Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóaở thành phố buôn ma thuột, đắklắk (Trang 49 - 58)

nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Thành phố Bn Ma Thuột

2.2.2.1. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nơng nghiệptheo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa

Giai đoạn 2000 - 2009, cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp của thành phố Buôn Ma Thuột có sự chuyển dịch tích cực: Giá trị sản xuất của cả ngành nơng nghiệp có tăng lên, nhưng tính trong tổng thể cơ cấu nền kinh tế thì lại giảm xuống đáng kể. Khoảng cách về giá trị và tỷ trọng của các ngành Nông, Lâm, Thủy sản trong ngành nơng nghiệp có xu hướng xích lại gần nhau, trong đó các ngành có lợi thế tiếp tục phát triển ổn định, giá trị sản xuất tăng lên.

Bảng 2.2: Tăng trưởng giá trị sản xuất nông nghiệp thành phố Buôn Ma Thuột

giai đoạn 2000 - 2009 (Giá cố định năm 1994)

Đơn vị: tỷ đồng Năm GTSX Nông- Lâm - Thuỷ sản 1. Nông nghiệp Trồng trọt Chăn nuôi Dịch vụ 2. Lâm nghiệp 3. Thuỷ sản 2000 813.67 793.72 673.2 72.31 48.21 7.27 12.67 2001 731.07 709.12 573.41 78.37 57.34 9.02 12.93 2002 767.21 725.47 604.2 111.43 9.84 26 16 2003 654.47 615.69 486.67 93.28 35.74 22.77 16.01 2004 725.87 700.71 556.89 85.29 58.53 11.22 13.94 2005 780.89 753.47 586.84 116.77 49.86 11.61 15.81 2006 806.3 766.4 583.47 105.63 77.3 22.44 17.46 2007 762.55 736.26 531.33 123.76 81.17 8.84 17.45 2008 932.54 901.67 689.11 128.96 83.6 8.84 22.03 2009 945.96 917.49 693.26 139.53 84.7 5.84 22.63 Tốc độ tăng BQ (%) 1.69 1.62 0.33 7.58 6.46 -2.40 6.66

Nguồn: Niên giám thống kê TP.BMT năm 2004,2009.

Khái quát kết quả phát triển ngành nông nghiệp:

Giá trị sản xuất Nông - Lâm - Thuỷ sản theo giá cố định 1994 có tăng trưởng. Năm 2000 đạt giá trị sản xuất là 813,67 tỷ đồng, năm 2009 tăng lên đạt 945,96 tỷ, tốc độ bình quân giai đoạn 2001-2009 tăng 1,69%.

Trong giá trị sản xuất Nơng- Lâm- Thủy sản, ngành Thuỷ sản có bước phát triển khá ấn tượng. Năm 2000 giá trị sản xuất ngành thuỷ sản chỉ đạt 12,67 tỷ đồng, nhưng đến năm 2009 đã tăng lên và đạt tới 22,63 tỷ đồng. Vì vậy tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành thuỷ sản giai đoạn này đã đạt 6,66%. Ngành Lâm nghiệp, diện tích rừng chiếm tỷ lệ khơng lớn, đa số diện tích đất rừng được quản lý và bảo vệ là rừng cảnh quan, số đất rừng còn lại giao cho các doanh nghiệp trồng và kinh doanh khai thác theo quy định. Giai đoạn từ năm 2002 đến năm 2009 đã khai thác số cây gỗ trưởng thành, diện tích rừng khai thác và diện tích đất rừng cịn lại đang tiếp tục trồng và chăm sóc, do đó giá trị sản xuất khơng đánh kể.

Sản xuất nông nghiệp (theo nghĩa hẹp) là bộ phận chủ yếu, có vị trí rất quan trọng trong sản xuất Nơng, Lâm, Thuỷ sản cũng như trong nền kinh tế thành phố. Nhưng đây cũng là ngành có sự tăng trưởng kém hơn và với quy mô không ổn định. Năm 2000 giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 793,72 tỷ đồng, năm 2009 đạt 917,49 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 1,62%. Trong sản xuất nông nghiệp, ngành trồng trọt là ngành chủ lực, năm 2000 giá trị sản xuất trồng trọt đạt 673,2 tỷ đồng, đến năm 2009 đạt 693,3 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình qn cả giai đoạn 0,33%. Ngành chăn ni có sự tăng trưởng khá cao, với quy mô giá trị sản xuất ngày càng lớn: Năm 2000 giá trị sản xuất ngành chăn nuôi chỉ đạt 72,31 tỷ đồng, năm 2009 tăng lên đạt 139,5 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình qn của ngành chăn ni trong cả giai đoạn 2000 - 2009 đạt 7,58%. Đây là sự tăng trưởng rất có ý nghĩa, bởi vì sự tăng trưởng này cho phép thu hẹp khoảng cách giữa trồng trọt và chăn nuôi, để thiết lập một sự cân đối hợp lý giữa trồng trọt và chăn ni theo hướng đa dạng hóa và sản xuất hàng hóa trong nơng nghiệp.

Cơ cấu sản xuất nông nghiệp của thành phố.

Bảng 2.3: Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp

Đơn vị tính: %

Năm GTSX Nơng-Lâm - Thuỷ sản Nơng nghiệp Trồng trọt Chăn ni Dịch vụ Lâm nghiệp Thuỷ sản 2000 100% 97.55 84.82 9.11 6.07 0.89 1.56 2001 100% 97.00 80.86 11.05 8.09 1.23 1.77 2002 100% 94.56 83.28 15.36 1.36 3.33 2.11 2003 100% 94.07 79.04 15.15 5.80 3.48 2.45 2004 100% 96.53 79.48 12.17 8.35 1.55 1.92 2005 100% 96.49 77.88 15.50 6.62 1.49 2.02 2006 100% 95.05 76.13 13.78 10.09 2.78 2.17 2007 100% 96.55 72.17 16.81 11.02 1.16 2.29 2008 100% 96.69 76.43 14.30 9.27 0.95 2.36 2009 100% 96.99 75.56 15.21 9.23 0.62 2.39

- Cơ cấu sản xuất Nông - Lâm - Thủy sản của thành phố đã có sự chuyển dịch theo xu hướng tiến bộ song còn rất chậm và chưa ổn định. Giai đoạn 2000 - 2009, tỷ trọng giá trị sản xuất nơng nghiệp có sự biến động từ 97,55% xuống 94,07% và sau đó lại tăng lên 96,99%. Tỷ trọng giá trị sản xuất lâm nghiệp diễn biến không đồng đều, từ 0,89% lên 3,48%, giảm xuống còn 0,62%. Sự chuyển dịch cơ cấu trên đây có một số hạn chế, đó là:

Sản xuất nơng nghiệp vẫn chiếm một tỷ trọng rất lớn (trên 96%), mặc dù về tỷ trọng đã có xu hướng giảm đi, xong sự giảm xuống cịn rất chậm và khơng ổn định (năm 2000 là 97,55%, năm 2003 giảm xuống còn 94,07%, nhưng năm 2009 lại tăng lên là 96,99%); Lâm nghiệp là ngành sản xuất quan trọng của vùng Tây nguyên, của tỉnh, song trên địa bàn thành phố chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ, việc khai thác khơng mang tính ổn định, thiếu bền vững; Sản xuất thủy sản mặc dù tỷ trọng giá trị sản xuất có xu hướng tăng nhưng quy mơ nhỏ và cũng chưa ổn định.

Cơ cấu nội bộ ngành nơng nghiệp đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực. Tỷ trọng giá trị sản xuất trồng trọt đã giảm xuống. Năm 2000 giá trị sản xuất trồng trọt chiếm 84,82%, đến năm 2009 giảm xuống còn 75,56%. Tỷ trọng giá trị sản xuất ngành chăn ni chiếm tỷ lệ cịn nhỏ nhưng đã có xu hướng tăng lên, tuy cũng chưa thật ổn định. Năm 2000 giá trị sản xuất ngành chăn nuôi chiếm 9,11%, đến năm 2009 tăng lên chiếm 15,21%. Như vậy so với sự chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông lâm thủy sản, sự chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành nông nghiệp có phần tích cực hơn, điều này chứng tỏ sản xuất trồng trọt chăn nuôi đã ổn định hơn. Sản xuất lâm nghiệp, thủy sản mặc dù đã được quan tâm phát triển, nhưng vẫn còn những điểm bất ổn. Để thấy rõ hơn vấn đề này cần đi sâu tìm hiểu tình hình phát triển các ngành.

* Tình hình chuyển dịch ngành trồng trọt.

Trồng trọt vẫn là ngành sản xuất quan trọng của thành phố và là ngành sản xuất chính của nơng nghiệp. Trồng trọt có vai trị to lớn trong việc sản xuất và

cung cấp lương thực, thực phẩm cho nhân dân trong thành phố và một lượng lớn nông sản hàng hóa phục vụ xuất khẩu.

Trong sản xuất trồng trọt, sản xuất lương thực (trong đó chủ yếu là sản xuất lúa và ngô) vẫn là những cây trồng được quan tâm đầu tư phát triển nhằm đảm bảo “cái ăn” cho mọi người dân, tạo thế ổn định cho sự phát triển. Như vậy, sản lượng lương thực nói chung và sản lượng lúa, ngơ nói riêng đã có sự tăng trưởng khá và liên tục qua các năm.

Bảng 2.4: Các sản phẩm trồng trọt chủ yếu của thành phố Đơn vị: Tấn 2000 2005 2006 2007 2008 2009 Tăng trưởng BQ (%) 1. Lương thực 23,137 32,195 33,832 34,648 37,537 43,273 8.14 - thóc 14,230 11,509 15,817 15,735 17,455 17,681 2.75 - Ngô 8,907 20,686 18,015 18,913 20,082 25,592 14.10 2.Cây CN -Đỗtương 1,212 1,337 806 496 526 60 -31.32 - Lạc 515 373 230 183 158 58 -23.89 - Mía 115,500 95,196 126,094 129,798 127,042 102,932 -1.43 3. Cây lâu năm

- Cà phê 36,515 31,812 29,591 25,975 35,273 30,160 -2.36- Tiêu 99 503 609 554 581 589 24.97 - Tiêu 99 503 609 554 581 589 24.97 - Điều 24 183 714 722 652 668 51.56 - Cao su 548 777 895 1,058 1,139 1,276 11.14

Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Bn Ma Thuột 2004,2009.

Các sản phẩm đỗ tương, lạc, mía đều có xu hướng giảm. Trong khi đó sản phẩm rau, Đậu các loại lại có xu hướng tăng.

Trong các loại cây cơng nghiệp thì cây Tiêu, cao su và Điều là loại cây trồng có tốc độ tăng trưởng lớn nhất. Điều có tốc độ tăng trưởng là 51,56% và Tiêu có tốc độ tăng trưởng là 24,97%, cao su có tốc độ tăng trưởng 11,14%. Riêng cây Cà phê, một cây trồng chủ lực và rất nổi tiếng ở Tây Nguyên lại có xu hướng tăng, giảm khơng ổn định và xét bình qn tồn giai đoạn (2000- 2009 ) giảm 2,36%, nguyên nhân là do diện tích lớn cà phê kinh doanh đã đến tuổi già cỗi cần phải thay thế nên sản lượng thấp, mặt khác trong thời gần đây

tình trạng mưa, nắng thất thường, hạn hán kéo dài tác động đến tưới tiêu nên ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng và diện tích cà phê trên địa bàn thành phố Bn Ma Thuột.

- Về cơ cấu diện tích gieo trồng.

Bảng 2.5: Cơ cấu diện tích gieo trồng một số cây chủ yếu

Chỉ tiêu

2000 2005 2009

DT (ha) % DT(ha) % DT(ha) %

Diện tích gieo trồng 26908.00 100.00 33071.80 100.00 27534.00 100.00 a. Cây lương thực 5276.00 19.61 12424.00 37.57 8335.00 30.27 Lúa 3232 12.01 2832 8.56 3032 11.01 Ngô 1837 6.83 9333 28.22 4527 16.44 Khoai 140 0.52 106 0.32 49 0.18 Sắn 67 0.25 153 0.46 727 2.64 b. Cây CN 3479.00 12.93 2690.80 8.14 2062.00 7.49 Đậu tương 1010 3.75 601.3 1.82 46 0.17 Lạc 429 1.59 177.6 0.54 57 0.21 Mía 1840 6.84 1882 5.69 1924 6.99 Bơng 200 0.74 29.9 0.09 35 0.13 c. Cây thực phẩm 1942.00 7.22 2353.00 7.11 2084.00 7.57 Rau quả 641 2.38 876 2.65 1136 4.13 Đậu các loại 1301 4.83 1477 4.47 948 3.44

d. Cây lâu năm 16211.00 60.25 15604.00 47.18 15053.00 54.67

Cà phê 14924 55.46 13735 41.53 13485 48.98

Tiêu 133 0.49 293 0.89 264 0.96

Điều 16 0.06 315 0.95 530 1.92

Cao su 1138 4.23 1261 3.81 774 2.81

Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Bn Ma Thuột 2004,2009

Cơ cấu diện tích gieo trồng phản ánh rõ các sản phẩm trồng trọt chủ yếu trên đây. Bảng 2.5 cho thấy cây lương thực là cây trồng quan trọng của thành phố Buôn Ma Thuột với tỷ lệ khá cao trong cơ cấu diện tích gieo trồng và đang có xu hướng tăng cả về diện tích lẫn cơ cấu. Năm 2000 diện tích trồng cây lương thực là 5.276 ha chiếm 19,61%, năm 2005 diện tích tăng lên 7.024 ha chiếm 25,38%, năm 2009 đạt 8.335ha, bằng 30,27%.

Trong các loại cây lương thực, lúa, ngơ là những cây trồng chính, năm 2000 diện tích gieo trồng lúa là 3.232 ha, chiếm 12%, năm 2009 diện tích gieo

trồng lúa giảm cịn 3.032 ha, chiếm 11%. Trong khi đó cây ngơ với diện tích ngày càng tăng, năm 2000 diện tích trồng ngơ đạt 1.837 ha chiếm 6,8%, đến năm 2009 diện tích trồng ngơ đạt 4.527 chiếm 16,44%. Khoai, sắn có quy mơ ít nhưng diện tích cây sắn có xu hướng tăng lên.

- Các loại cây cơng nghiệp ngắn ngày trừ cây mía đều có xu hướng giảm. Đậu tương năm 2000 có 1.010 ha, chiếm 3,75%, năm 2009 giảm xuống còn 46 ha, chiếm 0,17%. Cây lạc năm 2000 có 429 ha, chiếm 1,59%, năm 2009 cịn 57 ha chiếm 0,21%. Mía là cây cơng nghiệp có quy mơ diện tích lớn và đang có xu hướng tăng lên, năm 2000 mía có 1.840 ha chiếm 6,84%, năm 2009 tăng lên 1924 ha chiếm 6,99%.

- Cây thực phẩm là cây trồng quan trọng và đang có xu hướng tăng lên: Năm 2000 cây thực phẩm có 1.942 ha chiếm 7,22%, năm 2009 tăng lên đạt 2084 ha, chiếm 7,57%. Trong cây thực phẩm rau quả và đậu các loại là những cây trồng chủ lực.

- Các loại cây lâu năm chủ yếu là các cây công nghiệp dài ngày như: Cà phê, cao su, tiêu, điều, đây là các loại cây trồng chủ lực và có thế mạnh ở Tây Nguyên nói chung và ở thành phố Bn Ma Thuột nói riêng. Trong các loại cây lâu năm, cà phê là cây trồng chủ yếu và rất nổi tiếng, tuy trong thời gian qua diện tích trồng có sự giảm nhẹ. Năm 2000 cây cà phê có 14.924 ha chiếm 55,46%, năm 2009 có 13.485 ha chiếm 48,98%. Các loại cây cao su, tiêu, điều tuy chiếm tỷ lệ nhỏ, nhưng cây tiêu, điều đang có xu hướng tăng cả về mặt diện tích và tỷ trọng.

Sự thay đổi cơ cấu diện tích gieo trồng như trên đây cho thấy xu hướng phát triển trồng trọt của thành phố là vừa phải, chú ý vấn đề an ninh lương thực trong điều kiện và khả năng có thể, vừa phải đẩy mạnh q trình phát triển sản xuất hàng hóa và đa dạng hóa. Trên cơ sở khai thác tốt các tiềm năng, lợi thế về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của Thành phố.

* Tình hình chuyển dịch ngành chăn nuôi

Chăn nuôi là ngành rất quan trọng trong sản xuất nơng nghiệp của thành phố, vì vậy trong q trình phát triển ln ln được địi hỏi phải phát triển cân

đối với ngành trồng trọt và phải trở thành ngành sản xuất chính. Thực tế trong những năm vừa qua ngành chăn nuôi của thành phố Buôn Ma Thuột đã có sự phát triển tương đối khá.

Bảng 2.6: Số gia súc, gia cầm của thành phố Bn Ma Thuột

Đơn vị tính: con

Năm Số lượng trâu Số lượng Số lượng lợn Số lượng gia cầm

2000 582 5143 60688 199362 2001 338 5343 53557 231469 2002 345 6030 56077 411023 2003 357 6848 65935 880544 2004 318 7837 76003 966257 2005 337 8281 82288 642198 2006 298 10919 56409 479137 2007 296 11648 71822 634664 2008 292 12048 81843 685849 2009 308 9886 91597 803067 Tốc độ tăng % -6.83 7.53 4.68 16.74

Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Buôn Ma Thuột 2004, 2009

Sản phẩm chăn nuôi chủ yếu của thành phố Buôn Ma Thuột trước hết phải kể đến đàn bị, với quy mơ đàn năm 2000 là 5.143 con và năm 2009 đã tăng lên 9.886 con. Đàn bị có tốc độ tăng trường khá cao, bình quân cả giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2009 là 7,53%. Thành tựu nổi bật trong phát triển chăn ni nói chung và phát triển đàn bị nói riêng là việc “Sin hóa” đàn bị.

Đàn lợn có sự phát triển khá, năm 2000 đàn lợn có 60.688 con, năm 2009 tăng lên đạt 91.597 con, tuy nhiên việc phát triển của đàn lợn không ổn định do vậy tốc độ tăng trưởng bình quân chỉ đạt 4,68% . Chất lượng đàn lợn ngày càng được coi trọng, các hộ nông dân đã quan tâm phát triển đàn lợn theo hướng nạc hóa và chăn ni tập trung.

Đàn gia cầm cũng được chú ý phát triển, vì vậy đàn gia cầm cũng đã tăng lên cả về quy mô đàn và chất lượng sản phẩm. Tốc độ tăng trưởng đàn gia cầm

trong giai đoạn nghiên cứu là 16,74%. Tuy nhiên do tình hình dịch bệnh gia cầm diễn ra phức tạp cho nên quy mô đàn gia cầm chưa ổn định, năm 2004 đạt 966.257 con, nhưng đến năm 2006 chỉ đạt 479.137 con

Riêng đàn trâu có xu hướng giảm dần, năm 2000 tồn thành phố có 582 con, năm 2009 chỉ cịn 308 con. Đàn trâu giảm do điều kiện chăn thả khó khăn hơn đàn bò và giá trị kinh tế thấp hơn đàn bị.

* Tình hình chuyển dịch ngành thủy sản.

Phát triển ngành thủy sản chẳng những mang lại lợi ích kinh tế to lớn (tăng thu nhập, cải thiện đời sống của các hộ nơng dân) mà cịn góp phần bảo vệ mơi trường sinh thái, tạo ra không gian sinh thái cho việc phát triển ngành du lịch v.v... Tuy nhiên với đặc điểm của khu vực Tây nguyên, diện tích ao, hồ tự nhiên chiếm tỷ lệ nhỏ (có một đoạn sơng seerrepok chảy qua thành phố), còn lại chủ yếu là các hồ, đập nhân tạo phục vụ tưới tiêu cho ngành nông nghiệp được tận dụng nuôi trồng thủy sản và ao, hồ của nhân dân tại các xã vùng ven đầu tư nuôi trồng thủy sản.

Bảng 2.7: Giá trị và sản lượng thủy sản TP. Bn Ma Thuột

Năm ĐV tính 2000 2005 2006 2007 2008 2009

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóaở thành phố buôn ma thuột, đắklắk (Trang 49 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w