Các yếu tố ảnh hưởng đến nguồn vốn đảm bảo an tồn tài chính của cơng ty

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng nguồn vốn nhằm đảm bảo an toàn tài chính cho công ty trách nhiệm hữu hạn chứng khoán ACB (ACBS) (Trang 30)

5. Kết cấu đề tài

1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến nguồn vốn đảm bảo an tồn tài chính của cơng ty

ty chứng khốn

1.4.1 Chính sách quản lý, thanh tra, kiểm soát hoạt động kinh doanh chứng khoán của Ủy ban chứng khoán Nhà nước

UBCKNN là cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính quản lý nhà nước về chứng khoán và TTCK, đồng thời trực tiếp quản lý, giám sát hoạt động chứng khoán theo quy định của pháp luật. Sự ra đời và tồn tại của UBCKNN khơng nằm ngồi mục đích bảo vệ lợi ích

nhà đầu tư, đảm bảo thị trường hoạt động công bằng, hiệu quả, minh bạch, giảm thiểu rủi ro dẫn đến rủi ro hệ thống, thu hút nhà đầu tư nước ngoài. Cơ sở đánh giá kết quả thanh tra, giám sát hoạt động của các CTCK chủ yếu dựa trên các yếu tố tài chính, số liệu kế tốn được cung cấp và cập nhật trên thị trường, dễ tính tốn và so sánh được.

TTCK Việt Nam còn non trẻ nên hệ thống luật chứng khốn cịn thiếu sót, tạo khe hở cho các đối tượng trục lợi nên UBCKNN không ngừng đưa ra các dự án luật nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý, giám sát TTCK nên tác động trực tiếp đến HĐKD chứng khoán.

1.4.2 Sự phát triển của thị trường tài chính

Sự phát triển thị trường tài chính thể hiện qua mức độ hồn thiện hệ thống luật pháp trong lĩnh vực tài chính, đa dạng phong phú trong sản phẩm dịch vụ tài chính. Một trong các thị trường cấu thành thị trường tài chính phát triển địi hỏi các thị trường cịn lại phải có mức phát triển tương ứng, Việt Nam tham gia nhiều hiệp định thương mại thế giới và khu vực, không chỉ mở cửa mà thị trường tài chính cũng phải phát triển cùng với sự phát triển chung của nền kinh tế, nhất là khi quốc tế hóa, cơ chế quản lý theo thơng lệ quốc tế, cần bổ sung sản phẩm tài chính quốc tế để đáp ứng nhu cầu và mức phát triển của thị trường.

Theo đó, TTCK nói riêng, thị trường tài chính nói chung cần có chính sách hỗ trợ thúc đẩy phát triển từ Chính phủ và Bộ tài chính, hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm đảm bảo chủ thể trên thị trường hoạt động hiệu quả, minh bạch, tuân thủ đúng quy định, ngoài ra thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài, các quỹ ETF, tham gia HĐKD chứng khoán tại Việt Nam bằng cách thành lập CTCK 100% vốn nước ngoài hay liên kết.

1.4.3 Năng lực quản lý và điều hành hoạt động kinh doanh của lãnh đạo công ty ty

Sự thất bại hay thành công của một doanh nghiệp phụ thuộc năng lực quản lý và điều hành của Ban lãnh đạo, mà trực tiếp là Ban Tổng giám đốc. Lĩnh vực chứng khoán khá đặc biệt, giao dịch trên thị trường khơng phụ thuộc vào ý chí chủ

quan của bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào mà dựa vào cung cầu của hàng triệu nhà đầu tư nên thị trường luôn biến động từng giây từng phút. Xu hướng thị trường hàng ngày do phịng phân tích thị trường đảm nhận nhưng về sự phát triển lâu dài cần cái nhìn xa và rộng hơn, bao quát hết thị trường tài chính trong và ngồi nước, sự phát triển của thành phần nền kinh tế để từ đó nhận định được xu hướng phát triển của TTCK, lên kế hoạch và định hướng kinh doanh cho cơng ty mình. Để làm được điều này, ban lãnh đạo phải có kiến thức nền tảng về chứng khốn, tài chính, bản lĩnh, kinh nghiệm quản lý.

Ngồi năng lực, tầm nhìn thì khả năng kiểm soát rủi ro trong HĐKD chứng khoán cực kỳ quan trọng, phản ánh qua nghiệp vụ vay ký quỹ, hiện nay CTCK cho khách hàng vay ký quỹ với tài sản đảm bảo là chứng khoán đang sở hữu, ngồi ra khơng có sự ràng buộc nào mang tính pháp lý nên khi chứng khoán giảm mạnh, thậm chí cơng ty không bán giải chấp được trên sàn, dẫn đến không thu hồi vốn được. Bên cạnh đó, hoạt động tự doanh cũng chịu rủi ro vì cơng ty cũng là nhà đầu tư, để quản trị rủi ro tốt công ty phải thành lập bộ phận chức năng quản lý rủi ro, nhân viên có năng lực và kinh nghiệm, một yếu tố rất quan trọng khác chính là khả năng phân tích thơng tin từ thị trường, thơng tin nội gián để ứng phó trước với mọi tình huống, cơng ty dễ dàng có được thơng tin nếu xây dựng mối quan hệ với lãnh đạo doanh nghiệp niêm yết, CTCK khác.

Các mối quan hệ với cơ quan công quyền, cụ thể là UBCKNN, Sở giao dịch và trung tâm lưu ký chứng khoán để nắm được các thông tin về sự thay đổi trong chính sách quản lý, điều hành của UBCKNN để kịp thời đối phó, Sở cũng là nơi tổ chức các hoạt động xã hội, giao lưu giữa các CTCK, trao đổi thông tin giữa doanh nghiệp niêm yết và nhà đầu tư, với các hoạt động ấy giúp nâng cao hình ảnh của công ty với khách hàng và đối thủ cạnh tranh.

Tóm lại, lãnh đạo có năng lực quản lý và điều hành giúp cơng ty hoạt động ổn định, ứng phó tốt với mọi bất trắc từ mơi trường tạo niềm tin cho khách hàng.

1.4.4 Chiến lược phát triển của công ty

Để tồn tại và phát triển lâu dài trên thị trường, mỗi công ty điều đưa ra chiến lược phát triển cho cơng ty mình, đảm bảo mọi hoạt động điều được kiểm soát và đi đúng hướng. Có thể là lợi nhuận, tăng thị phần, mức tăng trưởng cao…dù là mục tiêu chiến lược gì đi chăng nữa, để triển khai thực hiện cần có đầy đủ nguồn lực cần thiết mà nguồn tài chính là yếu tố cơ bản khơng thể thiếu.

Nguồn lực tài chính mạnh giúp cơng ty triển khai dễ dàng chiến lược kinh doanh dài hạn, không làm ảnh hưởng đến nguồn vốn phục vụ cho HĐKD hiện tại và ngược lại. Nguồn vốn trong kinh doanh chứng khoán thay đổi liên tục trong giờ giao dịch, tùy thuộc vào nhu cầu giao dịch của khách hàng, do đó cơng ty khơng thể can thiệp hay điều chỉnh nguồn vốn ấy mà cách tốt nhất có thể làm là chuẩn bị một nguồn vốn mạnh, đáp ứng tối đa nhu cầu giao dịch của thị trường.

Ban lãnh đạo hoạch định được chiến lược phát triển dài hạn sẽ giúp công ty sử dụng hiệu quả nguồn lực, giảm thiểu rủi ro, phù hợp với điều kiện hiện tại và định hướng tất cả thành viên cùng nhau đạt mục tiêu chung đó (Đồn Thị Hồng Vân, 2013).

Tóm tắt chương 1

Chương 1 cung cấp cho người đọc cái nhìn tổng quan về TTCK, cũng như chức năng và vai trị của TTCK, yếu tố nguồn vốn đóng vai trị cực kỳ quan trọng trong HĐKD chứng khoán. Ngoài ra, chương 1 cũng giới thiệu hai chỉ tiêu tài chính quan trọng trong đánh giá, kiểm sốt hoạt động của CTCK bao gồm tỷ lệ an toàn vốn khả dụng và hệ thống đánh giá CAMEL, đây chính là khung lý thuyết nền để đánh giá thực trạng an tồn tài chính của cơng ty ở chương 2, trong mối tương quan với các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến HĐKD của công ty.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NGUỒN VỐN ĐẢM BẢO AN TỒN TÀI CHÍNH CỦA CƠNG TY TNHH CHỨNG KHỐN ACB

2.1 Tổng quan về Cơng ty TNHH Chứng khốn ACB 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Cơng ty TNHH Chứng khốn ACB (ACBS) được thành lập ngày 29 tháng 6 năm 2000 cùng với thời điểm hình thành TTCK Việt Nam, do Ngân hàng TMCP Á châu (ACB) làm chủ sỡ hữu, theo giấy phép hoạt kinh doanh số 06/GPHĐKD do UBCKNN cấp ngày 29/06/2000.

Hội sở chính đặt tại số 41 Mạc Đĩnh Chi, phường Đa Kao, quận 1, Tp. Hồ Chí Minh. Hiện nay, hệ thống chi nhánh và phịng giao dịch của ACBS đã có mặt tại các thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, Nha Trang, TP.Hồ Chí Minh….

Sản phẩm dịch vụ chính: - Mơi giới chứng khốn.

- Sản phẩm hỗ trợ đầu tư: giao dịch ký quỹ, ứng tiền tự động. - Tư vấn tài chính doanh nghiệp.

- Bảo lãnh phát hành chứng khoán. - Lưu ký chứng khốn.

- Phân tích và tư vấn đầu tư.

- Quản lý quỹ thông qua công ty con là ACB Capital.

Từ số vốn điều lệ khiêm tốn khi thành lập là 43 tỷ đồng, hiện nay đã tăng lên 1500 tỷ đồng qua 5 lần tăng vốn, tổng tài sản hơn 2200 tỷ đồng.

2.1.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của các phòng ban 2.1.2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức 2.1.2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức

Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức ACBS

Phịng Giao dịch chứng khốn Phịng Nhân sự & Hành chính Phịng Dịch vụ chứng khốn Phịng Kiểm sốt nội bộ Phịng Tài chính kế tốn Khối hỗ trợ Phịng Quản lý nghiệp vụ mơi giới Phịng Khách hàng định chế Hệ thống phân phối Khối Môi giới & Tư

vấn đầu tư Phịng Tư vấn tài chính doanh nghiệp Phòng Quản lý Vốn & Đầu tư Phòng Tiếp thị truyền thơng Phịng Tuân thủ Phòng Quản lý rủi ro Phịng Phân tích Khối vận hành Cơng ty Quản lý quỹ (ACBC)

Hội đồng ALCO Bộ phận Quản trị rủi ro

Ban Tổng Giám Đốc

Hội đồng Thành viên Hội đồng Nhân sự & Lương thưởng

Bộ phận kiểm toán Khối Hỗ trợ kinh doanh Phịng Cơng nghệ thông tin Chủ sở hữu

Khối Ngân hàng đầu tư

2.1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ các khối

Khối Môi giới và Tư vấn đầu tư: Phòng Nghiệp vụ môi giới hỗ trợ hệ thống kênh phân phối trong việc tìm kiếm, phát triển khách hàng, cung cấp các sản phẩm dịch vụ đến khách hàng, trong đó nghiệp vụ mơi giới và tư vấn đầu tư là chính. Phịng Nghiệp vụ mơi giới còn là đơn vị tham mưu Ban Tổng Giám đốc tổ chức, xây dựng và triển khai các chính sách kinh doanh, phát triển các sản phẩm dịch vụ mới.

Khối Ngân hàng đầu tư: là khối làm việc với đối tác là doanh nghiệp liên quan đến các nghiệp vụ như tư vấn mua bán và sáp nhập doanh nghiệp, tư vấn tài chính doanh nghiệp, tư vấn bảo lãnh phát hành, quản lý khách hàng là định chế tài chính, đặc biệt là quản lý vốn và thực hiện hoạt động tự doanh cho công ty.

Khối Hỗ trợ kinh doanh: khối hỗ trợ kênh phân phối trong việc cung cấp thông tin giao dịch, đem đến cho khách hàng cái nhìn tồn diện và chuyên sâu về thị trường, đồng thời quản lý rủi ro hoạt động và các vấn đề liên quan danh mục ký quỹ của ACBS. Cùng với Phòng Tiếp thị - Truyền thông giúp tạo lập văn hóa doanh nghiệp văn minh, hiện đại, tăng cường xây dựng hình ảnh chuyên nghiệp trên các kênh truyền thông nhằm củng cố thương hiệu công ty.

Khối Vận hành: có trách nhiệm tổ chức, quản lý và hổ trợ thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến dịch vụ chứng khoán, vận hành giao dịch cho tất cả các đơn vị của công ty, đồng thời tham mưu xây dựng và triển khai kế hoạch phát triển công nghệ thông tin phù hợp với chiến lược phát triển kinh doanh của công ty.

Khối Hỗ trợ: chịu trách nhiệm tham mưu Ban Tổng giám đốc hoạt động tổ chức vận hành, quản lý, thực hiện các nghiệp vụ tài chính kế tốn, xây dựng và triển khai các công việc liên quan đến chiến lược quản trị nguồn nhân lực, quản trị hành chính và các cơng việc có liên quan khác nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của công ty, đồng thời đảm bảo hoạt động của công ty tuân thủ theo đúng quy định pháp luật, quy trình nội bộ và nhiệm vụ khác theo yêu cầu của Ban Tổng Giám đốc.

2.1.3 Thị phần môi giới

Thị phần là mối quan tâm lớn của mỗi CTCK không chỉ riêng ACBS, dựa vào đó khách hàng làm căn cứ đánh giá và lựa chọn mở tài khoản giao dịch, thị phần theo quý và năm được Sở giao dịch tính tốn, cơng bố trên website (xem bảng 2.1):

Bảng 2.1: Top 10 CTCK có thị phần mơi giới lớn nhất từ 2015 – 2017

Năm Vị trí 2015 2016 2017 CTCK Thị phần (%) CTCK Thị phần (%) CTCK Thị phần (%)

1 SSI 12.92 SSI 13.69 SSI 17.97

2 HSC 12.45 HSC 12.45 HSC 15.83 3 VCSC 9.91 VCSC 8.86 VCSC 10.84 4 VNDS 5.64 VNDS 6.12 VNDS 7.11 5 MBS 5.35 MBS 5.69 MBS 6.26 6 SHS 5.00 SHS 4.25 SHS 3.69 7 ACBS 4.28 BSC 4.19 ACBS 3.15 8 KIS 4.21 ACBS 4.09 BVSC 3.14 9 BSC 4.11 KIS 3.87 BSC 3.09 10 FPTS 3.90 FPTS 3.65 FPTS 2.96

(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo của HSX)

Qua bảng 2.1 cho thấy thị phần ACBS ổn định trong 3 năm qua, vị trí hiện tại đã hạ bật so với giai đoạn từ 2014 trở về trước, ACBS luôn nằm trong top 5 CTCK có thị phần môi giới lớn nhất. Khoảng cách điểm phần trăm giữa ACBS và các CTCK ngày càng tăng, họ ngày càng phát triển và tăng tỷ lệ qua các năm. Kết quả xếp hạng được hầu hết nhân viên môi giới công ty lượng trước do trong hoạt động nội tại gặp nhiều vấn đề về vốn, hệ thống không ổn định, thay đổi chiến lược kinh doanh, ACBS không tăng trưởng nhiều trong khi giá trị giao dịch toàn thị trường tăng mạnh, các CTCK khác ngày càng đẩy mạnh hoạt động như mở rộng chi nhánh, phòng giao dịch, tăng vốn chủ sở hữu…nên ACBS khó theo kịp tốc độ phát triển của thị trường và cạnh tranh trên cuộc đua thị phần giữa các CTCK.

2.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh

Báo cáo tài chính của ACBS lập từ 2015 trở về trước được lập theo chuẩn mực kế toán doanh nghiệp Việt Nam, Thơng tư số 95/2008/TT-BTC do Bộ tài chính ban hành về hướng dẫn kế toán áp dụng đối với CTCK và Thông tư số 162/2010/TT-BTC do Bộ tài chính ban hành hướng dẫn sửa đổi bổ sung Thông tư 95/2008/TT-BTC. Từ 2016 trở đi được lập theo Thông tư 2010/2014/TT-BTC do Bộ tài chính ban hành và Thông tư 334/2016/TT-BTC năm 2016 do Bộ tài chính ban hành về sửa đổi bổ sung, thay thế Phụ lục 02 và 04 của Thông tư 2010/2014/TT-BTC.

2.1.4.1 Cân đối kế toán

Do bảng cân đối kế toán được hoạch tốn khơng cùng Thơng tư hướng dẫn nên số liệu được được trình bày theo các khoản mục chính để sâu chuỗi kết nối dữ liệu với nhau (xem bảng 2.2 và 2.3):

Bảng 2.2: Bảng cân đối kế toán rút gọn của ACBS giai đoạn 2015 – 2017

Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu 2015 2016 2017 A. Tổng tài sản 2,076.27 2,461.52 2,722.80 1. Tài sản ngắn hạn 1,787.82 2,337.05 2,608.88 2. Tài sản dài hạn 288.45 124.47 113.92 B. Tổng nguồn vốn 2,076.27 2,461.52 2,722.80 1. Nợ phải trả 288.04 646.48 863.43 - Nợ ngắn hạn 288.04 646.48 863.41 - Nợ phải trả dài hạn - - 0.02 2. Vốn chủ sở hữu 1,788.23 1,815.04 1,859.37 - Vốn góp 1,500.00 1,500.00 1,500.00

- Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ 90.25 95.32 102.00

- Quỹ dự phịng tài chính và rủi ro nghiệp vụ 111.51 116.56 123.26

- Lợi nhuận chưa phân phối 86.47 103.16 134.11

(Nguồn:Phịng Kế tốn Cơng ty TNHH Chứng khốn ACB)

Từ bảng 2.2, ta thấy tổng tài sản qua các năm tăng tương đối ổn định, chủ yếu là tài sản ngắn hạn chiếm hơn 90%, còn lại là tài sản dài hạn đến từ tài sản cố định và

đầu tư chứng khoán dài hạn, trong đó tài sản cố định khoảng 50 – 55 tỷ, tiêu biểu là nhà cửa, thiết bị quản lý, máy móc thiết bị.

Bảng 2.3: Cơ cấu tài sản ngắn hạn ACBS giai đoạn 2015 – 2017

Đơn vị tính: tỷ đồng

Tài sản ngắn hạn 2015 2016 2017

1. Tiền và các khoản tương đương tiền 257.11 326.58 282.62

2. Các loại tài sản tài chính 1,462.52 2,101.75 2,370.08

- Tài sản tài chính nắm giữ để kinh doanh (tự doanh) 103.04 490.74 200.79

- Tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn dưới 12 tháng 43.01 42.00 12.00

- Cho vay giao dịch ký quỹ 1,316.47 1,445.10 2,157.28

- Tài sản tài chính sẵn sàng để bán - 123.91 -

3. Dự phịng suy giảm giá trị tài sản tài chính -2.58 -66.91 -88.01

4. Các khoản phải thu ngắn hạn 66.6 41.98 42.40

5. Dự phòng suy giảm giá trị các khoản phải thu -1.23 -67.5 -1.24

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng nguồn vốn nhằm đảm bảo an toàn tài chính cho công ty trách nhiệm hữu hạn chứng khoán ACB (ACBS) (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)