Sản phẩm, dịch vụ sắp triển khai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng nguồn vốn nhằm đảm bảo an toàn tài chính cho công ty trách nhiệm hữu hạn chứng khoán ACB (ACBS) (Trang 57 - 59)

5. Kết cấu đề tài

2.3 Thực trạng nguồn vốn đảm bảo an tồn tài chính của Cơng ty TNHH Chứng

2.3.1.2 Sản phẩm, dịch vụ sắp triển khai

Chứng khoán phái sinh

Thị trường CKPS là cơng cụ phịng ngừa rủi ro cho nhà đầu tư và củng cố lòng tin của nhà đầu tư trên TTCK, về lâu dài giúp phòng ngừa rủi ro đối với các sản phẩm khác như hàng hóa, lãi suất như thơng lệ quốc tế. Trước mắt, hàng hóa giao dịch trên TTCKPS bao gồm: hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn niêm yết, hợp đồng kỳ hạn dựa trên tài sản cơ sở là chứng khoán niêm yết trên Sở giao dịch và chỉ số.

Theo chỉ đạo của Thủ tướng, hợp đồng tương lai chỉ số VN30 đã thử nghiệm từ 08/2017, sau này sẽ là HNX30 và trái phiếu. Chính phủ cùng với Bộ Tài chính đã ban hành các Nghị định và Thông tư hướng dẫn về CKPS và thị trường CKPS từ 2015 để CTCK cũng như nhà đầu tư chuẩn bị trước cho sự kiện này, cụ thể là Nghị định 42/2015/NĐ-CP ngày 05/05/2015 của Chính phủ có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2015, quy định điều kiện cung cấp dịch vụ và kinh doanh CKPS như môi giới, tự doanh CKPS, bù trừ, thanh tốn CKPS và thơng tư 11/2016/TT-BTC của Bộ tài chính, hướng dẫn một số điều của nghị định 42, quy định điều kiện đăng ký tham gia thành viên giao dịch (CTCK, NHTM) trên thị trường CKPS. CTCK được cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch CKPS khi đáp ứng yếu cầu của Nghị định 42, ngồi ra phải trích lập đầy đủ các khoản dự phịng, khơng lỗ trong 2 năm gần nhất, tỷ lệ vốn khả dụng đạt tối thiểu 260% trong 12 tháng gần nhất.

Tháng 03/2017, HNX đã ban hành Quy chế thành viên TTCKPS, quy định cụ thể về yêu cầu hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ giao dịch CKPS và hồ sơ thủ tục đăng ký làm thành viên TTCKPS. Với việc ban hành Quy chế này, hệ thống văn bản pháp quy về thành viên thị trường về cơ bản đã hoàn tất để chuẩn bị cho ngày mở cửa thị trường CKPS.

- Yêu cầu về con người: cơng ty có tối thiểu 1 nhân viên có bằng cấp CFA Level 2 hoặc có chứng chỉ hành nghề CKPS, hiện tại Trung tâm đào tạo của UBCKNN đang mở các lớp để tạo đều kiện cho thành viên Sở tham gia học và thi chứng chỉ, tổ chức các lớp học miễn phí phổ biến kiến thức cơ bản cho nhân viên CTCK, nhà đầu tư. Đồng thời cập nhật nội dung bài giảng lên website chính thức của UBCKNN để tất cả đối tượng trên thị trường đều có thể tải về nghiên cứu.

- Về cơ sở vật chất, hệ thống giao dịch CKPS có 3 chức năng cơ bản: quản lý thành viên, giao dịch và thống kê, cảnh báo phòng ngừa rủi ro, hệ thống đáp ứng tới 15,000 sổ lệnh cho tối thiểu 600,000 tài khoản, xử lý trên 15,000 giao dịch thanh toán trên phút.

- Về sản phẩm, Sở cung cấp cho thị trường 2 sản phẩm, trước tiên là hợp đồng tương lai trên chỉ số cổ phiếu bao gồm 4 mã hợp đồng và hợp đồng tương lai trên trái phiếu bao gồm 3 mã hợp đồng.

- Về tài chính: có đầy đủ các nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán theo quy định tại Luật chứng khoán, vốn điều lệ từ 600 tỷ đồng trở lên đối với hoạt động tự doanh CKPS, từ 800 tỷ đồng trở lên đối với hoạt động môi giới CKPS, VCSH, vốn điều lệ không thấp hơn vốn pháp định theo quy định pháp luật về chứng khoán.

Hiện tại đã có 7 cơng ty kinh doanh CKPS, gồm: SSI, VNDS, HSC, BSC, MBS, VPBS và VCSC. Riêng ACBS đang trong q trình hồn thiện phần mềm giao dịch và huy động thêm vốn nên triển khai chậm hơn so với các công ty khác, dự kiến sẽ đưa vào vận hành cuối năm 2018.

Bán khống

Bán khống áp dụng tại thị trường Việt Nam không đơn thuần giống với bản chất bán khống trên TTCK trên thế giới, ở đây sẽ xuất hiện hai loại giao dịch:

- Mua trước - bán sau: khách hàng được bán cổ phiếu trên đường về bằng cách vay cổ phiếu từ CTCK, trường hợp khách hàng khơng có đủ tiền để thanh tốn cho số chứng khoán đã mua mà chưa kịp bán trong ngày, CTCK được yêu cầu khách hàng ký quỹ bổ sung, nếu khách hàng không đủ năng lực tài chính, CTCK thực hiện thủ tục đảm bảo có đủ tiền để thanh tốn cho đối tác tại ngày thanh toán.

- Bán trước – mua sau: tương tự như trên, nhà đầu tư vay cổ phiếu của CTCK để bán trước.

Dự thảo Thông tư thay thế Thông tư 74 ngày 01/06/2011 cho biết, các giao dịch tạm thời thực hiện trong phiên khớp lệnh liên tục, chỉ áp dụng đối với cổ phiếu trong danh mục VN30, HNX30, chứng chỉ quỹ niêm yết. Và trong ngày giao dịch T nhà đầu tư phải mua lại cổ phiếu trên sàn để chuyển giao lại, trường hợp nhà đầu tư chưa mua lại được hoặc cịn thiếu thì CTCK có trách nhiệm cho khách hàng vay cổ phiếu từ danh mục tự doanh, vay từ các thành viên khác hoặc từ các nhà đầu tư khác phù hợp. Ngày T+1 tiếp tục khơng có đủ số chứng khốn thì CTCK sẽ niêm yết giá để thực hiện giao dịch mua bắt buộc trên hệ thống Sở giao dịch, VSD, đến ngày T+2 nhà đầu tư vẫn tiếp tục khơng đủ số chứng khốn để chuyển giao, CTCK buộc phải vay cổ phiếu trên hệ thống của VSD.

Để thực hiện nghiệp vụ này, CTCK phải đáp ứng yêu cầu về hệ thống và năng lực cho vay, cụ thể: CTCK được cấp phép đầy đủ các nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán, vốn điều lệ từ 800 tỷ đồng trở lên, không lỗ 2 năm gần nhất và tỷ lệ vốn khả dụng tối thiểu 220%, khơng nằm trong q trình sáp nhập, giải thể, kiểm soát đặc biệt. Theo như điều kiện trên, hiện tại chỉ có một số CTCK đáp ứng được: SSI,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng nguồn vốn nhằm đảm bảo an toàn tài chính cho công ty trách nhiệm hữu hạn chứng khoán ACB (ACBS) (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)