Quản trị các khoản phải thu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần nhựa bình minh (Trang 73 - 75)

3.1. Giải pháp quản trị cho các thành phần vốn lưu động

3.1.2. Quản trị các khoản phải thu

Công nghệ và nhân sự.

Rút ngắn thời gian thu hồi các khoản tín dụng thương mại thơng qua việc sử dụng sự hỗ trợ của công nghệ thơng tin để cung cấp thơng tin nhanh chóng, chính xác về tuổi nợ, kỳ thanh toán và hỗ trợ lập kế hoạch thu hồi nợ. Ngoài ra, động lực chính hiện nay cho việc khách hàng thanh tốn nợ phải thu là để hưởng các khoản chiết khấu theo quy chế, nhân viên phụ trách công nợ khách hàng chỉ nhắc nợ chứ công ty không đặt ra chỉ tiêu về thu hồi nợ. Vì vậy, cơng ty cần cụ thể hóa chỉ tiêu thu hồi nợ trong phần mô tả công việc đi kèm với những chính sách khen thưởng hợp lý để khuyến khích, động viên nhân viên thu hồi nợ làm tốt nhiệm vụ.

Chính sách tín dụng và dịch vụ chăm sóc khách hàng

Cạnh tranh mức chiết khấu giữa BMP với NTP hay các đối thủ mới thâm nhập thị trường như Tôn Hoa Sen, Tân Á Đại Thành thực sự là một cuộc đua khốc liệt. Theo Nhựa Tiền Phong, chiết khấu cho đại lý ở mức cao là cách để Công ty giữ vững và mở rộng thị phần trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt. Với Nhựa Bình Minh, cơng ty đã tăng mức chiết khấu lên 4% trong quý I/2017. Tuy nhiên Ông Lê Quang Doanh, Chủ tịch Hội đồng quản trị Nhựa Bình Minh cho biết: “Nhựa Bình Minh khơng chạy theo chính sách chiết khấu. Có doanh nghiệp đã chiết khấu 50%. Đã chạy theo (chính

cơng ty cũng nên chú trọng chế độ hậu mãi phù hợp, ban hành, kiểm soát và điều chỉnh kịp thời các chính sách, quy chế dành cho hoạt động của hệ thống phân phối, khách hàng một cách uyển chuyển, phù hợp với thị thường trong từng thời kỳ cũng như tổ chức tốt các hoạt động, chăm sóc hệ thống phân phối, khách hàng định kỳ hay tài trợ một số hoạt động của họ. Công ty nên xây dựng quy chế chặt chẽ để tránh trình trạng các cửa hàng, đại lý cạnh tranh khơng lành mạnh với nhau. Ngồi ra, cần theo dõi, kịp thời nắm bắt thông tin của các đối thủ để có các đối sách phù hợp.

Đánh giá tài chính khách hàng và sử dụng các công cụ đảm bảo nợ một cách hiệu quả

Với bài tốn nợ xấu, Cơng ty nên chú trọng đánh giá khả năng tài chính và thanh khoản của khách hàng khi xét duyệt điều kiện đại lý, khách hàng các dự án lớn và trong suốt quá trình mua bán để nhận định kịp thời những rủi ro và có biện pháp phù hợp để nâng cao hiệu quả thu hồi nợ. Quy định phù hợp; thường xuyên kiểm tra công nợ khách hàng để tránh thất thoát và bị chiếm dụng vốn; nâng cao trách nhiệm cán bộ thừa hành quản lý khâu tài chính. Chính sách thế chấp tài sản và xác định mức nợ dựa trên giá trị tài sản thế chấp của khách hàng là một biện pháp hạn chế rủi ro nợ khá hiệu quả. Tuy vậy, trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt đòi hỏi sự linh hoạt trong chính sách nợ để bán được hàng hóa và đủ sức cạnh tranh với các đối thủ thì mối nguy về tình trạng nợ kéo dài và khó thu hồi ln là một rủi ro lớn và được xác định phải ưu tiên kiểm sốt trong quản trị cơng ty.

Để giải quyết đồng thời bài tốn nợ xấu và cạnh tranh, cơng ty có thể sử dụng dịch vụ bảo lãnh thanh toán của ngân hàng. Với bảo lãnh thanh toán của ngân hàng, nợ của công ty được đảm bảo chắc chắn hơn và tạo điều kiện giao dịch nhanh chóng, thuận lợi và linh hoạt hơn so với việc thế chấp tài sản tại cơng ty,. Bên cạnh đó, thay vì cơng ty phải chi trả lãi vay hàng năm đối với khoản thể chấp bằng tiền tại công ty để được hạn mức nợ và thời hạn nợ, việc sử dụng bảo lãnh thanh toán của ngân hàng sẽ giúp khoản lãi vay được giảm đi đáng kể. Lãi vay và phí phát hành bảo lãnh của một số ngân hàng tạm tính dựa trên cơ sở số dư khoản thế chấp của khách hàng tại công ty vào ngày 31/12/2016 được thể hiện ở bảng 3.1.

Bảng 3.1: Chi phí lãi vay và chi phí phát hành bảo lãnh (đvt: triệu đồng)

(Nguồn: Xử lý của tác giả)

Dùng hình thức bảo lãnh ngân hàng, BMP sẽ chi trả khoản chi phí phát hành (phí gia hạn, phí thanh tốn (nếu có)) để khuyến khích khách hàng thực hiện bảo lãnh ngân hàng đối với các khoản nợ tại BMP tương ứng với phần thế chấp bằng tiền mặt. So với tổng số lãi vay phải trả trong một năm thì phí phát sinh (các chi phí sửa đổi, gia hạn, thanh tốn nếu có) thì cũng là một con số khiêm tốn hơn rất nhiều lần.

Bên cạnh đó, cơng ty cũng nên sử dụng dịch vụ bao thanh toán để hạn chế nợ xấu của công ty. Bằng việc bán các khoản nợ cho bên thứ ba (ngân hàng), các khoản nợ sẽ được đảm bảo hơn, so với những tổn thất mà công ty đang gánh chịu từ nợ xấu thì phí dịch vụ bao thanh tốn nếu được công ty sử dụng sẽ thấp hơn rất nhiều.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần nhựa bình minh (Trang 73 - 75)