5. Kết cấu đề tài
2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến nguồn vốn đảm bảo an tồn tài chính của Cơng ty
ty TNHH Chứng khốn ACB.
2.2.1 Chính sách quản lý, kiểm soát hoạt động kinh doanh chứng khoán của Ủy ban chứng khốn Nhà nước, Bộ tài chính. của Ủy ban chứng khốn Nhà nước, Bộ tài chính.
UBCKNN là thành phần trong hệ thống tài chính, có chức năng tổ chức và quản lý Nhà nước về chứng khốn và TTCK với mục tiêu chính là tạo mơi trường thuận lợi cho đầu tư và huy động vốn, đảm bảo cho TTCK hoạt động có tổ chức, an tồn, cơng khai, hiệu quả, bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư nói riêng, chủ thể tham gia thị trường nói chung. Ủy ban khơng thể hoàn thành chức năng nhiệm vụ của mình nếu khơng có sự phối hợp, liên kết với các tổ chức, cơ quan ban ngành. Trong đó, NHNN là cơ quan tác động trực tiếp lên TTCK thơng qua chính sách quản lý, kiểm sốt hệ thống ngân hàng, mà đây là một trong những kênh cung cấp vốn cho TTCK. Từ 2014, hệ thống tài chính nói chung và TTCK nói riêng bị tác động bởi Thông tư 36/2014/TT-NHN ngày 20/11/2014 chính thức có
hiệu lực từ 01/02/2015, quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn hoạt động của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi, quy định tác động đến hoạt động huy động vốn trên TTCK: Điều 14 Thông tư 36 quy định: hạn mức tín dụng cho vay đầu tư cổ phiếu khơng được vượt quá 5% vốn điều lệ của tổ chức tín dụng (quy định cũ là 20%), chỉ được cho vay đầu tư chứng khoán khi đáp ứng đầy đủ tỷ lệ an tồn hoạt động và có tỷ lệ nợ xấu dưới 3%. Vào thời điểm ban hành thông tư, vốn điều lệ của toàn hệ thống ngân hàng là 348.607 tỷ đồng, đã loại trừ 86,636 tỷ đồng vốn điều lệ của các ngân hàng nước ngồi vốn khơng cho vay chứng khốn, các ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu trên 3% khoảng 86.449 tỷ đồng thì 5% vốn điều lệ của các ngân hàng đủ tiêu chuẩn để cho vay đầu tư chứng khoán đạt khoảng 13.108 tỷ đồng, giảm 81% so với giá trị trước khi ban hành thông tư.
Trong nghiệp vụ cho vay ký quỹ vẫn còn tồn tại hoạt động cho vay đối với những mã dưới chuẩn tức không nằm trong danh mục cho phép của UBCKNN và Sở giao dịch, để chấm dứt hoạt động này Bộ tài chính đã ban hành Thơng tư 07/2016/TT-BTC có hiệu lực từ 15/03/2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 210/2012/TT-BTC ngày 30/11/2012 hướng dẫn về thành lập và hoạt động cùa CTCK. Hoạt động cho vay dưới chuẩn chiếm khoảng 20% lượng margin toàn thị trường, tồn tại dưới dạng hợp đồng hợp tác 3 bên giữa ngân hàng, CTCK và nhà đầu tư, CTCK sẽ dùng tiền của mình và tiền của khách hàng được thể hiện dưới dạng tiền gửi có kỳ hạn tại ngân hàng để làm tài sản đảm bảo cho các khoản vay ký quỹ. Đối với công ty con là CTCK, ngân hàng tự giải ngân cho khách hàng bằng nguồn vốn của ngân hàng mà không cần tài sản đảm bảo, hậu quả có thể gây ra rủi ro nợ xấu cho ngân hàng vì hoạt động trên TTCK vốn rủi ro cao, ACBS là một trong số các CTCK có tồn tại hoạt động này. Khi Thông tư 07 có hiệu lực, ngân hàng ngưng giải ngân cấp vốn cho chứng khoán, đề nghị CTCK thu hồi dần các khoản vay cũ, theo đó khách hàng sẽ bán dần tài sản của mình để hồn trả tiền vay mua cổ phiếu cho CTCK và ngân hàng.
Để hoạt động kiểm tra, giám sát chặt chẽ hơn, UBCKNN bắt đầu áp dụng hệ thống đánh giá tài chính CAMEL từ năm 2012 theo tiêu chuẩn quốc tế hay tỷ lệ
an toàn vốn khả dụng để đánh giá năng lực tài chính CTCK một cách tồn diện, qua đó giúp bảo vệ nhà đầu tư và tránh rủi ro hệ thống. Các chỉ số được các CTCK tính tốn và báo cáo định kỳ mỗi 6 tháng, công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng để nhà đầu theo dõi, làm căn cứ đánh giá.
2.2.2 Sự phát triển của thị trường chứng khoán
Từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1997 đến nay, khu vực tài chính nói chung và TTCK thế giới nói riêng phần nào hồi phục và phát triển mạnh mẽ. Đặc biệt, TTCK Việt Nam được khai sinh vào thời điểm khủng hoảng thế giới với sự thành lập UBCKNN vào cuối năm 1996, hai năm sau đó TTCK Việt Nam mới chính thức hình thành cùng với việc thành lập Trung tâm giao dịch chứng khoán, đến nay đã xây dựng được khuôn khổ pháp lý, cơ cấu và mở rộng quy mơ thị trường hịa nhập với thị trường khu vực và thế giới.
Khuôn khổ pháp lý:
- Trong giai đoạn mới bắt đầu giao dịch, hoạt động trên thị trường được giám sát, quản lý theo văn bản pháp lý cao nhất là Nghị định số 48/188/NĐ-CP về chứng khoán và TTCK được Chính phủ ban hành vào tháng 07/1988, và nghị định thay thế số 44/2003/NĐ-CP vào năm 2003. Trải qua 5 năm hoạt động chính thức, ngày 29/06/2006 Quốc hội mới ban hành luật chứng khốn số 70/2006/QH11, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2007, quy định về tất hoạt động trên thị trường đã tạo được khuôn khổ pháp lý, đồng bộ, thống nhất cho hoạt động của TTCK. Sau đó là Luật sửa đổi, bổ sung Luật chứng khoán số 70/2006/QH11 với các nội dung trọng yếu như: bổ sung quy định về chào bán chứng khoán riêng lẻ, doanh nghiệp phải đưa chứng khoán vào giao dịch trên thị trường có tổ chức trong thời hạn một năm sau khi phát hành thành công…, Nghị định số 58/2012/NĐ-CP và các thông tư hướng dẫn chi tiết đối với luật chứng khoán và luật chứng khoán sửa đổi. Trong năm 2017, UBCKNN đã bổ sung sản phẩm CKPS cho thị trường, tương lai gần sẽ rút ngắn thời gian thanh toán từ T+2 xuống T+0 và bán khống, hiện các cơ quan chức năng đang trong q trình hồn thiện khung pháp lý để chuẩn bị cho sự kiện này.
- Để hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động của thị trường và chuẩn mực an toàn vốn theo hiệp ước Basel II, từng bước hội nhập với thị trường vốn khu vực và thế giới, UBCKNN đã ban hành quyết định số 428/QĐ-UBCK ban hành quy chế hướng dẫn, thiết lập, vận hành hệ thống quản trị rủi ro, đánh giá xếp loại cho công ty quản lý quỹ và công ty đầu tư chứng khoán riêng lẻ tự quản lý, tiêu biểu là hệ thống các quy định đảm bảo an tồn tài chính thơng qua tỷ lệ an tồn vốn khả dụng áp dụng năm 2010, và quy định về công tác kiểm tra giám sát của UBCKNN đối với các thành viên thị trường thông qua bộ quy chế CAMEL áp dụng vào 2013 hay các quy định về công bố thông tin, xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK…
Tổ chức thị trường:
- Thời kì đầu chứng khốn giao dịch tập trung tại Trung tâm giao dịch chứng khốn TP. Hồ Chí Minh (HOSTC) nay là Sở giao dịch chứng khốn Hồ Chí Minh (HOSE) với hai mã cổ phiếu REE và SAM, một tuần giao dịch hai phiên. Trước sức ép từ phát triển của thị trường, năm 2005 UBCKNN quyết định tách trung tâm lưu ký Việt Nam (VSD), Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) thành hai pháp nhân, hoạt động độc lập, phân chia quản lý niêm yết chứng khoán theo lợi nhuận và vốn điều lệ, qua đó giúp thu hút doanh nghiệp niêm yết và đăng ký giao dịch, thời điểm này số lượng doanh nghiệp niêm yết trên cả hai sàn đã nâng lên 44 với tổng giá trị niêm yết là 4.94 ngàn tỷ đồng.
- Nhầm quản lý tập trung các công ty đại chúng chưa niêm yết, từng bước thu hẹp thị trường giao dịch tự do (OTC), cuối 2009 đã vận hàng hệ thống giao dịch UPCOM, thu hút được 34 doanh nghiệp đăng ký giao dịch với tổng GTGD đạt gần 540 tỷ, vốn hóa thị trường đạt 4.07 ngàn tỷ.
- Giai đoạn cuối 2012 đến 2013, đã rút ngắn thời gian thanh toán từ T+4 xuống T+3, điều chỉnh tăng biên độ giao dịch HOSE từ +/- 5% lên +/- 7%, HNX từ +/-7% lên +/- 10%, thời gian giao dịch kéo dài đến 15h00, bổ sung thêm loại lệnh mới như ATC, lệnh thị trường. Năm 2016 tiến hành rút ngắn thời gian thanh toán từ T+3 xuống T+2, nhà đầu tư có thể đặt lệnh đối ứng trong cùng phiên giao dịch.
Về quy mô thị trường:
- Vốn hóa thị trường: từ quy mơ ban đầu chỉ có hai cổ phiếu niêm yết là REE và SAM, đến cuối 2009 đã có 541 doanh nghiệp niêm yết và 4 chứng chỉ quỹ đại chứng niêm yết, tổng giá trị niêm yết đã tăng lên 127.48 ngàn tỷ tăng gấp 25 lần so với 2005, tổng vốn hóa thị trường ước đạt 620.55 ngàn tỷ tương đương 35% GDP. Đến 2016 thị trường đã có 1095 cơng ty niêm yết, trong đó UBCKNN đã kêu gọi được hơn 400 doanh nghiệp đại chúng niêm yết tập trung sàn UPCOM, vốn hóa tăng hơn 1900 tỷ đồng, đạt 45% GDP, đạt 69% GDP nếu bao gồm trái phiếu. Tham khảo số liệu ước tính từ cổng thơng tin UBCKNN thì vốn hóa thị trường năm 2017 tăng 37% lên 2,614.15 ngàn tỷ chưa bao gồm HNX và UPCOM, chỉ số giá thị trường đại diện là VN Index tăng lập đỉnh mới 980 điểm, giá trị và khối lượng giao dịch trung bình lần lượt đạt 4 đến 6 ngàn tỷ và 170 – 200 triệu cổ phần/ phiên cao nhất kể từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 2007-2008 (xem hình 2.2).
Hình 2.2: Quy mơ phát triển thị trường chứng khốn giai đoạn 2000 – 2016
(Nguồn: Ủy ban chứng khoán Nhà nước)
- Trái phiếu: từ 2000 – 2002 với hàng hóa chủ đạo giao dịch trên HSX với số lượng 40 mã, thanh khoản và GTGD kém, khoảng 2% trái phiếu niêm yết, giai đoạn 2004 – 2007 UBCKNN ban hành nhiều quy định mới để thúc đẩy giao dịch trái
phiếu như: không giới hạn tỷ lệ nắm giữ đối với tổ chức, cá nhân nước ngồi, khơng biên độ giá, được giao dịch thỏa thuận, rút ngắn thời gian thanh toán T+1 nên GTGD và thanh khoản cải thiện dần. Hiện nay, trái phiếu chỉ giao dịch qua hệ thống VSD cộng với số lượng cổ phiếu niêm yết ngày càng tăng nên khơng cịn thu hút nhà đầu tư, hầu như chỉ giao dịch trên thị trường mở và tổ chức trong hệ thống tài chính.
- Số lượng CTCK: mở cửa thị trường chỉ có 7 CTCK hoạt động, năm 2010 đã tăng lên 105 cơng ty và có 45 cơng ty quản lý quỹ, số thành viên lưu ký là 122 thành viên, trong đó có 8 ngân hàng lưu ký, số lượng người hành nghề môi giới chứng khốn có gần 8400 cá nhân, q trình phát triển và sàn lọc CTCK yếu kém làm cho số lượng CTCK giảm cịn 79 cơng ty tính đến hết năm 2016. Bên cạnh đó, số lượng nhà đầu tư cũng tăng mạnh so với thời điểm mới mở cửa thị trường, từ 3,000 tài khoản hiện nay đã tăng lên 1.92 triệu tài khoản, gấp 640 lần.
- Hoạt động cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước (DNNN): Tổng vốn huy động qua TTCK từ khi khai sinh đến nay đạt hơn 2 triệu tỷ đồng, đóng góp 23% tổng vốn đầu tư toàn xã hội và tương đương gần 60% so với nguồn cung vốn tín dụng hệ thống ngân hàng. Thông qua kênh này, hoạt đọng cổ phần hóa DNNN tiến hành thuận lợi hơn, giúp Nhà nước thối vốn các doanh nghiệp kinh doanh khơng hiệu qua hay huy động thêm vốn đạt gần 100 ngàn tỷ đồng giúp giải bài toán thiếu vốn, tiêu biểu là cung cấp vốn cho hệ thống ngân hàng thương mại, đến nay vốn điều lệ đã tăng lên gần 279 ngàn tỷ đồng so với ban đầu chỉ 21 ngàn tỷ đồng (xem hình 2.3).
Hình 2.3: Giá trị cổ phần hóa DNNN từ 2005 - 2016
(Nguồn: Ủy ban chứng khoán Nhà nước)
Qua các số liệu cho thấy thị trường tài chính ngày càng phát triển tác động trực tiếp đến khả năng cạnh tranh của công ty đặc biệt là nguồn vốn, cụ thể: số lượng tài khoản, giá trị giao dịch tăng, rút ngắn thời gian toán, bán khống, cổ phần hóa DNNN…điều liên quan trực tiếp đến nguồn vốn để đáp ứng cho nhu cầu giao dịch ký quỹ và ứng tiền tăng, CTCK phải mua cổ phiếu trên sàn để xây dựng kho chứng khoán, thực hiện bảo lãnh phát hành khi Nhà nước tiến hành cổ phần hóa. Hiện ACBS thường xuyên rơi vào tình trạng thiếu vốn, nếu khơng huy động kịp thời sẽ không đảm bảo hoạt động và bỏ qua cơ hội kinh doanh.
2.2.3 Năng lực quản lý và điều hành hoạt động kinh doanh của lãnh đạo Công ty TNHH Chứng khốn ACB Cơng ty TNHH Chứng khốn ACB
Chính sách điều hành cũng như chiến lược kinh doanh rất khác nhau ở mỗi nhà quản trị, bởi mỗi cá nhân điều có kinh nghiệm, năng lực quản lý và điều hành khác nhau, nhà lãnh đạo có kinh nghiệm quản lý, điều hành trong lĩnh vực tài chính, chứng khốn sẽ giúp hoạt động quản trị, vận hành nói chung thơng suốt, trơn chu hơn. Ngoài ra, mức độ ổn định nhân sự ở cấp lãnh đạo cũng rất quan trọng, điều này ảnh hưởng đến tính ổn định trong chính sách quản lý, chiến lược kinh doanh
của công ty, mỗi thay đổi về chính sách không chỉ ảnh hưởng đến quá trình vận hành nội bộ, kiểm sốt rủi ro mà cịn ảnh hưởng trực tiếp đến giao dịch gắn liền với lợi ích và quyền lợi của khách hàng.
Ban lãnh đạo của ACBS có trình độ học vấn từ thạc sĩ trở lên và được đào tạo từ các trường danh tiếng trong và ngồi nước, hầu hết lãnh đạo cơng ty điêu có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính và chứng khốn, tuy nhiên không ổn định trong cơ cấu nhân sự ban lãnh đạo và phụ thuộc vào quyết sách của ACB, thời gian lãnh đạo gắn bó tại ACBS từ 3 – 4 năm, thời gian làm việc không quá ngắn nhưng chưa đủ để ổn định bộ máy tổ chức. Khi công ty bắt đầu làm việc với Tổng Giám đốc mới, hoạt động của cơng ty thay đổi tồn bộ để phù hợp với phương thức làm việc và chiến lược kinh doanh mới. Tháng 05/2015, ACBS đón tân Tổng Giám đốc, tiếp theo thay đổi hàng loạt nhân sự như Phó Tổng giám đốc, trưởng phịng, vẫn là mục tiêu lợi nhuận và tăng trưởng thị phần nhưng khác phương thức thực hiện để đạt mục tiêu.
Với định hướng của mình, Ban lãnh đạo tiến hành mở rộng mạng lưới kinh doanh, chuyển định hướng từ bán lẻ sang bán sỉ tức chuyển tập trung từ khách hàng cá nhân sang nhóm khách hàng, khách hàng trong nhóm này liên kết để làm giá, trục lợi trên TTCK, hậu quả xấu nhất có thể để lại nợ và phần cổ phiếu thế chấp cịn lại cho cơng ty (deal). Để thực hiện deal không ảnh hưởng đến HĐKD hiện tại, địi hỏi cơng ty phải chuẩn bị vốn để đáp ứng cho giao dịch, nhưng lãnh đạo nóng vội để đạt thành tích đối với ACB về mục tiêu tăng thị phần nên ra quyết định thực hiện trong khi năng lực tài chính chỉ đáp ứng được nhu cầu giao dịch hiện tại của khách hàng, chưa chuẩn bị tiềm lực về tài chính dẫn đễn thiếu hụt nguồn vốn, ảnh hưởng đến giao dịch và lợi ích của khách hàng, cụ thể thiếu hụt vốn trong sản phẩm ứng tiền tự động và cấp hạn mức để khách hàng giao dịch ký quỹ, nhiều khách hàng có giá trị tài sản lớn phân bồ nguồn lực sang cơng ty chứng khoản khác hay tất tốn tài khoản, hậu quả là GTGD giảm sau đó, đồng nghĩa với thị phần giảm.
Vấn đề trên cho thấy lãnh đạo chú trọng thành tích về thi phần và doanh thu trước mắt mà quên đi lợi ích lâu dài và yếu tố để phát triển bền vững chính là
khách hàng hiện hữu, gắn bó với ACBS từ khi TTCK mới hình thành. Bên cạnh đó,