2.1. Tổng quan về Cơng ty Cổ phần Nhựa Bình Minh
2.1.2. Ngành nghề kinh doanh và địa bàn hoạt động
2.1.2.1. Ngành nghề kinh doanh.
Nhựa Bình Minh là doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hàng đầu tại Việt Nam về các sản phẩm ống nhựa và phụ kiện ống nhựa các loại phục vụ cho ngành cấp thoát nước, bưu chính viễn thơng, điện lực, xây dựng cơng nghiệp và dân dụng.
2.1.2.2. Danh mục sản phẩm chính.
Ống và phụ tùng uPVC đường kính từ 21mm đến 630mm, dùng trong các ngành cấp thốt nước, điện lực, bưu chính viễn thơng, xây dựng và dân dụng. Ống và phụ tùng HDPE đường kính từ 16mm đến 1.200mm, dùng cho ngành cấp thoát nước, điện lực, xây dựng, dân dụng, đặc biệt cho các vùng nước phèn và nước mặn. Ống gân HDPE thành đôi và phụ tùng đường kính từ 110mm đến 500mm, đặc biệt dùng trong ngành thoát nước hạ tầng, dẫn cáp, điện lực, bưu chính viễn thơng. Ống và phụ tùng PP-R đường kính từ 20mm đến 160mm, dùng cho nước nóng và nước lạnh, chịu áp
lực cao. Dịng sản phẩm truyền thống là bình xịt 1lít, 5 lít, 10 lít phục vụ cho nơng nghiệp.
2.1.2.3. Địa bàn hoạt động.
Nhựa Bình Minh có địa bàn sản xuất kinh doanh trong cả nước. Các nhà máy sản xuất tại TP. HCM, Bình Dương, Long An và Hưng n. Hiện nay Cơng ty có gần 1.500 cửa hàng rộng khắp trên cả nước đảm bảo cung ứng hàng hóa nhanh chóng, kịp thời theo yêu cầu của khách hàng. Ngồi ra, Cơng ty cịn tham gia vào các dự án trọng điểm quốc gia, cung cấp cho các ngành cấp nước, xây dựng…
2.1.2.4. Đối thủ cạnh tranh.
Hiện tại có khoảng 30 doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm nhựa tương tự như BMP, trong đó đối thủ lớn nhất của BMP chính là Nhựa Thiếu Niên Tiền Phong (NTP) và Tập đoàn Hoa Sen. Thị phần của BMP (năm 2012) được thể hiện qua hình 2.1.
Hình 2.1: Thị phần ngành nhựa trên cả nước năm 2012
(Nguồn: VPA 2012)
2.1.3. Mơ hình quản trị và bộ máy quản lý.
Cơng ty áp dụng mơ hình quản trị Cơng ty mẹ, cơng ty con, và công ty liên kết. Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyền lực cao nhất của Công ty, bầu ra Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát. Hội đồng Quản trị bổ nhiệm Ban Tổng Giám đốc và Hội đồng thành viên các công ty con, cử người tham gia quản trị tại các công ty liên kết. Cơ cấu bộ máy quản lý cơng ty được thể hiện qua hình 2.2
Hình 2.2: Cơ cấu bộ máy quản lý điều hành
(Nguồn: Báo cáo thường niên 2016)
2.1.4. Kết quả kinh doanh những năm gần đây.
Tốc độ tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận giai đoạn 2006-2016 thể hiện qua hình 2.3.
Hình 2.3: Biểu đồ tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận 2006 – 2016
(Nguồn: cophieu68.vn)
Hình 2.4: Biểu đồ tăng tưởng nguồn vốn 2006 – 2016
(Nguồn: cophieu68.vn)
2.1.5. Định hướng phát triển
BMP khẳng định sẽ tiếp tục những định hướng dài hạn đã được xây dựng trong chiến lược phát triển để phát triển một cách tồn diện, duy trì vị thế trong nước và sẵn sàng tham gia sâu rộng hơn vào thị trường quốc tế.
2.1.6. Nhận diện vấn đề về quản trị vốn lưu động tại Cơng ty.
Xác lập được vị trí cơng ty dẫn đầu thị trường trong lĩnh vực sản xuất, cung ứng sản phẩm ống và phụ tùng ống nhựa tại Việt Nam đã là một thành tựu to lớn của BMP trong nhiều năm qua, nhưng duy trì được điều đó là một thách thức khơng nhỏ. Bên cạnh những thành tựu đạt được, BMP vẫn còn tồn tại những hạn chế đáng quan tâm. Nhận diện, đánh giá và xây dựng giải pháp quản trị để giải quyết chúng một cách hiệu quả sẽ ngày càng giúp BMP khẳng định một cách chắc chắn vị thế dẫn đầu trong ngành và trong cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam. Dong và Su (2010) nhận định rằng có mối quan hệ mạnh mẽ giữa việc quản trị vốn lưu động và lợi nhuận cơng ty. Cụ thể hơn đó chính là quản trị các khoản phải thu, hàng tồn kho, chu kỳ luân chuyển tiền tệ và các khoản phải trả ngắn hạn. BMP là đơn vị ln duy trì nguồn vốn lưu động dồi dào, chỉ xét riêng giai đoạn 9 năm gần đây (2008 – 2016), từ bảng 2.1 có thể thấy tỷ lệ thanh tốn nợ ngắn hạn và tỷ lệ thanh tốn nhanh ln ở mức cao hơn rất nhiều so với trung bình ngành và so với đại diện tiêu biểu trong ngành là Công ty Cổ phần Nhựa Thiếu Niên Tiền Phong.
Bảng 2.1: Tỷ lệ thanh tốn BMP, NTP và ngành Bao bì – Nhựa giai đoạn 2008 - 2016
(Nguồn: cophieu68.vn)
Như đã nói, tỷ số này đủ đáp ứng nhu cầu thanh toán nợ ngắn hạn là điều tốt tuy nhiên chỉ số này quá cao cũng cho thấy tài sản của doanh nghiệp bị đóng đinh trong các khoản vốn lưu động. Bên cạnh đó, “ nỗi khổ” cung khơng đủ cầu của BMP trong nhiều năm liền cũng được ban quản trị nhận định là một bài toán lớn. Thêm nữa, khoản nợ khó địi 35 tỷ của Nhựa Đức Thành năm 2013 cũng đặt ra dấu hỏi cho công tác quản lý công nợ của BMP. Hơn hết các vấn đề trên cần được quan tâm, đánh giá và hoạch định các phương sách phù hợp để giảm thiểu rủi ro, gia tăng lợi nhuận và ngày càng củng cố vững chắc vị thế trên thị trường.
2.2. Phân tích vốn lưu động tại Cơng ty Cổ phần Nhựa Bình Minh 2.2.1. Phân tích thống kê mơ tả 2.2.1. Phân tích thống kê mơ tả
Thu thập dữ liệu từ báo cáo tài chính của BMP từ năm 2006 đến năm 2016 và tiến hành phân tích các chỉ số tài chính liên quan đến việc quản trị vốn lưu động. Kết quả phân tích thống kê mơ tả ở bảng 2.2.
Từ bảng 2.2 chúng ta có thể thấy rằng giá trị trung bình của lợi nhuận hoạt động thuần của BMP là 36,24% với độ lệch chuẩn là 4,17%, có nghĩa là giá trị lợi nhuận có thể đi chệch khỏi giá trị trung bình là 4,17%. Giá trị cực đại và cực tiểu của lợi nhuận BMP là 41,41% và 28,52%. Thông tin từ số liệu thống kê mô tả cũng chỉ ra rằng chu kỳ luân chuyển tiền tệ trung bình là 140 ngày và độ lệch chuẩn là 37 ngày, thời gian tối đa và tối thiểu cho cho chu kỳ này lần lượt là 191 ngày và 79 ngày. Nguyên nhân chu kỳ luân chuyển tiền tệ kéo dài là do thời gian lưu kho và thời gian
ngày và độ lệch chuẩn là 19 ngày. Thời gian tối thiểu để thu tiền về là 40 ngày và số ngày tối đa để thực hiện mục tiêu này là 88 ngày. Thời gian trung bình thanh tốn cho nhà cung cấp là 23 ngày và độ lệch chuẩn là 8 ngày. Thời gian tối đa thanh toán cho nhà cung cấp là 41 ngày và thời gian tối thiểu cho mục đích này là 13 ngày. Hơn nữa, trung bình phải mất 95 ngày để bán hàng tồn kho với độ lệch chuẩn là 18 ngày. Thời gian dài nhất cho việc tồn kho là 123 ngày và thời gian tổi thiểu để chuyển đổi hàng tồn kho thành doanh thu là 69 ngày.
Bảng 2.2: Thống kê mô tả
(Nguồn: Xử lý của tác giả)
2.2.2. Khoản phải thu
2.2.2.1. Đánh giá hiệu quả các khoản phải thu
Đánh giá tổng quan về tình hình các khoản phải thu thơng qua chỉ số kỳ thu tiền bình qn và vịng quy nợ phải thu của BMP và so sánh với đại diện của ngành là NTP được thể hiện ở hình 2.5.
Giai đoạn 2008 – 2016, so với NTP, BMP vượt trội hơn về vòng quay nợ phải thu ở các năm 2008, 2009, 2013, 2014, 2015 và giảm xuống bằng với NTP trong các năm cịn lại. Tuy nhiên, NTP có tính ổn định hơn khi sự chệnh lệch giữa các năm là khơng nhiều, cao nhất là 5 vịng và thấp nhất là 4 vịng, trong khi đó BMP có số vịng quay thay đổi và có sự chênh lệch lớn với giá trị cao nhất là 9 vòng và thấp nhất là 4 vòng. Cần xem xét đánh giá lại công tác quản trị nợ phải thu của BMP để nhận định đâu là nguyên nhân khiến BMP không thể duy trì được lợi thế về việc thu hồi nợ phải thu.
Hình 2.5: Hiệu quả quản trị khoản phải thu BMP, NTP giai đoạn 2008 – 2016
(Nguồn: Xử lý của tác giả)
Nợ phải thu khó địi hiện nay là một con số khơng hề nhỏ. Năm 2013, BMP đối diện với khoản nợ quá hạn khó địi của Cơng ty Nhựa Đức Thành từ tháng 6 năm 2013 với tổng giá trị là 35,5 tỷ đồng so với nợ phải thu tại thời điểm ngày 30/06/2013 của BMP là 347.5 tỷ đồng thì khoản nợ xấu này chiếm 10%. Đến cuối năm 2013 dự phịng nợ phải thu khó địi của BMP là 11,77 tỷ đồng trong đó dự phịng đối với Nhựa Đức Thành là 10,65 tỷ đồng và đối với các khách hàng khác là 1,12 tỷ đồng. Đến năm 2015, trong khi khoản nợ của Nhựa Đức Thành cịn đang trong q trình thu hồi thì BMP lại xuất hiện khoản nợ của DNTN Thanh Tuyết, tính đến 31/12/2015, khoản nợ xấu là gần 21 tỷ đồng. Tổng nợ xấu đến cuối năm 2015 là hơn 60 tỷ đồng theo bảng 2.3.
Bảng 2.3: Nợ xấu và dự phịng nợ phải thu khó địi năm 2015 (đvt: triệu đồng)
(Nguồn: Thuyết minh báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm toán năm 2015 của BMP)
Đến cuối năm 2016, BMP thống kê giá trị có thể thu hồi được từ các khoản nợ phải thu khó địi ta có thể thấy giá trị có thể thu hồi được ước tính chỉ khoảng hơn 30% so với giá gốc. Mức tổn thất mà công ty phải gánh chịu là một con số đáng báo động.
Thời điểm ngày 31/12/2016 nợ phải thu của công ty khoảng 810 tỷ, mức tổn thất cơng ty có thể sẽ gánh chịu là hơn 42 tỷ, chiếm hơn 5% nợ phải thu theo bảng 2.4.
Bảng 2.4: Nợ xấu và dự phòng nợ phải thu khó địi năm 2016 (đvt: triệu đồng)
(Nguồn: Thuyết minh báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm tốn năm 2016 của BMP)
2.2.2.2. Phân tích thực trạng quản trị khoản phải thu Chính sách tín dụng Chính sách tín dụng
Quy trình cơng nợ nói chung và chính sách tín dụng của công ty đều được ban hành thành văn bản, lưu hành nội bộ và tài liệu này theo chuẩn ISO của công ty theo từng thời kỳ. Tùy tình hình sản xuất kinh doanh theo từng giai đoạn, Cơng ty có chính sách tín dụng phù hợp. Điều kiện nợ được xây dựng cụ thể cho hai nhóm khách hàng là Cửa hàng bán sản phẩm và nhóm khách hàng khác. Điều kiện mua hàng tín dụng đối với cửa hàng bán sản phẩm là được thực hiện dựa trên quy chế nội bộ về bán hàng tín chấp, cửa hàng phải có tài sản hoặc hồ sơ thế chấp cho công ty, được công ty tiến hành thẩm định giá trị và hoàn thiện các thủ tục pháp lý theo quy định của pháp luật. Theo đó, Đối với trường hợp thế chấp bằng tài sản, cửa hàng sẽ được nợ 90% giá trị tài sản thế chấp và hợp đồng hoặc cam kết thế chấp sẽ được công chứng tại văn phịng cơng chứng cấp tỉnh, thành phố. Đối với thế chấp bằng bảo lãnh thanh toán của ngân hàng hoặc cơng ty có tiền gởi thế chấp trực tiếp tại cơng ty thì hạn mức nợ được áp dụng trong trường hợp này là 100%. Hạn nợ đối với cửa hàng chỉ áp dụng cho các cửa hàng thỏa mãn điều kiện trên và căn cứ vào doanh số trung bình của 6 tháng trước đó, cụ thể: đến 3 tỷ đồng - được nợ 45 ngày; từ trên 3 tỷ đồng đến 5 tỷ đồng - được nợ 60 ngày; trên 5 tỷ đồng- được nợ 75 ngày.
Đối với những trường hợp đặc biệt khác phải có sự phê duyệt bằng văn bản của Tổng Giám đốc. Điều kiện nợ đối với nhóm khách hàng khác, hạn mức nợ và thời hạn nợ đều có sự phê duyệt của Tổng Giám đốc.
Theo thời gian, chính sách tín dụng của những sửa đổi bổ sung để phù hợp với tình hình kinh doanh trong từng giai đoạn. Trong lần đánh giá nội bộ định kỳ lần 1 năm 2016, trong Báo cáo kết quả đánh giá nội bộ tồn cơng ty lần 1 năm 2016 có chỉ rõ vấn đề liên quan để kiểm sốt cơng nợ khách hàng như bảng 2.5:
Bảng 2.5: Trích đánh giá kiểm sốt nội bộ nợ phải thu lần 1 năm 2016
(Nguồn: Tài liệu ISO BMP)
Từ bảng 2.5 cho thấy được cơ sở để hồn chỉnh cho quy trình quản lý và kiểm sốt cơng nợ phù hợp với thực tế. Riêng giai đoạn 2008 – 2016, tài liệu đã được sửa đổi bổ sung chính thức năm 2011 và 2014, và có dự thảo sửa đổi bổ sung trong năm 2017.
Tiêu chuẩn và quy trình đánh giá khách hàng
Tương tự chính sách tín dụng, Nhựa Bình Minh ban hành tài liệu nội bộ về quy trình đánh giá khách hàng, cụ thể hơn, là quy chế đánh giá cửa hàng bán sản phẩm. Trong tài liệu này quy định rõ điều kiện mở cửa hàng, trách nhiệm cửa hàng, quyền lợi cửa hàng, trách nhiệm công ty và điều khoản phạt vi phạm quy chế. Nội dung điều kiện mở cửa hàng chỉ rõ các điều kiện cần thiết cho việc mở cửa hàng bán sản phẩm như là đơn vị đã đăng ký kinh doanh được các cơ quan chức năng Nhà nước chấp nhận, có vị trí kinh doanh thuận lợi, không treo bảng hiệu của đơn vị khác có sản phẩm tương tự Nhựa Bình Minh, chứng minh năng lực kinh doanh… Và có văn bản đề nghị được Tổng Giám đốc chấp thuận. Trách nhiệm của cửa hàng được nêu rõ như không được bán quá giá bán lẻ của Công ty, tư vấn và hỗ trợ kỹ thuật cho khách hàng, không tiêu thụ hàng gian hàng giả, thực hiện đúng các quy định về bảo quản và vận chuyển sản phẩm, hàng tháng phải phát sinh doanh thu với Công ty tối thiểu 300 triệu đồng, thanh toán ngay khi nhận hàng, trường hợp khách hàng thuộc đối tượng được
số tiền thanh toán. Quyền lợi của cửa hàng được quy định trong tài liệu này như là được cung cấp bảng hiệu và quảng cáo bằng các hình thức tiếp thị của Công ty, được giảm giá trên đơn giá công bố của Công ty, được hỗ trợ kỹ thuật, được hưởng các chính sách bảo hành, được hưởng chiết khấu thương mại theo doanh số tháng theo từng mức doanh thu cụ thể, được hưởng các quyền lợi của chính sách vận chuyển và các chế độ khuyến mãi khác của cơng ty…Cơng ty có các trách nhiệm như cung cấp giá bán lẻ cho các cửa hàng, cung cấp sản phẩm, hàng hóa đúng như chất lượng đã cam kết và chịu trách nhiệm đổi trả miễn phí đối với hàng lỗi, hàng kém chất lượng, tạo điều kiện tốt nhất để đảm bảo quyền lợi cửa hàng, thường xuyên thu thập, tiếp nhận những ý kiến đóng góp của cửa hàng để cải tiến cơng việc đạt hiệu quả cao hơn. Một số điều khoản phạt vi phạm cũng được quy định chi tiết.
Chính sách thu nợ
Về vấn đề thu nợ, nhân viên phụ trách thuộc phịng Tài chính – Kế tốn sẽ phối hợp với nhân viên phụ trách của Phòng kinh doanh thu hồi nợ. Theo định kỳ hàng tháng, khi khoản nợ sắp đến ngày đáo hạn hoặc nợ quá hạn, Phịng Tài chính – Kế tốn sẽ gởi thư nhắc nợ, trao đổi trực tiếp bằng điện thoại với khách hàng, cùng với để nhân viên phòng kinh doanh sẽ liên hệ với khách hàng để hối thúc trả tiền, khi khoản nợ được thanh tốn thì các đơn đặt hàng tiếp theo mới được nhân viên kinh doanh triển khai xuất hóa đơn giao hàng, khi khoản nợ chưa được thanh toán, nhân viên kinh doanh sẽ phải trì hỗn tất cả các đơn hàng của khách hàng cịn nợ. Chính vì vậy, để hạn chế sự trì hỗn này, nhân viên kinh doanh sẽ khẩn trương làm việc với khách hàng để đảm bảo đôi bên cùng hồn thành nghĩa vụ và trách nhiệm của mình.
Nhân sự chuyên trách và công cụ hỗ trợ
Theo quy trình kiểm sốt cơng nợ, có nhiều nhân sự tham gia vào quá trình kiểm sốt cơng nợ, chính bởi điều đó, cơng nợ được kiểm sốt chặt chẽ ở nhiều khâu. Hàng ngày phịng Tài chính – Kế tốn chuyển thơng báo cơng nợ cho Phòng Kinh doanh, nhân viên bán hàng trực thuộc phịng kinh doanh kiểm tra cơng nợ hóa đơn trước khi