FDI.

Chú trọng quy hoạch vùng nguyên liệu phục vụ cho sản xuất công nghiệp như vùng rau, vùng cà phê, vv…của thành phố và tỉnh; có định hướng liên kết với vùng nguyên liệu của tỉnh bạn để tạo nguồn nguyên liệu ổn định như gỗ, cao su,vv…

Tăng cường mở rộng thị trường và quảng bá thương hiệu bằng nhiều hình thức trong cả nước và nước ngồi. Khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp nhanh chóng tạo ra các sản phẩm có thương hiệu có uy tín, như thương hiệu Cà phê trung nguyên, Gỗ Hoàng Nguyên, ong mật ĐắkLắk.... Khai thác tốt thị trường trong tỉnh, trong vùng và thị trường quốc tế, chú trọng các sản phẩm xuất khẩu thế mạnh như các sản phẩm chế biến nông, lâm sản, các sản phẩm đáp ứng nhu cầu thiết yếu và lâu dài.

Về Công nghiệp năng lượng: Nhanh chóng đẩy nhanh tiến độ xây dựng,

đưa vào vận hành đúng thời hạn các dự án thuỷ điện Buôn Kốp công suất 280 MW; thuỷ điện Dray Hling3. Nghiên cứu phát triển năng lượng mặt trời, năng lượng gió, nhiệt điện.

Về Cơng nghiệp chế biến nơng, lâm sản, thực phẩm: Tập trung đầu tư đổi

mới công nghệ tiên tiến, hiện đại, quy mô hợp lý, nhằm giảm dần các sản phẩm sơ chế; phát triển chế biến các sản phẩm tinh và coi trọng nâng cao giá trị gia tăng trong sản phẩm hàng hoá. Nâng cao khả năng cạnh tranh, ổn định và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm trong nước và xuất khẩu. Phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản trên cơ sở gắn với qui hoạch vùng nguyên liệu, tạo nền tảng cho cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn.

Cơng nghiệp chế biến cà phê. Tập trung đầu tư mở rộng năng lực và đổi mới công nghệ chế biến cà phê theo công nghệ ướt, tăng chất lượng, giá trị sản phẩm. Áp dụng đồng thời công nghệ chế biến ướt và chế biến khô (chế biến ướt chú trọng ở khu vực thuận lợi và có nguồn cà phê Roubustar). Đa dạng hóa các mặt hàng cà phê chế biến: cà phê hạt rang, cà phê bột, cà phê hòa tan, cà phê sữa với chất lượng cao nhằm tăng khối lượng cà phê hàng hóa và xuất khẩu. Tiếp tục xây dựng và quảng bá thương hiệu cà phê của Buôn Ma Thuột nhằm không chỉ chiếm lĩnh thị trường trong nước mà hướng tới chiếm tỷ lệ cao trên thị trường quốc tế.

Công nghiệp chế biến cao su: Cây cao su ở khu vực Buôn Ma Thuột và các vùng của Đắk Lắk có chất lượng cao. Sản phẩm cao su hiện nay đang xuất khẩu thuận lợi nhưng hàng hóa xuất khẩu chưa đa dạng. Với những ưu thế về vùng nguyên liệu có chất lượng, Bn Ma Thuột cần đầu tư xây dựng nhà máy chế biến cao su mủ Latex; nhà máy chế tạo sản phẩm công nghiệp từ cao su, mở rộng quy mô sản xuất chế tạo sản phẩm từ cao su như săm lốp các loại, băng tải v.v. nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trồng và chế biến sản phẩm cao su.

Phát triển công nghiệp chế biến và bảo quản các sản phẩm nông nghiệp khác như ngô, đậu các loại, rau quả thực phẩm phục vụ cho thành phố Buôn Ma Thuột tại các khu công nghiệp và cụm Tiểu thủ công nghiệp.

Phát triển công nghiệp chế biến gỗ, lâm sản: Đây là một hướng phát triển công nghiệp chế biến lâm sản quan trọng, nhằm tận dụng ưu thế tiềm năng rừng

quanh khu vực Thành phố và nguồn nguyên liệu từ Lào, cần phải khuyến khích xây dựng nhà máy chế biến gỗ và lâm sản để tinh chế và đa dạng mặt hàng sản xuất từ gỗ, lâm sản.

Ngành Tiểu thủ công nghiệp và các làng nghề: Phục hồi và phát triển một số ngành nghề thủ công mỹ nghệ, các làng nghề truyền thống như mộc mỹ nghệ, dệt thổ cẩm, đan song mây tre, chế tác đồ trang sức, hàng lưu niệm mang bản sắc văn hóa Tây Ngun và đặc trưng riêng của Bn Ma Thuột, Đắk Lắk phục vụ du lịch và xuất khẩu. Quy hoạch và tạo điều kiện để hình thành các làng nghề, phố nghề lâu dài, bao gồm cả sản xuất đồ mộc cao cấp và chế tác đá quý. Mở rộng các ngành nghề đến các buôn vùng ven thành phố .

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóaở thành phố buôn ma thuột, đắklắk (Trang 91 - 94)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w