Hệ thống đánh giá CAMEL

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng nguồn vốn nhằm đảm bảo an toàn tài chính cho công ty trách nhiệm hữu hạn chứng khoán ACB (ACBS) (Trang 62)

5. Kết cấu đề tài

2.3 Thực trạng nguồn vốn đảm bảo an tồn tài chính của Cơng ty TNHH Chứng

2.3.2.2 Hệ thống đánh giá CAMEL

Yếu tố tài chính

Các chỉ tiêu của yếu tố tài chính (xem bảng 2.10):

Bảng 2.10: Tổng hợp kết quả đánh giá yếu tố tài chính theo hệ thống đánh giá CAMEL

ĐVT: %

STT Chỉ tiêu Chi tiết khoản mục

Trọng số

Giá trị (GT) Điểm theo trọng số

2015 2016 2017

2015 2016 2017 GT Điểm GT Điểm GT Điểm

1 Mức độ đủ vốn - C C1 – VCSH/ Tổng tài sản 10% 86.13 100 73.74 80 68.29 80 100 93.33 93.33 C2 – VCSH / Vốn pháp định 10% 298.04 100 302.51 100 309.89 100 C3 – Tỷ lệ vốn khả dụng 10% 976 100 705 100 722 100 2 Chất lượng tài sản – A

A1 – Tỷ lệ giá trị tài sản sau khi điều chỉnh rủi

ro/Tổng tài sản 5% 89.75 50 88.51 80 89.39 80

68 62 24

A2 – Tỷ lệ dự phòng/(đầu tư ngắn hạn + đầu tư

dài hạn + phải thu) 10% 1.79 80 19.24 0 34.97 0

A3 – Tỷ lệ các khoản phải thu/ Tổng tài sản 10% 66.61 50 60.41 50 80.78 20

3 Khả năng

sinh lời – E

E1 – Lợi nhuận sau thuế / Tổng doanh thu 10% 31.16 100 27.13 100 28.16 100

75 85 91

E2 – Lợi nhuận sau thuế/ VCSH bình quân 10% 5.39 50 6.24 70 7.22 70

4 Chất lượng thanh khoản – L L1 – Tỷ lệ tài sản ngắn hạn/ Nợ ngắn hạn 15% 620.68 150 361.50 150 302.16 100 100 100 100

L2 – Tỷ lệ tiền và tương đương tiền/ Nợ ngắn

hạn 10% 89.26 100 50.52 100 32.73 100

Tổng cộng 87 79 76

Khía cạnh tài chính được tính tốn ở bảng 2.10 với mỗi yếu tố chiếm tỷ trọng khá cân bằng từ 20 – 30%, trong đó có 3 yếu tố có điểm số từ 85 trở lên, chỉ riêng yếu tố chất lượng tài sản qua các năm giảm mạnh chỉ còn 36 điểm trong năm 2016, thấp hơn rất nhiều so với các yếu tố khác. Đánh giá tổng điểm, công ty rớt xuống thang điểm B trong kỳ đánh giá 2016 và điểm C trong năm 2017 khi tổng điểm dưới 80 theo tiêu chí đánh giá của hệ thống CAMEL nhưng do điểm yếu tố chất lượng tài sản năm 2017 dưới 50 theo quy định nên hạ bật đánh giá xuống loại D. Như vậy, theo chức năng và nhiệm vụ của UBCKNN sẽ tiến hành kiểm tra, giám sát nhắc nhở ACBS về tình trạng tài chính khơng đạt u cầu, trọng tâm nằm ở yếu tố A2, A3:

A2: dự phòng hàng năm chủ yếu là tự doanh và giao dịch ký quỹ, tăng đột biến

từ 15 đến 17 điểm phần trăm, danh mục tự doanh đang lỗ và nợ ký quỹ có khả năng khơng thu hồi được.

A3: trong năm 2017 tăng mạnh lên 80.78% cho thấy tổng tài sản chủ yếu nằm ở

các khoản phải thu, theo thông tư 2010/2014/TT-BTC và thông tư 334/2016/TT- BTC do Bộ tài chính ban hành, khoản phải thu khơng bao gồm hạng mục cho vay ký quỹ nhưng về tính chất cho vay ký quỹ cần phải thu về nên tiêu chí A3 đã được bổ sung thêm khoản cho vay ký quỹ nhằm phản ánh được thực trạng chất lượng tài sản.

Do đặc thù của lĩnh vực kinh doanh chứng khoán nên khoản phải thu nằm ở cho vay ký quỹ, giá trị ký quỹ tăng phản ánh nhu cầu giao dịch của khách hàng tăng, tỷ lệ tăng của tổng tài sản hay cũng chính là tổng nguồn vốn chưa theo kịp tốc độ tăng của GTGD khách hàng. Vì vậy, cơng ty cần phải tiến hành xử lý, thu hồi khoản nợ xấu, cơ cấu danh mục tự doanh hiệu quả hơn và giải pháp về vốn để đáp ứng kịp thời nhu cầu giao dịch của khách hàng.

Yếu tố chất lượng quản trị (M)

Các chỉ tiêu của yếu tố chất lượng quản trị mang tính chất định tính, ít biến động nên tác giả tổng hợp và đánh giá cho năm tài chính gần nhất là 2017 (xem bảng 2.11):

Bảng 2.11: Tổng hợp kết quả đánh giá các yếu tố chất lượng quản trị theo hệ thống đánh giá CAMEL

STT Chỉ tiêu Giá trị Điểm Trọng

số

1 Số năm làm lãnh đạo (thuộc Ban Giám đốc, Tổng giám đốc) trong lĩnh vực tài chính, chứng khốn của Chủ tịch HĐQT 30 năm 100 4

2 Số năm làm lãnh đạo (thuộc Ban Giám đốc, Tổng giám đốc) trong lĩnh vực chứng khoán của Giám đốc/ Tổng giám đốc 7 năm 100 6

3 Số năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, chứng khốn của Chủ tịch HĐQT 15 năm 100 4

4 Số năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chứng khoán của Giám đốc/ Tổng giám đốc 10 năm 100 6

5 Tính ổn định của các vị trí lãnh đạo chủ chốt 9/20 0 4

6 Sự đầy đủ của các Quy trình nghiệp vụ theo quy định của luật chứng khoán và quy chế của HSX, VSD Đầy đủ 100 5

7 Chính sách quản lý rui ro đối với tất cả các hoạt động Đầy đủ 100 5

8 Đánh giá năng lực hoạt động của bộ phận kiểm tra, kiểm soát nội bộ Đầy đủ 100 5

9 Đánh giá chất lượng kiểm soát của các khoản tiền gửi của nhà đầu tư để giao dịch chứng khoán Đầy đủ 100 5

10 Mức độ minh bạch của thơng tin tài chính Đầy đủ 100 6

11 Số năm hoạt động 18 100 6

12 Tỷ trọng doanh số giao dịch cổ phiếu thực hiện qua công ty/Tổng doanh số giao dịch của thi trường 3.15 80 8

13 Tính hiện đại của hệ thống công nghệ thông tin Đầy đủ 100 5

14 Quy mô VCSH của công ty so với mặt bằng chung của các CTCK trên thị trường Top 10 90 5

15 Tính ổn định và khả năng tăng trưởng (hoặc giảm) VCSH trong 2 năm tới Không 30 4

16 Tính ổn định, bền vững của tăng trưởng, thể hiện qua tỉ lệ tăng trưởng doanh thu trung bình trong 3 kỳ báo cáo gần nhất 26 % 100 6

17 Sử dụng quỹ hỗ trợ thanh toán của VSD do thiếu tiền thanh toán bù trừ giao dịch chứng khoán Khơng 100 5

18 Tình hình tuân thủ các quy định pháp luật trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK trong 6 tháng gần nhất Tuân thủ 100 6

19 Số lượng nghiệp vụ được cấp phép của công ty 4 100 5

Tổng điểm theo trọng số 91.1

Kết quả đánh giá từ bảng 2.11 cho thấy tổng hòa các yếu tố quản trị đạt mức điểm khá cao 91.1 điểm, Ban lãnh đạo có nhiều năm kinh nghiệm trong thị trường tài chính, cung cấp đầy đủ sản phẩm trên thị trường, đồng thời thiết lập hệ thống quản lý rủi ro, hệ thống công nghệ thông tin, kiểm soát tài sản của khách hàng…Tuy nhiên, có 2 trên tổng số 19 yếu tố chưa được đánh giá cao, cụ thể:

- Tính ổn định của các vị trí lãnh đạo chủ chốt, bao gồm các vị trí như Giám đốc/ Phó Giám đốc, Trưởng các bộ phận nghiệp vụ, tính ổn định thể hiện qua tổng số thay đổi nhân sự ở các vị trí này. Cuối 2015, hai Phó Tổng và Trưởng phòng Phòng Quản lý nghiệp vụ mơi giới từ chức, 6 vị trí cịn lại lần lượt nghỉ việc trong năm 2016, trong đó vị trí Trưởng phịng Kế tốn nghỉ việc do bổ nhiệm sang giữ chức vụ Giám đốc một chi nhánh của ACB, các vị trí trống được thay thế bằng nguồn nhân sự bên ngồi, cơng ty phải mất nhiều thời gian để phương thức quản lý mới đi vào quỹ đạo, do đó tính ổn định của các vị trí lãnh đạo chủ chốt rất quan trọng trong hoạt động quản trị.

- Tính ổn định và khả năng tăng trưởng (hoặc giảm) VCSH trong 2 năm tới: hiện nay ACB đang gặp khó khăn về nguồn vốn do NHNN đang dần siết chặt quản trị nguồn vốn theo tiêu chuẩn quốc tế Basel II, tăng cường nguồn vốn tự có và vốn cấp I, cấp II, giảm tỷ lệ nợ xấu, trong cuối năm 2016 ACB đã tiến hành chia cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 10% nhằm tăng VCSH của ngân hàng và đã huy động 1,500 tỷ đồng trái phiếu không chuyển đổi, các biện pháp trên đã giúp ngân hàng thay đổi cơ cấu nguồn vốn đạt tiêu chuẩn Basel, kế hoạch của ACB đến 2018 vẫn chia cổ tức bằng cổ phiếu và không tăng vốn chủ ở các cơng ty con, mục tiêu chính vẫn là tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận, giảm nợ xấu.

2.3.3 Thực trạng huy động vốn của Công ty TNHH Chứng khoán ACB 2.3.3.1 Các kênh huy động vốn sử dụng

Hiện nay ACBS sử dụng đồng thời hai phương án vay vốn, bao gồm trái phiếu doanh nghiệp và vay ngân hàng bổ sung cho vốn lưu động phục vụ cho sản phẩm hỗ trợ đầu tư:

- Các đợt phát hành trái phiếu thông thường chỉ được thông báo nội bộ, từ đó nhân viên chào mời khách hàng của mình, khơng được thơng báo rộng rãi đến các phương tiện truyền thông hay chuyên mục công bố thông tin trên website chính thức của công ty, trái chủ chủ yếu là cá nhân, khách hàng giao dịch chứng khoán tại ACBS và khách hàng thường xuyên của ACB, nhân viên công ty cũng được hoa hồng khi giới thiệu khách hàng mua trái phiếu, với mức 3% giá trị trái phiếu mà khách hàng mua.

- Trái phiếu ACBS phát hành thuộc trái phiếu thơng thường, khơng có tài sản đảm bảo nhưng với uy tín của ACBS và ACB nhà đầu tư vẫn tin tưởng lựa chọn, hầu hết trái phiếu phát hành trong những năm gần đây có thời hạn 1 năm kể từ ngày phát hành, lãi suất giao động từ 8.5 – 9%/ năm, giá chào bán bằng mệnh giá 1 tỷ đồng/trái phiếu, có thời điểm chào bán đến 5 tỷ đồng/trái phiếu, sau thời gian trái phiếu lưu hành tối thiểu 6 tháng, ACBS và trái chủ có quyền mua/bán trước hạn một phần hoặc toàn bộ trái phiếu phát hành theo thỏa thuận giữa ACBS và trái chủ, riêng các đợt phát hành trái phiếu riêng lẻ có tài sản đảm bảo.

- Thời gian hoàn tất đợt phát hành kể từ ngày thông báo đến khi chào bán hết số trái phiếu, đối với đợt phát hành có mệnh giá 1 tỷ đồng/trái phiếu thường kết thúc nhanh khoảng một tháng do giá tương đối thấp, dễ mua, riêng các đợt phát hành có có giá chào bán 5 tỷ đồng/trái phiếu phải gây khó khăn cho phân phối do giá cao so với nhu cầu nên thường kéo dài 2 – 3 tháng và kết quả chào bán không thành công, chỉ huy động được một phần vốn.

Vay ngân hàng:

- ACBS chỉ vay lưu động ở ngân hàng Việt Á có thời hạn từ 1 – 3 tháng, với tài sản đảm bảo là tài sản cố định như nhà cửa và một số cổ phần mà ACBS sở hữu như BTS, CKG, VAB…trong đó CKG và VAB chưa niêm yết nên giá trị tài sản ghi nhận bằng với giá trị sổ sách, ACBS thường thế chấp cổ phiếu có giá ổn định và chưa niêm yết nhằm ổn định giá trị tài sản thế chấp, hạn chế phát sinh các nghiệp trong hoạt động tín dụng. Vay tín dụng nhanh, thời gian vay cũng như hồn trả nợ

gốc linh động theo nhu cầu của người đi vay nên ACBS sử dụng phương thức này để đáp ứng yêu cầu vốn lưu động tạm thời.

- Kể từ 2015 đến nay, hoạt động vay vốn trong lĩnh vực chứng khoán bị tác động bởi Thơng tư 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014 chính thức có hiệu lực từ 01/02/2015, quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn hoạt động của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tác động lớn tới hoạt động của các tổ chức tín dụng và TTCK, đặc biệt ảnh hưởng đến hoạt động của ACBS và ACB, khi nguồn vốn tự có của ACBS cạn kiệt, ACB sẽ cho ACBS vay tức thì khơng làm gián đoạn đến HĐKD cũng như giao dịch của khách hàng, nhưng NHNN đã siết chặt cho vay tín dụng từ 20% về chỉ cịn 5% vốn tự có của ngân hàng, cộng với sự khát vốn của ngân hàng mẹ và ngân hàng lớn khác điều có cơng ty con là CTCK nên từ 2015 trở lại đây ACBS chỉ vay vốn ở các ngân hàng khác nhưng hạn mức vay cũng hạn chế do các quy định của Thơng tư này.

2.3.3.2 Thuận lợi và khó khăn trong hoạt động huy động vốn

Thuận lợi:

- Tận dụng được đội ngũ nhân viên mơi giới. Tính đến hết năm 2017, hệ thống ACBS có tất cả 173 mơi giới bao gồm các Giám đốc môi giới, chuyên viên, nhân viên môi giới, nhân viên hỗ trợ và chăm sóc khách hàng, đây là đội ngũ trực tiếp quản lý, tiếp xúc hỗ trợ tư vấn khách hàng, do đó nắm được thơng tin tài chính và đặc điểm đầu tư khách hàng. Khi ACBS ban hành quyết định phát hành trái phiếu thì đội ngũ nhân viên tra cứu thông tin, lên danh sách và điện thoại giới thiệu đến khách hàng, với mỗi khách hàng, người giới thiệu sẽ nhận được 3% hoa hồng trên tổng mệnh giá nên cũng là động lực để nhân viên tìm kiếm khách hàng.

- Mối quan hệ thân thiết với nhân viên phía ngân hàng ACB. Mỗi đơn vị kinh doanh đều kết hợp với ngân hàng ACB có cùng trụ sở để thơng tin phát hành trái phiếu đến đông đảo khách hàng của ngân hàng, nhân viên ngân hàng đặc biệt là bộ phận tín dụng có dữ liệu khách hàng gửi tiết kiệm, có nhu cầu mở rộng danh mục đầu tư an tồn, từ đó liên hệ tư vấn cho khách hàng. Ngoài đơn vị ngân hàng cùng làm việc tại địa điểm cịn có nhiều đơn vị khác giới thiệu khách hàng giao dịch

chứng khoán nên tạo được mối quan hệ thân thiết, thông tin liên lạc thường xuyên, nhờ sự hỗ trợ của các đơn vị này mà ACBS tìm được trái chủ phù hợp.

- ACBS thuộc top 10 CTCK hàng đầu Việt Nam, với bề dầy hoạt động của ngân hàng mẹ là NH TMCP Á Châu nên có sự tin cậy và trung thành của khách hàng. ACB được thành lập 1993, đã trải qua nhiều thăng trầm và sóng gió nhưng đến nay vẫn lớn mạnh và không ngừng phát triển, khách hàng gắng bó từ khi ngân hàng mới hình thành đến nay cho thấy hệ thống ACB chiếm một vị trí nhất định trong tâm trí khách hàng, nhờ đó có sự cộng hưởng tích cực đến đơn vị thành viên ACBS, ngồi ra ACBS là một trong nhưng cơng ty thuộc top 10 cơng ty có thị phần lớn nhất nên nhiều khách hàng tin tưởng đã tìm đến ACBS để tìm hiều thơng tin và mua trái phiếu.

Khó khăn:

- Xung đột lợi ích giữa ACBS, nhân viên ACBS và nhân viên ACB. Mặc dù ACBS có lực lượng nhân viên đông đảo và hệ thống phân phối khắp các tỉnh, thành phố lớn trên cả nước nhưng cũng gặp nhiều khó khăn do khách hàng mua trái phiếu đồng nghĩa với nguồn lực bị phân tán sang kênh khác, ảnh hưởng đến doanh số và hoa hồng mà nhân viên môi giới sẽ được nhận, nhân viên ACB cũng sẽ giảm chỉ tiêu huy động vốn tiết kiệm, không đạt kế hoạch cấp trên giao, vì vậy thông tin không được truyền đạt đến khách hàng, ngoài trừ trường hợp khách hàng gửi tiết kiệm có sự so sánh lãi suất giữa các ngân hàng thì nhân viên ACB mới giới thiệu trái phiếu ACBS vì có lãi suất cao hơn so với mặt bằng chung ở bất kỳ ngân hàng nào khác.

- Phòng Quản lý vốn và đầu tư – đơn vị chịu trách nhiệm thực hiện hoạt động huy động vốn cho công ty năng lực còn yếu trong khâu phân phối trái phiếu, mọi thông tin về đợt phát hành không công bố rộng rãi đến tất cả nhân viên, thư chào gửi khách hàng hồn tồn khơng tải lên website hay mạng nội bộ, nhân viên biết được thông tin qua truyền miệng, chỉ khi gửi yêu cầu cung cấp thơng tin thì Phịng Quản lý vốn mới hồi đáp và gửi nội dung thư chào, từ đó nhân viên ACBS mới liên hệ với nhân viên tín dụng ACB để giới thiệu đến khách hàng.

- Thơng tư 36/2014/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 01/02/2015, NHNN siết chặt sở hữu chéo, đẩy mạnh xử lý nợ xấu, hạn chế cho vay chứng khoán nên làm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng nguồn vốn nhằm đảm bảo an toàn tài chính cho công ty trách nhiệm hữu hạn chứng khoán ACB (ACBS) (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)