Các yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh chương dương (Trang 81 - 84)

- Đảm bảo các hacker không thể dị tìm được mật khẩu.

2.3.1. Các yếu tố khách quan

- Về mơi trường kinh tế xã hội:

Có thể thấy trong những năm qua, môi trường kinh tế xã hộị từng bước được cải thiện, kinh tế tăng trưởng khá kéo theo các nhu cầu sử dụng các dịch vụ ngân hàng điện tử gia tăng. Người dân có thu nhập cao hơn nên nhu cầu sử dụng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng nhanh chóng, thuận tiện giúp cho khách hàng tiết kiệm thời gian. Chính những lí do trên làm cho nhu cầu sử dụng các dịch vụ ngân hàng điện tử ngày càng tăng.

- Về mơi trường chính trị pháp lý.

Thực tế cho thấy, nhiều văn bản quy định liên quan đến dịch vụ ngân hàng điện tử đã được ban hành. Làm hành lang và cơ sở pháp lý cho dịch vụ ngân hàng điện tử được triển khai tại ngân hàng.

Các quy định liên quan đến dịch vụ NHĐT gồm:

Ngày 29/11/2005, Quốc hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam đã thông qua Luật giao dịch điện tử số 51/2005/QH11. Luật này đã chính thức được áp dụng vào ngày 01/03/2006, tiếp đó, Chính Phủ cũng đã ban hành một số Nghị định nhằm hướng dẫn chi tiết việc thi hành Luật giao dịch điện tử:

- Ngày 15/02/2007: ban hành Nghị định số 26/2007/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành luật giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số.

- Ngày 11/11/2011: ban hành Luật Lưu Trữ số 01/2011/QH13. Luật này đã chính thức áp dụng từ ngày 01/07/2012

- Ngày 23/02/2007: ban hành Nghị định số 27/2007/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành luật giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính.

- Ngày 08/03/2007: ban hành Nghị định số 35/2007/NĐ-CP quy định về giao dịch điện tử trong Ngân hàng.

- Ngày 31/12/2014, ban hành Thông tư số 46/2014/TT-NHNN về hướng dẫn về dịch vụ thanh tốn khơng dùng tiền mặt.

Đánh giá chung về hệ thống cơ sở pháp lý đối với NHĐT, có thể thấy tuy đã có nhưng việc ban hành cũng chậm trễ, vẫn cịn chung chung, chưa có hướng dẫn chi tiết và vẫn cịn hạn chế đối với một giao dịch nên một số khách hàng sử dụng NHĐT nhưng có những giao dịch phải đến tận ngân hàng để đảm bảo đầy đủ giấy tờ.

Khung pháp lý cho TMĐT mới hình thành ở mức cơ bản, thiếu một số văn bản pháp lý điều chỉnh các quan hệ trong giao dịch điện tử. Hiện nay, Việt Nam vẫn chưa có văn bản hướng dẫn xử lý tội phạm trong giao dịch điện tử, tội phạm mạng, tố tụng liên quan đến giao dịch điện tử. Khi khách hàng chưa n tâm thì khó có thể phát triển được mảng dịch vụ này.

* Môi trường khoa học công nghệ

Công nghệ bảo mật của các ngân hàng chưa đạt được sự an toàn tuyệt đối, chưa tạo tạo được niềm tin cho khách hàng. Hiện tại các chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam trên địa bàn thành phố Hà Nội chỉ sử dụng 1 phần mềm ảo để thực hiện giao dịch điện tử và hệ thống lưu trữ thơng tin vẫn cịn ứng dụng chung với phần mềm giao dịch thực của ngân hàng. Như vậy sẽ không thể đảm bảo cho việc thực hiện các giao dịch của khách hàng nếu xảy ra sự cố về mạng và sẽ làm quá tải đường truyền.

Đường truyền dữ liệu của các ngân hàng phụ thuộc vào chất lượng đường truyền của ngành bưu chính viễn thơng, các ngân hàng khơng thể chủ động hay tự giải quyết được những vấn đề, sự cố phát sinh liên quan đến đường truyền.

* Sự hiểu biết và chấp nhận các dịch vụ NHĐT

Ngân hàng xác định cần phát huy lợi thế về mạng lưới, đa dạng hóa, cung cấp sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ để không chỉ đáp ứng nhu cầu của khách hàng, mà cịn giữ vững vị trí là ngân hàng hàng đầu về cung cấp dịch vụ tại khu vực Hà Nội. Do đó để người dân hiểu được lợi ích và sử dụng dịch vụ NHĐT là một thách thức lớn địi hỏi ngân hàng phải có chiến lược cụ thể.

Trong giai đoạn tới, BIDV phát triển và hoàn thiện các kênh phân phối kết hợp với đẩy mạnh phát triển các kênh giao dịch ngân hàng điện tử trên nền tảng công nghệ hiện đại. Cùng với đó, sẽ hồn thiện hệ thống sản phẩm

dịch vụ, nâng cao chất lượng và an toàn giao dịch... đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thị trường và đúng định hướng về phát triển thanh tốn khơng dùng tiền mặt của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

* Trình độ và thu nhập của người dân

Khi thu nhập và dân trí của người dân tăng cao, họ càng có nhu cầu sử dụng các sản phẩm mang lại cho họ sự tiện ích và tiết kiệm thời gian, chi phí. Cùng với sự phát triển của các kênh truyền thơng đại chúng và càng nhiều người sử dụng các dịch vụ ngân hàng điện tử, khách hàng càng cảm thấy sự phổ biến và cần thiết của các dịch vụ ngân hàng điện tử. Đây chính là lý do khách hàng tìm đến các sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử của BIDV.

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh chương dương (Trang 81 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(110 trang)
w