Nguồn vốn huy động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển cho vay tiêu dùng tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển thành phố hồ chí minh , luận văn thạc sĩ (Trang 35 - 38)

2.1 Sự hình thành và phát triển của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển

2.1.3.1 Nguồn vốn huy động

Bảng 2.2: Tình hình huy động vốn của BIDV.HCM giai đoạn 2008 – 2010

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu 2008 2009 2010 % /2009

Tổng nguồn vốn huy động, trong đó: 8,725 9,451 10,657 12.76%

I. Theo thành phần kinh tế:

- Huy động vốn TCKT 6,379 6,813 6,905 1.35% - Huy động vốn dân cƣ 2,346 2,638 3,752 42.23%

II. Theo thời hạn:

- Huy động vốn ngắn hạn 5,933 8,033 8,374 4.24% + Trong đó, huy động vốn không kỳ hạn 3,376 2,236 2,437 8.99% -Huy động vốn trung dài hạn 2,792 1,418 2,278 60.65%

Chỉ tiêu 2008 2009 2010 % /2009

III. Theo loại tiền:

- VNĐ 7,334 7,401 8,312 12.31%

- Ngoại tệ (USD, EUR) 1,391 2,053 2,345 14.22% “Nguồn: báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV.HCM năm 2009 và 2010”

Biểu đồ 2.1: Nguồn vốn huy động của Chi nhánh qua các giai đoạn 2008 – 2010

Cơ cấu nguồn vốn huy động:

Chỉ tiêu 2008 2009 2010

+ TCKT / Dân cƣ 73/27 72/28 65/35 + Ngắn hạn / Trung dài hạn 68/32 85/15 78/22 + VND / Ngoại tệ 84/16 77/23 78/22

Biểu đồ 2.3: Cơ cấu huy động vốn theo thời hạn

Vốn huy động ngắn hạn Vốn huy động trung dài hạn Nguồn vốn huy động năm 2010 của chi nhánh có sự tăng trƣởng vƣợt bậc so với năm 2009, tính đến 31/12/2010, tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh đạt 10.657 tỷ đồng, tăng 1.206 tỷ đồng (~12,76%) so với cuối năm 2009, chiếm 4,3% trong tổng vốn huy động của BIDV (BIDV gồm 150 Chi nhánh, với nguồn vốn huy động đƣợc 247.701 tỷ đồng). Thị phần huy động vốn: chiếm 1,39% huy động vốn địa bàn, tăng 0,18% so với cuối năm 2009.

Cơ cấu nguồn vốn: có nhiều chuyển biến tích cực, tăng dần tỷ trọng huy động vốn dân cƣ (năm 2009: tổ chức chiếm 72%, dân cƣ chiếm 28%; năm 2010: tổ chức chiếm 65% và dân cƣ là 35%), huy động vốn trung dài hạn tăng dần tỷ trọng (năm 2010 chiếm 22%, năm 2009 chiếm 15%) và thay thế tiền gửi của các đơn vị thành viên của TCTD bằng các ĐCTC có nguồn vốn lớn, ổn định hơn (Công ty Bảo hiểm, Công ty Cho thuê tài chính, Cơng ty tài chính, Quỹ đầu tƣ…).

Trong 5 năm gần đây, khả năng huy động vốn của BIDV.HCM tăng trƣởng mạnh do chi nhánh đã tích cực và chủ động trong cơng tác huy động vốn dân cƣ, đi đôi với các chính sách chăm sóc khách hàng thƣờng xuyên và tích cực hơn. Có nhiều chƣơng trình khuyến mãi, dịch vụ hậu mãi,…), mở rộng mạng lƣới các chi nhánh (chi nhánh cấp 2), phòng giao dịch nhằm tạo kênh huy động vốn mạnh. Do đó, đến 31/12/2010, tiền gửi dân cƣ tại chi nhánh đạt 3.752 tỷ đồng (~35% tổng nguồn vốn huy động), tăng 1.114 tỷ đồng (~42%) so với cuối năm 2009. Đây là nguồn lực lớn giúp BIDV.HCM phát triển việc cấp phát tín dụng, đa dạng hố các

dịch vụ ngân hàng, ứng dụng công nghệ hiện đại,…Tuy nhiên, để sử dụng nguồn vốn có hiệu quả, BIDV.HCM cần phải cân đối hài hòa giữa nguồn vốn huy động và dƣ nợ cho vay nhằm đảm bảo cân đối giữa chi phí (trả lãi tiền gửi, chi phí khác,…) và thu nhập (thu từ lãi tiền vay, phí dịch vụ,…), mang lại lợi nhuận cao cho BIDV.HCM nói riêng và BIDV nói chung.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển cho vay tiêu dùng tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển thành phố hồ chí minh , luận văn thạc sĩ (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)