Đánh giá hiệu quả các khoản phải thu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần nhựa bình minh (Trang 40 - 42)

2.2. Phân tích vốn lưu động tại Cơng ty Cổ phần Nhựa Bình Minh

2.2.2.1. Đánh giá hiệu quả các khoản phải thu

Đánh giá tổng quan về tình hình các khoản phải thu thơng qua chỉ số kỳ thu tiền bình qn và vịng quy nợ phải thu của BMP và so sánh với đại diện của ngành là NTP được thể hiện ở hình 2.5.

Giai đoạn 2008 – 2016, so với NTP, BMP vượt trội hơn về vòng quay nợ phải thu ở các năm 2008, 2009, 2013, 2014, 2015 và giảm xuống bằng với NTP trong các năm cịn lại. Tuy nhiên, NTP có tính ổn định hơn khi sự chệnh lệch giữa các năm là khơng nhiều, cao nhất là 5 vịng và thấp nhất là 4 vịng, trong khi đó BMP có số vịng quay thay đổi và có sự chênh lệch lớn với giá trị cao nhất là 9 vòng và thấp nhất là 4 vòng. Cần xem xét đánh giá lại công tác quản trị nợ phải thu của BMP để nhận định đâu là nguyên nhân khiến BMP không thể duy trì được lợi thế về việc thu hồi nợ phải thu.

Hình 2.5: Hiệu quả quản trị khoản phải thu BMP, NTP giai đoạn 2008 – 2016

(Nguồn: Xử lý của tác giả)

Nợ phải thu khó địi hiện nay là một con số khơng hề nhỏ. Năm 2013, BMP đối diện với khoản nợ quá hạn khó địi của Cơng ty Nhựa Đức Thành từ tháng 6 năm 2013 với tổng giá trị là 35,5 tỷ đồng so với nợ phải thu tại thời điểm ngày 30/06/2013 của BMP là 347.5 tỷ đồng thì khoản nợ xấu này chiếm 10%. Đến cuối năm 2013 dự phịng nợ phải thu khó địi của BMP là 11,77 tỷ đồng trong đó dự phịng đối với Nhựa Đức Thành là 10,65 tỷ đồng và đối với các khách hàng khác là 1,12 tỷ đồng. Đến năm 2015, trong khi khoản nợ của Nhựa Đức Thành cịn đang trong q trình thu hồi thì BMP lại xuất hiện khoản nợ của DNTN Thanh Tuyết, tính đến 31/12/2015, khoản nợ xấu là gần 21 tỷ đồng. Tổng nợ xấu đến cuối năm 2015 là hơn 60 tỷ đồng theo bảng 2.3.

Bảng 2.3: Nợ xấu và dự phịng nợ phải thu khó địi năm 2015 (đvt: triệu đồng)

(Nguồn: Thuyết minh báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm toán năm 2015 của BMP)

Đến cuối năm 2016, BMP thống kê giá trị có thể thu hồi được từ các khoản nợ phải thu khó địi ta có thể thấy giá trị có thể thu hồi được ước tính chỉ khoảng hơn 30% so với giá gốc. Mức tổn thất mà công ty phải gánh chịu là một con số đáng báo động.

Thời điểm ngày 31/12/2016 nợ phải thu của công ty khoảng 810 tỷ, mức tổn thất cơng ty có thể sẽ gánh chịu là hơn 42 tỷ, chiếm hơn 5% nợ phải thu theo bảng 2.4.

Bảng 2.4: Nợ xấu và dự phòng nợ phải thu khó địi năm 2016 (đvt: triệu đồng)

(Nguồn: Thuyết minh báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm toán năm 2016 của BMP)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần nhựa bình minh (Trang 40 - 42)