Đà Lạt là một thành phố thuộc cao nguyên Lâm Viên, nằm ở độ cao trung bình 1.500 mét so với mực nước biển với diện tích 393,29 km². Thành phố Đà Lạt là trung tâm chính trị, kinh tế và văn hoá của tỉnh Lâm Đồng, Thành phố Đà Lạt thừa hưởng một khí hậu miền núi ơn hịa và dịu mát quanh năm. Với đặc điểm thành phố trong rừng và rừng trong thành phố đã tạo nên một giá trị đặc trưng, riêng biệt. Thiên nhiên còn ưu đãi cho Đà Lạt là một vùng nông nghiệp trù phú đặc biệt với những sản phẩm rau và hoa và đã trở thành một vùng hoa nổi tiếng của cả nước.
Với đặc điểm riêng biệt về tài nguyên thiên thiên và khí hậu miền núi ơn hịa, Đà Lạt có một nền kinh tế thiên về các lĩnh vực du lịch, dịch vụ và
nông nghiệp.
Về Nơng nghiệp: Nhờ thổ nhưỡng và khí hậu thuận lợi, Đà Lạt có điều kiện để phát triển nhiều loại cây ôn đới. Cây rau và hoa chiếm diện tích canh tác chủ yếu tại Đà Lạt. Với việc thực hiện quy hoạch phát triển nông nghiệp, Sản xuất nông nghiệp của thành phố Đà Lạt chuyển dịch theo hướng sản xuất nông sản chất lượng cao, phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế với các vùng, miền trong nước và các nước trong khu vực; được xác định là một thế mạnh
để tạo việc làm cho lao động nông nghiệp; đồng thời kết hợp chặt chẽ giữa phát triển nông nghiệp với tôn tạo và làm đẹp cảnh quan, mơi trường, góp phần phát triển du lịch của thành phố Đà Lạt. Giai đoạn hiện nay sản xuất nông nghiệp của thành phố Đà Lạt phát triển theo định hướng ứng dụng công nghệ cao, kỹ thuật cấy mô được áp dụng và là một kỹ thuật quan trọng trong việc nhân giống và cung cấp giống cây trịng có chất lượng cao. Các chương trình, dự án đầu tư hỗ trợ phát triển kinh tế nông nghiệp được đầu tư trực tiếp cho các hộ nơng dân đã góp phần kính thích sản xuất phát triển.
Do có vị trí tự nhiên đặc biệt cùng với quần thể rừng thông thuần loại nên rừng Đà Lạt được coi là rừng cảnh quan, phục vụ cho du lịch - nghỉ dưỡng. Các chương trình định hướng phát triển kinh tế xã hội của thành phố Đà Lạt trước đây và hiện nay đều nhấn mạnh đến việc bảo tồn cảnh quan tự nhiên, khai thác thế mạnh điều kiện khí hậu tự nhiên để phục vụ cho phát triển du lịch - nghỉ dưỡng, khẳng định rừng Đà Lạt là rừng đặc dụng thuộc phạm vi bảo vệ và phát triển chứ không chú trọng đến khai thác lâm sản.
Ngành Du lịch - Dịch vụ:
Du lịch: Với lợi thế về tài nguyên thiên nhiên, cảnh quan du lịch và khí hậu ơn đới, thành phố Đà Lạt là điểm đến hấp dẫn của khách du lịch và nghỉ dưỡng, vì vậy ngành du lịch và dịch vụ của thành phố Đà Lạt được xác định là kinh tế mũi nhọn trong cơ cấu kinh tế của thành phố đà lạt, đồng thời tập trung xây dựng ngành du lịch trở thành ngành kinh tế động lực của nền kinh tế.
Không gian du lịch của đà lạt gắn kết với du lịch các vùng phụ cận với những loại hình như du lịch nghỉ dưỡng, sinh thái, cảnh quan, thể thao, vui chơi giải trí, hội nghị…
Để nâng cao chất lượng du lịch, thành phố đà lạt đã triển khai các biện pháp bảo vệ , tôn tạo và phát triển các thắng cảnh, di tích lịch sử văn hóa, nâng cấp hạ tầng đô thị và xây dựng cơ chế kêu gọi đầu tư phát triển các dịch vụ du lịch nghỉ dưỡng. Các ngành của thành phố cũng đã tiến hành khảo sát ,
lập bản đồ xác định các ranh giới thắng cảnh di tích văn hóa lịch sử để cắm mốc bàn giao cho các nhà đầu tư hoặc địa phương trực tiếp quản lý khai thác kinh doanh.
Để phát triển du lịch hiệu quả và bền vững, thành phố đà lạt đã tiến hành nghiên cứu quy hoạch chi tiết các khu du lịch và triển khai xây dựng các dự án đầu tư, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi thu hút các nhà đầu tư vào thực hiện các dự án. Khuyến khích và hỗ trợ các cơng ty du lịch tổ chức các sự kiện quảng bá du lịch trên các vùng miền cả nước.
Dịch vụ: với tiềm năng, thế mạnh của ngành du lịch và nông nghiệp chất lượng cao nên hệ thống dịch vụ đi liền với du lịch, nông nghiệp được phát triển mạnh, dịch vụ hỗ trợ ngành du lịch, ngành nông nghiệp được chú trọng phát triển, đầu tư, hoạt động phân phối hoa, rau, quả ra thị trường nội địa cũng như xuất khẩu thị trường nước ngoài ngày càng phát triển tạo giá trị gia tăng cao cho các loại sản phẩm được cung cấp.
Ngành Công nghiệp:
Với thế mạnh của ngành nông nghiệp thành phố Đà Lạt nói riêng và tỉnh Lâm Đồng nói chung, ngành cơng nghiệp của thành phố Đà Lạt chủ yếu tập trung vào công nghiệp chế biến các sản phẩm từ ngành nông nghiệp như: công nghiệp chế biến, sản xuất chè, cà phê, dâu tây, rượu, mứt… đã tạo ra giá trị gia tăng cao, được nhà nước khuyến khích phát triển và kêu gọi đầu tư từ các doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
Thành phố Đà Lạt có nhiều cơ quan nghiên cứu, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ phục vụ sản xuất nơng nghiệp.
Vì vậy, với các biện pháp thực hiện như trên, được trong giai đoạn 2005- 2009 tăng trưởng kinh tế thành phố Đà Lạt đạt 14,2%, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng: Du lịch - dịch vụ chiếm 69,6%, Công nghiệp xây dựng 17,8%, Nông Lâm nghiệp 12,6%. Kế hoạch đột phá tăng tốc phát triển kinh tế xã hội thành phố Đà Lạt (Quyết định 706/QĐ-UBND, ngày 15/02/2007 của UBND
thành phố Đà Lạt) là: xác định trọng tâm phát triển nông nghiệp đà lạt... Theo hướng nông nghiệp công nghệ cao gắn với dịch vụ, du lịch và xuất khẩu. Trọng tâm là nhanh chóng chuyển dịch cơ cấu cây trồng, phát triển mạnh hoa công nghệ cao… tập trung tăng diện tích hoa cao cấp, giảm diện tích hoa thơng thường nhằm tăng giá trị thu nhập trên một diện tích đất canh tác. Triển khai các dự án phát triển hoa và giống hoa theo quy mô lớn và hiện đại nhằm tạo ra sản phẩm có chất lượng, đủ về số lượng phục vụ xuất khẩu…
* Từ việc nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành của thành phố Đầ Lạt, có thể thấy những năm qua, Đà Lạt đã thành cơng trên các mặt:
- Có tầm nhìn về chiến lược và quy hoạch ngành, vùng. Phát huy được lợi thế so sánh của mình, phát huy được thế mạnh của ngành du lịch, ngành nông nghiệp.
- Tập trung đầu tư có trọng điểm vào những ngành và lĩnh vực chủ chốt, trọng yếu của nền kinh tế;
- Định hướng và phát triển tốt các dịch vụ hỗ trợ cho ngành du lịch và nông nghiệp, tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển các lĩnh vực trọng yêu của nền kinh tế.
- Đầu tư về Công nghiệp sản xuất và chế biến các sản phẩm sẵn có từ ngành nơng nghiệp trên địa bàn, chú trọng đa dạng hóa sản phẩm nâng cao giá trị gia tăng của các sản phẩm nông nghiệp.
- Đầu tư và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào các lĩnh vực trọng yếu (công nghệ gien trong sản xuất nông nghiệp…);