Giải pháp phát triển ngành thương mại và dịch vụ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóaở thành phố buôn ma thuột, đắklắk (Trang 94 - 98)

- Nông lâm thủy sản Tỷ đồng 441.85 468.30 432.90 438.30 453.68 510.32 Công nghiệp xây

3.2.2.2. Giải pháp phát triển ngành thương mại và dịch vụ

Đẩy mạnh phát triển và đa dạng hóa các loại hình dịch vụ nhằm hỗ trợ đắc lực cho thúc đẩy phát triển sản xuất và nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư. Tập trung vào các ngành dịch vụ vận tải, dịch vụ bưu chính viễn thơng, dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm...

- Dịch vụ vận tải đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, lưu thơng hàng hóa và đi lại của dân cư. Phát huy khả năng của các thành phần kinh tế đầu tư tăng năng lực vận tải, phát triển các hình thức vận tải mới phù hợp và hiệu quả. Phát huy tiềm năng vận tải đường bộ, mở rộng vận tải liên vùng, tăng cường vận tải đường hàng khơng.

- Dịch vụ bưu chính viễn thơng: Mạng lưới bưu chính viễn thơng đã triển khai đến khắp các địa bàn trong tỉnh. Nâng cao chất lượng dịch vụ bưu chính viễn thơng, đảm bảo thơng tin liên lạc thơng suốt, kịp thời, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội và phục vụ an ninh quốc phòng.

Đầu tư cơ sở hạ tầng để phát triển dịch vụ bưu chính viễn thơng và các dịch vụ Intenet, điện thoại di động trong nước và quốc tế; các cửa hàng dịch vụ bảo hành, sửa chữa điện thoại,vv…

Phát triển mạnh các loại hình dịch vụ tài chính, ngân hàng, dịch vụ bảo hiểm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội của thành phố và nhu cầu sử dụng dịch vụ ngày càng tăng của các tầng lớp dân cư. .

Xây dựng mạng lưới ngân hàng, tổ chức tín dụng và kinh doanh tiền tệ rộng khắp trên địa bàn nhằm huy động và đáp ứng kịp thời các nguồn vốn cho phát triển kinh doanh sản xuất. Có chính sách khuyến khích các ngân hàng cổ phần mở chi nhánh hoạt động tại Thành phố.

Khuyến khích phát triển các dịch vụ th, mua, góp vốn tài chính liên doanh liên kết,vv...

Đặc biệt cần sớm nghiên cứu xây dựng một Trung tâm dịch vụ và tài chính chất lượng để làm địn bẩy thúc đẩy các dịch vụ và tài chính phát triển khơng chỉ cho tỉnh ĐắkLắk mà cho cả vùng Tây Nguyên. Việc hình thành Trung tâm này cịn là cơ hội khuyến khích thu hút nguồn vốn FDI tại khu vực Buôn Ma Thuột.

* Phát triển ngành thương mại.

Hiện nay cần đẩy nhanh đầu tư một số cơ sở hạ tầng của mạng lưới thương mại, bao gồm:

- Xây dựng Chợ Buôn Ma Thuột thành Trung tâm giao lưu thương mại của Thành phố, của tỉnh và của vùng Tây nguyên;

- Đẩy nhanh xây dựng các Trung tâm thương mại đã đăng ký đầu tư trên địa bàn: Siêu thị Vinatex, Trung tâm thương mại Hoàng Nguyên... Xây dựng chợ đầu mối và một số chợ thuộc phường, xã.

- Phát triển thương mại theo hướng phục vụ tốt thị trường nội địa. Mở rộng mạng lưới thương mại trên khắp địa bàn trong tỉnh, tạo sự lưu thông, trao đổi hàng hóa, vật tư thuận lợi, góp phần thúc đẩy, kích thích các ngành sản xuất phát triển.

- Tăng cường giao lưu, trao đổi hàng hoá với thị trường khu vực Tây Nguyên và các tỉnh lân cận, đặc biệt là với thị trường TP. Hồ Chí Minh, Duyên hải Miền Trung trong việc cung cấp nông sản thực phẩm, mua bán vật tư hàng hóa theo những hợp đồng kinh doanh, mua bán ổn định.

- Phát huy thế mạnh về xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm sản như cà phê, cao su, hạt tiêu, đồ gỗ, mộc mỹ nghệ v.v. tạo thị trường ổn định và mở rộng thị phần sang các khu vực mới, vươn tới những thị trường mới, thị trường xa.

- Đa dạng hoá sản phẩm xuất khẩu, phát triển mặt hàng qua chế biến công nghiệp, hàng tiểu thủ công nghiệp truyền thống. Chú trọng đến chất lượng, mẫu mã sản phẩm, đáp ứng yêu cầu thị trường và tăng giá trị xuất khẩu.

- Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia hoạt động thương mại, lưu thơng hàng hố. Mở rộng mạng lưới thu mua hàng hóa nơng, lâm sản và cung ứng các vật tư sản xuất, gắn sản xuất với tiêu thụ, nông nghiệp với công nghiệp chế biến.

- Về xuất khẩu, chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, gia tăng sản phẩm chế biến, chế tạo, các loại sản phẩm có hàm lượng cơng nghệ và chất xám cao.

- Nâng cao chất lượng hoạt động Trung tâm giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột, đưa Trung tâm này trở thành đầu mối mua, bán cà phê lớn của cả vùng Tây Nguyên với phương thức mua bán hiện đại. Từng bước xây dựng sàn giao dịch cho từng loại hàng hóa, đặc biệt là hàng nơng sản.

- Đẩy mạnh nghiên cứu thị trường theo dõi chặt chẽ các thông tin về nhu cầu giá cả các mặt hàng mà Thành phố tham gia trao đổi, mua bán và xuất khẩu để định hướng đúng loại sản phẩm hàng hoá cần sản xuất .

- Tăng cường quảng cáo, tiếp thị, tổ chức hội chợ, triển lãm nhằm giới thiệu, khuyếch trương các các sản phẩm. Xây dựng thương hiệu và nhãn hiệu cho các sản phẩm hàng hoá và xuất khẩu .

- Tăng cường kiểm tra, kiểm sốt thị trường bảo vệ lợi ích chính đáng cho người tiêu dùng.

* Phát triển ngành dịch vụ - du lịch

- Thành phố Bn Ma Thuột có tiềm năng phát triển du lịch, ngành du lịch phải là ngành quan trọng trong phát triển kinh tế- xã hội, nó sẽ tạo đà cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế và giải quyết việc làm.

- Phát triển du lịch theo hướng đa dạng hố các loại hình du lịch: du lịch sinh thái, cảnh quan; du lịch văn hóa, lịch sử; du lịch lễ hội v.v. với các sản phẩm du lịch như du lịch nghỉ dưỡng, du lịch lễ hội, du lịch văn hóa, nghệ thuật, văn hóa ẩm thực của đồng bào dân tộc... Phát triển du lịch gắn liền với bảo vệ và tôn tạo cảnh quan, môi trường; bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

- Phát triển du lịch tại chỗ gắn kết chặt chẽ với khai thác du lịch ở một số vùng của tỉnh ĐắkLắk ( như Tuyến du lịch hồ Lắk-Krông Bông; Tuyến du lịch cụm Buôn Đôn - Esup - Cư Mgar; Tuyến du lịch Krông Păk- Ea Kar- M'Đrăk; vv...). Hình thành các tour du lịch liên hoàn, thống nhất, tạo ra địa bàn du lịch hấp dẫn có sức thu hút du khách trong và ngồi nước. Đồng thời mở rộng dịch vụ du lịch đi các nước trong khu vực và quốc tế. Phấn đấu Buôn Ma Thuột trở thành điểm đến hấp dẫn của khách du lịch trong tua du lịch vùng Tây Nguyên dọc QL14.

- Tiếp tục đầu tư nâng các điểm du lịch hiện có thuộc cụm du lịch TP. Buôn Ma Thuột. Đây là cụm du lịch quan trọng của Thành phố, đồng thời là cụm du lịch trung tâm của tỉnh, bao gồm các điểm du lịch như nhà đày Buôn Ma Thuột, nhà bảo tàng dân tộc Đắk Lắk, sa bàn chiến thắng Buôn Ma Thuột, khu nhà Bảo Đại, Đình Lạc Giao, Dray H'Linh, khu lâm viên Ea Kao, khu du lịch sinh thái Đồi thơng (xã Hồ Thắng), cơng trình thuỷ điện Bn Kp, các làng nghề dệt thổ cẩm truyền thống phường Tân Lập, xã Ea Tu v.v., Có thể phát triển đa dạng các loại hình du lịch tham quan vãn cảnh, du lịch sinh thái, du lịch văn hóa nhân văn, tổ chức các lễ hội tuyền thống tiêu biểu của tỉnh Đắk Lắk v.v. Cần có sự đầu tư nâng cấp một số điểm du lịch hiện có, đặc biệt là các di tích lịch sử và các điểm du lịch cảnh quan để tạo sự hấp dẫn cho du khách đến du lịch.

+ Khuyến khích các thành phần kinh tế, các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài Thành phố đầu tư phát triển du lịch theo qui hoạch. Thực hiện một số chính sách ưu đãi về tín dụng, về đất đai và chính sách thuế hợp lý cho thành phần kinh tế tư nhân tham gia các dịch vụ du lịch.

+ Ngành du lịch thành phố và các cơ sở du lịch trên địa bàn tăng cường quan hệ hợp tác, liên kết với các công ty và cơ sở tổ chức du lịch trong nước và quốc tế để thu hút luồng khách du lịch.

+ Đào tạo, tăng cường đội ngũ cán bộ, nhân viên có chun mơn, nghiệp vụ, có trình độ hiểu biết văn hố, lịch sử, có ngoại ngữ, biết giao tiếp văn minh lịch sự để quản lý tốt, hướng dẫn, thuyết minh, hấp dẫn du khách. Tổ chức các lớp tập huấn, phổ biến nghiệp vụ cho nhân viên, lao động trong ngành du lịch, chú trọng đào tạo hướng nghiệp, sử dụng lao động là người đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ tham gia hoạt động du lịch.

+ Tăng cường hoạt động tiếp thị, tuyên truyền quảng bá về du lịch khu vực thành phố Buôn Ma Thuột và những điểm du lịch hấp dẫn của Đắk Lắk thông qua các Hội chợ, triển lãm du lịch trong nước và quốc tế; phát hành các tập gấp, ấn phẩm về tiềm năng và các điểm du lịch hấp dẫn của Thành phố để quảng bá thông qua các khách sạn, nhà hàng và các điểm bưu điện.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóaở thành phố buôn ma thuột, đắklắk (Trang 94 - 98)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w