CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIÊU THỊ
1.4. Các hoạt động về marketing ảnh hưởng đến chiêu thị
1.4.1. Về nghiên cứu thị trường
Thị trường là quá trình người mua, người bán tác động qua lại để xác định giá cả và sản lượng hàng hoá mua bán. Như vậy thị trường là tổng thể các quan hệ về lưu thơng hàng hố, lưu thơng tiền tệ và các giao dịch mua bán hàng hoá dịch vụ.
Thơng qua khái niệm thị trường ta có thể hiểu nghiên cứu thị trường là hoạt động của con người diễn ra trong mối quan hệ với thị trường nhằm tìm hiểu, xác định các thơng tin về thị trường, từ đó có thể nắm bắt được những cơ hội kinh doanh xuất hiện trên thị trường. Nghiên cứu thị trường có nhiều chức năng liên kết giữa người tiêu dùng, khách hàng và công chúng với các nhà hoạt động thị trường thông qua những thông tin, những thông tin này có thể sử dụng để nhận dạng và xác định các vấn đề cũng như cơ hội marketing; là cơ sở cho sự cải tiến và đánh giá các hoạt động marketing.
Người nghiên cứu thị trường là người tìm kiếm các thơng tin của người mua cũng như nhu cầu mong muốn và các phản ứng của họ để cải tiến hồn thiện hàng hố, dịch vụ nhằm thoả mãn tối đa người mua. Như vậy, nghiên cứu thị trường có thể được định nghĩa như sau: nghiên cứu thị trường là việc nhận dạng, lựa chọn thu thập, phân tích và phổ biến thơng tin với mục đích hỗ trợ việc ra quyết định có liên quan đến sự xác định và xử lý những vấn đề và cơ hội marketing.
Việc cần thiết đầu tiên đối với doanh nghiệp khi bắt đầu kinh doanh cũng như đang kinh doanh nếu doanh nghiệp muốn phát triển hoạt động kinh doanh của mình. Như vậy, nghiên cứu thị trường có vai trị cực kỳ quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, là công cụ giúp cho doanh nghiệp hiểu khách hàng và có thể chinh phục khách hàng thông qua việc thu thập và xử lý thông tin đáng tin cậy về thị trường, nguồn hàng, thị trường bán hàng của doanh nghiệp. Tuy nhiên cũng không nên quá đề cao vai trị của nghiên cứu thị trường vì nó khơng thể tự giải
quyết được tất thảy mọi vấn đề kinh doanh. Mọi kết quả nghiên cứu đều phải qua thử nghiệm trước khi áp dụng.
1.4.2. Về sản phẩm
Sản phẩm là tất cả những cái gì có thể đưa ra thị trường để tạo ra sự chú ý, mua sắm, sử dụng hay tiêu thụ nhằm thoả mãn một chu cầu hay mong muốn. Sản phẩm có thể là những vật thể hữu hình, những dịch vụ mang tính vơ hình, những địa điểm (cho thuê địa điểm, thuê mặt bằng sản xuất kinh doanh), phát minh, sáng chế... Khi tạo ra sản phẩm, các doanh nghiệp cần nhận thức đầy đủ về 3 mức độ của nó nhằm thoả mãn những mong đợi của người tiêu dùng.
Chiến lược sản phẩm có vị trí cực kỳ quan trọng, là nền tảng, xương sống của 4P, giúp doanh nghiệp xác định phương hướng đầu tư, thiết kế sản phẩm phù hợp thị hiếu, hạn chế rủi ro, thất bại và chỉ đạo thực hiện hiệu quả các P còn lại trong marketing hỗn hợp. Chiến lược chiêu thị phải dựa trên nền tảng chính sách sản phẩm của doanh nghiệp.
1.4.3. Về giá cả
Giá cả là một trong 4 biến số quan trọng của marketing mix. Giá cả đóng vai trị quyết định trong việc mua hàng này hay hàng khác đối với người tiêu dùng. Đối với cơng ty, chiến lược về giá có vị trí quyết định cạnh tranh trên thị trường. Việc định giá sản phẩm có ý nghĩa quan trọng đối với doanh nghiệp vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến doanh số và lợi nhuận.
Giá cả là một trong các công cụ thuộc phối thức marketing mà công ty sử dụng để đạt được mục tiêu marketing của mình. Các quyết định về giá phải được phối hợp với những quyết định về sản phẩm, phân phối, chiêu thị cho sản phẩm để hình thành một chương trình marketing nhất quán và có hiệu quả. Các quyết định đưa ra cho những khâu khác thuộc phối thức marketing đều có ảnh hưởng đến những quyết định về giá. Chẳng hạn, các nhà sản xuất đang sử dụng nhiều nhà bán
lại và mong rằng những người này sẽ ủng hộ và cổ động cho sản phẩm của mình thì có thể đưa vào giá mức lời hơn cho các nhà bán bn. Quyết định dựa trên một sản phẩm có chất lượng cao sẽ có nghĩa rằng người bán phải để giá cao hơn để trang trải các chi phí cao.
Công ty thường phải định giá sản phẩm trước, từ đó mới đưa ra những quyết định khác thuộc phối thức marketing trên cơ sở mức giá mong muốn cho sản phẩm. Như vậy, giá là yếu tố định vị chính cho sản phẩm, xác định thị trường của sản phẩm, đối thủ cạnh tranh, giá đó quyết định đặc điểm và phí tổn sản phẩm.
Tóm lại, nhà marketing phải xem xét tổng thể phối thức marketing khi định giá. Nếu sản phẩm được định vị dựa trên những yếu tố phi giá cả thì các quyết định về chiêu thị và phân phối sẽ ảnh hưởng mạnh lên giá cả. Nếu giá cả là yếu tố định vị chính thì nó sẽ ảnh hưởng mạnh đến các quyết định khác thuộc phối thức marketing. Nói chung cơng ty phải xem xét tất cả các quyết định thuộc phối thức marketing chung với nhau khi triển khai các chương trình marketing.
1.4.4. Về phân phối
Phân phối có thể hiểu một cách đơn giản là việc đem hàng hoá hay dịch vụ từ người sản xuất đến tay người tiêu dùng. Trong marketing, phân phối được hiểu một cách đầy đủ là những quyết định đưa hàng hoá vào các kênh phân phối để tiếp cận và khai thác hợp lý nhất nhu cầu của thị trường. Từ đó thực hiện việc đưa hàng hố từ nơi sản xuất tới người tiêu dùng cuối cùng nhằm đạt được lợi nhuận tối đa. Như vậy, phân phối hàng hoá trong marketing khơng phải chỉ có định ra được phương hướng, mục tiêu và tiền đề của lưu thơng mà cịn bao gồm cả nội dung thay đổi không gian, thời gian, mặt hàng, số lượng hàng hoá và hệ thống các phương thức để đưa hàng hoá từ nơi người sản xuất tới người tiêu dùng cuối cùng.
Chính sách phân phối là sự kết nối các yếu tố phân phối, xây dựng mạng lưới phân phối và sử dụng các phương pháp phân phối. Chính sách phân phối là một bộ phận cấu thành của tổ hợp marketing bao gồm tất cả những gì mà cơng ty có thể
vận dụng để tác động lên nhu cầu về hàng hoá của mình. Chính sách phân phối cùng với các yếu tố khác của marketing - mix sẽ tạo nên thành công cho doanh nghiệp.
Trong hoạt động marketing của doanh nghiệp, vai trị của từng chính sách phụ thuộc rất nhiều vào việc xác định vị trí hàng hố cụ thể mà doanh nghiệp đó làm và mục tiêu chiến lược kinh doanh của từng doanh nghiệp. Tuy nhiên, ta vẫn có thể khẳng định chính sách phân phối có vai trị quan trọng trong hoạt động marketing của doanh nghiệp. Sau khi sản phẩm hoàn thành và tung ra thị trường, giai đoạn tiếp theo của quá trình marketing là xác định các phương pháp và quãng đường hay lựa chọn kênh được sử dụng để vận chuyển hàng hoá tới tay người tiêu dùng. Chính vì vậy, một chính sách phân phối hợp lý sẽ làm cho quá trình kinh doanh của doanh nghiệp an toàn, tăng cường được khả năng liên kết trong kinh doanh, giảm được sự cạnh tranh và làm cho q trình lưu thơng hàng hố nhanh và hiệu quả.
Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường đầy sôi động hiện nay, một chính sách phân phối tốt là một yếu tố rất quan trọng để đưa doanh nghiệp đến thành cơng. Nó giúp cho doanh nghiệp đạt được lợi thế dài hạn trong cạnh tranh, khi mà các chiến dịch quảng cáo hay cắt giảm giá chỉ có lợi thế trong ngắn hạn, bởi các doanh nghiệp khác cũng nhanh chóng làm theo dẫn đến lợi nhuận bị giảm sút hoặc bằng khơng.
Mỗi chính sách phân phối được áp dụng chỉ phù hợp trong một thời điểm nhất định nhằm đạt được mục tiêu nhất định. Đồng thời chính sách phân phối phải được phối hợp đồng bộ với các nhân tố khác của chiến lược marketing - mix như sản phẩm, giá cả, chiêu thị thì mới nâng cao được hiệu quả marketing của doanh nghiệp.
Kết luận Chương 1
Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay, chiêu thị là một hoạt động không thể thiếu và không thể tách rời trong hoạt động marketing - mix của một công ty. Để hoạt động chiêu thị của công ty đạt được hiệu quả tốt nhất, yêu cầu đặt ra là hoạt động chiêu thị đó phải được gắn chặt với định hướng và mục tiêu của cơng ty. Từ đó, lựa chọn các cơng cụ và phối kết hợp chúng một cách hài hòa nhất dựa trên nguồn lực đã được phân bổ. Đồng thời, chúng ta phải luôn kiểm tra theo quá trình khi thực hiện các hoạt động chiêu thị để kịp thới điều chỉnh và khắc phục những hạn chế những phát sinh để đạt được mục tiêu đề ra một cách hiệu quả nhất.
CHƯƠNG 2 :
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHIÊU THỊ TẠI CÔNG TY TNHH YAMAHA MOTOR VIỆT NAM – CHI
NHÁNH PHÍA NAM.