Danh sách các công ty sản xuất kinh doanh bột mì tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hoạt động marketing mix của công ty interflour việt nam (Trang 60 - 69)

STT Nhà máy bột mì Tỉnh/

Thành phố

Cơng suất

(Tấn/Ngày) Hình thức đầu tư

Miền Nam 7,690

1 Mekong BR-VT 1,200 100% vốn nước ngoài 2 VFM BR-VT 1,050 100% vốn nước ngoài

3 Interflour Việt Nam BR-VT 1,000 100% vốn nước ngồi

4 Bình Đơng - Vinafood II Hồ Chí Minh 900 100% vốn nhà nước 5 Lúa Vàng Bình Dương 500 Liên doanh

6 CJ Group & Sumitomo BR-VT 500 100% vốn nước ngồi 7 Bình An Hồ Chí Minh 350 100% vốn nhà nước 8 Đại Phong - HCM Hồ Chí Minh 350 Tư nhân

9 Đại Phong - Cần Thơ 2 (new) Cần Thơ 300 Tư nhân 10 Phước An/Fideco Bình Dương 300 Tư nhân

11 Uni-President Bình Dương 250 100% vốn nước ngồi 12 Trung Nam Bình Dương 250 Tư nhân

13 Pha Lê Đồng Nai 180 Tư nhân 14 Đại Phong - Cần Thơ 1 Cần Thơ 150 Tư nhân 15 Minh Nhật Hồ Chí Minh 150 Tư nhân 16 Thiết Lập Vĩnh Long 150 Tư nhân 17 Vĩnh Phát Nha Trang 110 Tư nhân

Miền Trung 620

18 Uni-President - Quảng Nam Quảng Nam 250 100% vốn nước ngoài 19 Interflour VN - Đà Nẵng Đà Nẵng 220 100% vốn nước ngoài 20 Giấy Vàng Đà Nẵng 150 Cổ phần

Miền Bắc 3,000

21 Vimaflour Quảng Ninh 1,360 Liên doanh

22 VFM – Miền Bắc Quảng Ninh 500 100% vốn nước ngoài 23 Tiến Hưng - Bắc Ninh Bắc Ninh 500 Tư nhân

24 Tiến Hưng – Hải Phòng Hải Phòng 200 Tư nhân 25 VNF 1 – Bảo Phước Hải Phòng 300 Cổ phần 26 VNF 1 – Hưng Quang Nghệ An 140 Cổ phần

Phân tích những điểm mạnh điểm yếu của một số đối thủ cạnh tranh chính của Cơng ty Interflour Việt Nam để từ đó đưa ra những chiến lược marketing để nhằm đối phó với đối thủ cạnh tranh và khơng ngừng nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty trên thị trường.

Tập Đoàn Malayan Group – có hai nhà máy lớn đó là Nhà máy bột mì

Vimaflour ở miền Bắc và Nhà máy bột mì Mekong ở miền Nam.

- Nhà máy bột mì Vimaflour – gọi tắt là Vima – nhà máy được đặt tại Tỉnh

Quảng Ninh với công suất 1.360 tấn/ngày với lợi thế nhà máy đặt tại Cảng Cái Lân – Quảng Ninh nên việc chuyển nguyên liệu cũng như thành phẩm phân phối thị trường miền Bắc có nhiều thuận lợi. Hiện tại Vimaflour đang dẫn đầu thị trường miền Bắc chiếm tới 55% thị phần, đã thiết lập nhiều thương hiệu với những mức giá khác nhau.

- Nhà máy bột mì Mekong: là chi nhánh Miền Nam của Nhà máy bột mì

Vimaflour, có vốn đầu tư của Tập đoàn Malayan Group đến từ Malaysia. Nhà máy bột mì Mekong được đặt tại Bà Rịa – Vũng Tàu với công suất 1.200 tấn/ngày vào tháng 06/2018. Sản phẩm của nhà máy bột mì Mekong đi đầu với phân khúc bột mì để sản xuất mì ăn liền. Ngồi ra Nhà máy bột mì Mekong cịn có mối quan hệ đối tác chặt chẽ với Thiên Phát, một trong những nhà cung cấp dịch vụ Logistic lớn nhất tại Tp. Hồ Chí Minh. Những sản phẩm của Nhà máy bột mì Mekong đều có nhãn hiệu cao cấp và có thương hiệu, các loại bột đa dạng cho tất cả các ứng dụng. Ngoài ra Nhà máy bột mì Mekong cịn mạnh về vốn tài chính và hoạt động. Nhưng ngược lại nhà máy quá nhiều phụ thuộc và sản phẩm bột mì để sản xuất mì ăn liền và những dịng bột thấp cấp. Cơ sở xay xát của Trung Quốc khó sản xuất ra những dịng bột mì cao cấp và thường gây ra các vấn đề về chất lượng.

Tập Đồn Federal Group – có hai nhà máy lớn đó là Nhà máy bột mì VFM

(Vietnam Flour Mill) ở miền Bắc và miền Nam.

- Nhà máy VFM – miền Nam – được đặt tại Bà Rịa – Vũng Tàu đi vào hoạt động từ Tháng 4/2001 với công suất 550 tấn/ngày đến tháng 07/2017 đã

nâng công suất lên 1.050 tấn/ngày. Nhãn hiệu bột mì Chìa Khóa Đỏ rất phổ biến trên thị trường khu vực miền Trung, miền Nam và khu vực Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận. Nguồn lúa mì được nhập từ Tập đoàn Wilmar tại Singapore, một trong những nguồn lúa mì và ngũ cốc tốt nhất thế giới. Nhà máy VFM cũng có nguồn lực tài chính mạnh như nhà máy Vimaflour hay Mekong.

- Nhà máy VFM – miền Bắc – được đặt tại Quảng Ninh đi vào hoạt động từ tháng 03/2015 với công suất 500 tấn/ngày cung cấp bột mì chủ yếu cho khách hàng công nghiệp.

CJ-SC – Liên doanh giữa Tập đoàn CJ (Hàn Quốc) và Tập đoàn Sumitomo Corp (Nhật Bản) - Nhà máy bột mì CJSC được đặt tại Bà Rịa –

Vũng Tàu đi vào hoạt động từ Tháng 6/2015 với công suất 500 tấn/ ngày được đầu tư 44 triệu USD nhằm cung cấp sản phẩm bột mì và bột mì trộn sẵn cho thị trường trong nước và các nước trong khu vực. Nhà máy bột mì CJSC đi đầu về cơng nghệ xay xát và bí quyết xay bột trộn sẵn. Được sự hỗ trợ rất tốt từ khách hàng, đặc biệt là Hàn Quốc và Nhật Bản. Sở hữu chuỗi nhà hàng tiệm bánh riêng Tous Les Juors. Thu hút lực lượng lao động giàu kinh nghiệm từ các nhà máy khác từ miền Nam.

Nhà máy bột mì Đại Phong – gồm 3 nhà máy nhỏ. Nhà máy đầu tiên đặt tại

Cần Thơ đi vào hoạt động Tháng 2/2000, nhà máy thứ hai đặt tại Tp. Hồ Chí Mình đi vào hoạt động Tháng 7/2003, nhà máy thứ ba đặt tại Cần Thơ đi vào hoạt động Tháng 6/2015. Với các nhà máy đặt tại những khu vực trọng điểm nên nhà máy bột mì Đại Phong rất thuận lợi trong việc vận chuyển bột mì cho tới từng khách hàng, ngoài ra phân phối trực tiếp tới những người sử dụng chính ở các khu vực gần nhà máy. Sản phẩm dẫn đầu thị trường trong phân khúc đóng gói hàng tiêu dùng nhanh (qui cách đóng gói 1kg) và bột mì trộn sẵn, ngồi ra cịn đánh mạnh vào phân khúc bánh mì Baguette.

Nhà máy Uni-President – gồm 2 nhà máy tại miền Trung và miền Nam với

công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài, trực thuộc Tập đoàn Uni-President, hiện tại tập đoàn này đang hoạt động sản xuất kinh doanh rất nhiều lĩnh vực: thức ăn chăn ni, ni trồng thủy sản, sản xuất mì ăn liền nhãn hiệu Unit và sản xuất bột mì. Nhà máy Uni-President miền Nam được đặt tại Bình Dương, miền Trung được đặt tại Quảng Nam, sản xuất bột mì chủ yếu tự cung cấp cho nhà máy sản xuất mì ăn liền của Uni-President tại Bình Dương và nhà máy sản xuất thức ăn chăn ni tại Bình Dương và Tiền Giang. Sản phẩm thương hiệu mạnh của nhà máy là Bột mì Trung 1 với chất lượng ổn định. Thương hiệu được nhiều người biết đến và tin dùng, tài chính cơng ty mạnh, máy móc hiện đại, đội ngũ quản lý chuyên nghiệp. Nhưng điểm yếu là chủng loại sản phẩm khơng phong phú, chính sách báng hàng cứng nhắc, làm mất lòng khách hàng.

Nhà máy Bình Đơng – là cơng ty nhà nước, trực thuộc Tổng Công ty Lương

Thực Miền Nam. Hiện nay Cơng ty Bột Mì Bình Đơng đang có nhiều lợi thế trong ngành, vì đây là cơng ty đầu tiên xay xát lúa mì trong nước, hoạt động trước năm 1975 nhưng chỉ mới là cơng ty thương mại, chính thức thành lập Xí nghiệp xay xát năm 1977 với tên là xí nghiệp xay xát bột mì Bình Đơng, đến năm 1993 được đổi tên thành Cơng ty Bột Mì Bình Đơng. Từ năm 2012 đến nay Cơng ty Bột Mì Bình Đơng có 2 dây chuyền sản xuất với công suất là 900 tấn/ngày. Điểm mạnh đó là thương hiệu bột mì Bình Đơng đã có từ lâu đời và ăn sâu vào trong tiềm thức người sử dụng, tài chính mạnh vì ln có sự hỗ trợ từ cơng ty mẹ, sản phẩm phong phú và đa dạng. Điểm yếu đó chính là bộ máy cồng kềnh, tổ chức quan liêu và máy móc thiết bị cũ.

Trên cơ sở xác định đối thủ cạnh tranh, khai thác lợi thế cạnh tranh của mình trên thị trường thì chiến lược cạnh tranh được cơng ty lựa chọn là áp dụng chính sách chiến lược giá bán cạnh tranh và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Cơ sở để công ty áp dụng chiến lược này là: cơng ty có điều kiện thuận lợi trong việc sản xuất đó là có nguồn cung lúa từ tập đồn, có hệ thống dây truyền công

nghệ hiện đại của Buhler Thụy Sỹ, với 2 dây chuyền sản xuất với tổng công suất là 1.000 tấn lúa mỗi ngày và dự kiến trong Q 1/2019 cơng ty sẽ xây dựng thêm một dây chuyền sản xuất với công suất 300 tấn mỗi ngày nâng công suất của nhà máy lên 1.300 tấn mỗi ngày trong năm 2019. Toàn bộ quy trình hoạt động của dây chuyền này đều tự động hóa 100%, từ khâu đưa nguyên liệu cho tới thành phẩm, dây chuyền sản xuất của cơng ty được lắp đặt trong 2 tịa nhà cao 8 tầng và được điều khiển bởi các kỹ sư xay xát thông qua hệ thống điều khiển tự động.

Ngồi ra hệ thống silo chứa lúa mì với mục đích đảm bảo việc bảo quản ngun liệu đầu vào cũng không kém phần quan trọng. Hiện nay Cơng ty Interflour Việt Nam có tổng cộng 15 silo chứa lúa mì, trong đó 5 silo lớn với sức chứa 5.000 tấn, và 10 silo nhỏ với sức chứa 3.000 tấn và trong năm 2018 nhà máy đang tiến hành xây dựng thêm 4 silo với sức chứa 5.000 tấn mỗi silo dự kiến sẽ hoàn thành trong năm 2019 nâng khả năng dự trữ lúa mì từ 60.000 tấn lên đến 80.000 tấn.

Với tồn bộ hệ thống máy móc, thiết bị hiện đại và quy trình sản xuất kép kín và tự động hóa tồn bộ nên sản phẩm của Công ty Interflour Việt Nam luôn đảm bảo chất lượng tốt và độ ổn định về chất lượng.

2.3 Phân tích thực trạng hoạt động Marketing Mix của Công ty Interflour Việt Nam. Việt Nam.

Hoạt động Marketing-mix hiện tại của công ty đang thực hiện theo mơ hình tập trung vào những yếu tố sau:

- Product (Sản Phẩm): Sản phẩm đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

- Price (Giá cả): Giá cả khách hàng chi trả cho sản phẩm.

- Place (Phân phối): Đáp ứng sản phẩm tận nơi cho khách hàng.

- Promotion (Chiêu thị): Chương trình khuyến mãi, chiết khấu.

- Personal Selling (Bán hàng cá nhân): Nhân viên bán hàng hỗ trợ khách hàng.

- Technical Service (Dịch vụ kỹ thuật): Hỗ trợ kỹ thuật cho khách hàng.

2.3.1 Mô tả mẫu nghiên cứu cảm nhận của khách hàng về hoạt động Marketing-mix của Công ty Interflour Việt Nam. Marketing-mix của Công ty Interflour Việt Nam.

Để có thêm cơ sở đưa ra giải pháp hồn thiện hoạt động Marketing-mix của Cơng ty Interflour Việt Nam, bên cạnh việc phân tích thực trạng các hoạt động Marketing- mix mà công ty đã thực hiện cũng như dựa trên báo cáo kết quả khảo sát sự hài lòng của khách hàng định kỳ của công ty, tác giả tiến hành khảo sát mức độ đánh giá của khách hàng đối với hoạt động này của cơng ty. Từ đó nhận ra điểm mạnh, điểm yếu trong hoạt động Marketing-mix của Công ty Interflour Việt Nam.

2.3.1.1 Phương pháp chọn mẫu

Trong phạm vi và tính chất của đề tài nghiên cứu, cũng như xem xét các yếu tố thời gian, chi phí, ... tác giả tiến hành chọn mẫu theo phương pháp xác suất ngẫu nhiên đơn giản: dựa vào danh sách khách hàng của công ty, tác giả chọn ngẫu nhiên các khách hàng trong danh sách và gửi phiếu khảo sát đến khách hàng.

2.3.1.2 Kích thước mẫu

Kích thước mẫu nghiên cứu phụ thuộc vào phương pháp xử lý thống kê, độ tin cậy cần thiết. Tính đại diện của số lượng mẫu được lựa chọn khảo sát sẽ thích hợp nếu kích thước mẫu là 5 mẫu cho một ước lượng (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Mơ hình khảo sát trong luận văn bao gồm 6 nhân tố độc lập với 26 biến quán sát. Do đó, số lượng mẫu cần thiết là từ 26x5=130 mẫu trở lên. Tổng số phiếu phát ra là 200 phiếu, thu về được 171 phiếu và sau khi kiểm tra còn được 165 phiếu hợp lệ sẽ được hiệu chỉnh trước khi đưa vào xử lý, thống kê.

2.3.1.3 Thang đo sử dụng

Trong thiết kế nghiên cứu, tác giả sử dụng thang đo cấp quãng – thang đo Likert 7 điểm. Từ mục tiêu nghiên cứu, tiến hành tra cứu lý thuyết Marketing-mix của Philip Kotler để xây dựng thang đo nháp 1. Tác giả sử dụng phương pháp phỏng vấn chuyên sâu với 09 khách hàng (Phụ lục 1) để điều chỉnh cho phù hợp, từ đó xây dựng được thang đo nháp 2.

Sản phẩm: gồm các yếu tố: Sản phẩm đa dạng, Thông tin về sản phẩm đầy đủ,

Chất lượng sản phẩm ổn định, Chất lượng bột mì đạt yêu cầu của sản phẩm cuối.

Giá bán: gồm các yếu tố: Giá bán tương ứng với chất lượng, Giá bán cạnh tranh

với các đối thủ khác, Đa dạng mức độ chiết khấu cho khách hàng.

Phân phối: gồm các yếu tố: Bột mì ln có sẵn, Giao hàng đúng thời hạn, Giao hàng đúng chủng loại và số lượng.

Chiêu thị: gồm các yếu tố: Mức độ đa dạng của chương trình khuyến mãi, Thường

xuyên tổ chức các chương trình khuyến mãi.

Nhân viên bán hàng: gồm các yếu tố: Nhân viên bán hàng chuyên nghiệp, Giải

quyết các khiếu nại của khách hàng, Có khả năng tư vấn kỹ thuật cho khách hàng.

Dịch vụ tư vấn kỹ thuật: gồm các yếu tố: Tư vấn kịp thời cho khách hàng, Đội ngũ

chuyên nghiệp, Đưa những giải pháp hiệu quả cho khách hàng.

Sau đó tác giả tiến hành thảo luận với 8 chuyên gia về các ý kiến sau khi phỏng vấn khách hàng (Phụ lục 2) bao gồm: 01 Giám Đốc cấp cao ngành bột mì, 01 Giám Đốc kỹ thuật, 01 Giám Đốc kinh doanh khối khách hàng công nghiệp, 01 Giám Đốc Sản xuất, 01 Giám Đốc Tư vấn Kỹ Thuật, 01 Trưởng phòng cấp cao về chiến lược và phát triển kinh doanh, 02 Trưởng phòng Kinh doanh của Interflour Việt Nam.

Kết quả thảo luận: bên cạnh những phát biểu phù hợp, các chuyên gia đề nghị nêu rõ hơn ở một số phát biểu và bổ sung thêm các yếu tố:

Sản phẩm: Đạt tiêu chuẩn chất lượng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Giá bán: Linh hoạt thay đổi giá bán phù hợp với thị trường.

Phân phối: Sẵn sàng giao hàng với số lượng ít.

Nhân viên bán hàng: Mức độ thăm hỏi thường xuyên, Có mối quan hệ tốt với

khách hàng.

Dịch vụ tư vấn kỹ thuật: Đội ngũ kỹ thuật có kiến thức chuyên sâu về các sản

phẩm bột mì.

Bên cạnh đó, các chun gia cũng đề nghị nên có thêm một số câu hỏi mở nhằm khai thác thông tin sâu hơn từ khách hàng, làm cơ sở để rút ra giải pháp hoàn thiện hơn hoạt động Marketing-mix cho sản phẩm phù hợp hơn.

Ngoài ra, tác giả sử dụng kiểm định One-Way ANOVA để kiểm định phương sai giữa các phân khúc khách hàng khác nhau (Sig.<0,05), tức là không đủ điều kiện để áp dụng kiểm định One-Way ANOVA thì sẽ khơng đưa vào phân tích.

2.3.1.4 Thống kê mơ tả đặc điểm khảo sát.

Trong số 165 phiếu thu về hợp lệ, có 70.3% từ thị trường kinh doanh đại lý truyền thống, 9.1% từ những khách hàng Công nghiệp, 20.6% từ những khách hàng thị trường SME. Trong đó tỷ lệ những người tham gia phỏng vấn là Chủ/Giám đốc doanh nghiệp chiếm 84.2%, Giám đốc tài chính/ Kế tốn trưởng chiếm 1.8%, Giám đốc kỹ thuật/ Trưởng phòng quản lý chất lượng chiếm 1.8% và Giám đốc/ Trưởng phòng/ Nhân viên mua hàng chiếm 12.1%.

Chi tiết đặc điểm mẫu theo kết quả khảo sát được thống kê trong phụ lục 4.

2.3.2 Hoạt động sản phẩm (Product) 2.3.2.1 Thực trạng 2.3.2.1 Thực trạng

Với sự góp mặt trên thị trường Việt Nam gần 15 năm, Cơng ty Interflour Việt Nam có nhiều sản phẩm bột mì tương đối đa dạng, đáp ứng được hầu hết các nhu cầu sử dụng bột mì cơ bản trên thị trường và có chất lượng tương đối tốt và ổn định.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hoạt động marketing mix của công ty interflour việt nam (Trang 60 - 69)