Nhu cầu vốn cho hoạt động kinh doanh và đầu tư hiện tại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng nguồn vốn nhằm đảm bảo an toàn tài chính cho công ty trách nhiệm hữu hạn chứng khoán ACB (ACBS) (Trang 51 - 57)

5. Kết cấu đề tài

2.3 Thực trạng nguồn vốn đảm bảo an tồn tài chính của Cơng ty TNHH Chứng

2.3.1.1 Nhu cầu vốn cho hoạt động kinh doanh và đầu tư hiện tại

a) Giá trị giao dịch thị trường

Kể từ khủng hoảng kinh tế Châu Á 2007 – 2008, TTCK Việt Nam bắt đầu khôi phục từ đầu năm 2009 đến nay, theo đó chỉ số VN Index đã có sự phát triển mạnh mẽ về giá trị và khối lượng giao dịch, như đã đề cập trên, trong 3 năm trở lại đây GTGD toàn thị trường cao nhất và gấp đôi so với giai đoạn trước (xem bảng 2.7):

Bảng 2.7: Tổng hợp giá trị và khối lượng giao dịch thị trường giai đoạn 2015 - 2017 giai đoạn 2015 - 2017

Chỉ tiêu

Khối lượng giao dịch (tỷ chứng khốn)

GTGD tồn thị trường (tỷ đồng)

GTGD của ACB (tỷ đồng)

Khối lượng % y/y GTGD % y/y ACBS % y/y

2015 28.21 - 8% 487,406.95 -9% 21,757.02 -27%

2016 32.43 15% 613,122.27 26% 24,648.43 13%

2017 47.86 47% 1,041,234.17 69% 33,840.11 37%

(Nguồn: Tổng hợp từ dữ liệu giao dịch của UBCKNN)

Qua bảng 2.7 ta thấy GTGD của ACBS có tỷ lệ tăng thấp hơn tỷ lệ của toàn thị trường và khi giảm lại giảm gấp ba lần tỷ lệ giảm của tồn thị trường, đồng thời các CTCK khác ln tăng trưởng nên kết quả là thị phần ACBS các năm suy giảm, con số phần trăm thị phần không bứt phá ngưỡng 4%.

b) Sản phẩm hỗ trợ đầu tư

ACBS đang sử dụng sản phẩm hỗ trợ đầu tư, bao gồm: ứng tiền tự động và cho vay ký quỹ, cơ cấu nguồn vốn hỗ trợ cho dịch vụ (xem bảng 2.8):

Bảng 2.8: Cơ cấu nguồn vốn của ACBS giai đoạn 2015 – 2017

ĐVT: tỷ đồng

Chỉ tiêu 2015 2016 2017

GTGD bình quân tháng 1,813 2,054 2,823

Cơ cấu nguồn vốn 1,963.23 2382.07 2,666.37

- Vốn chủ sở hữu 1,788.23 1,815.03 1,859.37

- Vốn vay ngân hàng 100.00 - 100.00

- Phát hành trái phiếu 75.00 567.04 707.00

Cho vay giao dịch ký quỹ 1,316.47 1,445.10 2,157.28

(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính ACBS giai đoạn 2015 – 2017)

Bảng 2.9 thể hiện nguồn gốc của vốn hoạt động, hiện nay nguồn vốn của công ty gần 2,700 tỷ, trong đó vốn chủ 1,859 tỷ, vay hơn 800 tỷ bổ sung cho giao dịch ký quỹ và ứng tiền. Đối với vốn vay, ACBS đã phát hành trái phiếu ngắn hạn lãi suất từ 8.5 – 9.5%/năm và trong năm phát sinh các khoản vay ngắn hạn từ 100 đến 300 tỷ đồng, thời hạn từ 3 - 6 tháng, chịu lãi suất thay đổi theo từng thời kỳ do ngân hàng công bố. Bộ phận quản lý rủi ro sẽ điều tiết dòng tiền ra vào cung cấp cho dịch vụ, thêm vào đó cơng ty quản lý tài khoản tiền của khách hàng hiện tại theo hai mơ hình: quản lý tách bạch và sử dụng tài khoản tổng nên công ty cũng tận dụng được nguồn vốn nhàn rỗi của khách hàng, với lãi suất bằng lãi suất tiền gửi không kỳ hạn của ACB 0.30%/năm, thấp hơn rất nhiều so với sử dụng vốn vay ngân hàng.

Nhu cầu sử dụng vốn cho giao dịch ký quỹ:

- Cấp sức mua cho tài khoản ký quỹ với tài sản thế chấp là tiền mặt và cổ phiếu có trong tài khoản, trong thời gian qua dư nợ cho vay của ACBS có thời điểm chạm trần khả năng cho vay nên dẫn đến tình trạng thiếu vốn cục bộ. Giá trị cho vay ký quỹ đối với mỗi khách hàng, mỗi mã chứng khoán tuân thủ theo Quyết định số 637/QĐ-UBCKNN năm 2011 của Chủ tịch UBCKNN về quy chế hướng dẫn giao dịch ký quỹ, cụ thể: tổng dư nợ cho vay giao dịch ký quỹ của một CTCK không được vượt quá 200% VCSH, tổng mức cho vay giao dịch ký quỹ đối với một khách

hàng không được vượt quá 3% VCSH, tổng dư nợ cho vay đối với một loại chứng khốn khơng được vượt q 10% VCSH. Như vậy, hạn mức cho vay lệ thuộc vào VCSH, nếu nhu cầu giao dịch của khách hàng tăng theo thời gian thì cơng ty phải tăng vốn để đáp ứng nhu cầu thị trường, chưa kể vốn cần huy động cho hoạt động kinh doanh CKPS.

- Một số yếu tố liên quan đến tài khoản giao dịch ký quỹ ảnh hưởng đến thay đổi nguồn vốn của công ty theo chiều hướng không dự báo trước được: nhu cầu giao dịch tăng khi thị trường thuận lợi, giá trị tài sản thực tăng dẫn đến sức mua cũng tăng theo, thời hạn tối đa cho một khoản vay theo quy định của pháp luật là 90 ngày nhưng khách hàng có thể gia hạn thêm nên các CTCK đều gia hạn tự động trên hệ thống đến khi khách hàng bán cổ phiếu thanh tốn nợ…do đó ACBS phải chuẩn bị nguồn vốn ở trạng thái sẵn sàng cung ứng cho dịch vụ.

Nhu cầu sử dụng vốn cho ứng tiền tự động:

- Là nghiệp vụ ACBS cho khách hàng ứng trước tiền bán trên đường về để mua lại cổ phiếu khác tức thì hoặc rút tiền để dùng cho mục đích khác, khi tiền bán về tài khoản ACBS sẽ thu lại, sản phẩm mặc định cho khách hàng sử dụng và được nêu rõ trong quy định về quyền lợi của khách hàng trên hợp đồng mở tài khoản chứng khốn. Theo chính sách hiện hành của ACBS, khách hàng rút tiền mặt sẽ bị tính lãi suất 14%/năm, khơng tính lãi khi mua lại cổ phiếu khác nhằm kích thích khách hàng giao dịch và sẽ ưu tiên sử dụng tiền ứng trước để thanh toán giao dịch mua rồi mới đến tiền mặt của khách hàng.

- Yêu cầu rút tiền của mỗi nhà đầu tư khác nhau tùy thuộc vào giá trị tài sản và nhu cầu thực nên không dự báo được nhu cầu của họ, tuy nhiên trường hợp rút tiền thường xuyên đối với khách hàng có giá trị tài sản thấp khoảng 2 - 3 tỷ, số tiền cần rút từ 5 – 10% tài sản. Tuy nhiên, khách hàng ln có nhu cầu giao dịch cao nên việc sử dụng tiền ứng để mua lại cổ phiếu khác tác động mạnh đến nguồn vốn của cơng ty, theo dữ liệu của cơng ty thì nhu cầu sử dụng ứng tiền ứng để mua lại cổ phiếu khác khoản 400 – 500 tỷ/tuần tùy theo diễn biến thị trường, giả sử khách hàng đồng loạt bán toàn bộ tài sản để mua lại cổ phiếu khác thì nguồn vốn cơng ty

cung cấp tương ứng với tổng giá trị tài sản khách hàng, tổng giá trị tài sản khách hàng hiện ở mức 20,482 tỷ gấp 11 lần VCSH, trong đó tài sản tự do chuyển nhượng ở mức 17,672 tỷ, dù vậy xác suất để tất cả khách hàng giao dịch cùng một thời điểm rất thấp.

c) Các hoạt động khác: tự doanh, bảo lãnh phát hành.

Hoạt động tư vấn và bảo lãnh phát hành không thể thiếu của bất kỳ CTCK nào, các doanh nghiệp muốn tư vấn niêm yết và bảo lãnh phát hành thường chọn cơng ty có quy mơ lớn, danh tiếng và kinh nghiệm tư vấn tài chính. ACBS là một trong doanh nghiệp thuộc top 10 có thị phần hàng đầu nhưng nghiệp vụ này không mạnh và khơng đóng góp nhiều cho doanh thu, bỏ qua cơ hội bão lãnh phát hành cho các doanh nghiệp triệu đơ mà Nhà nước thối vốn do chưa đủ năng lực tư vấn và tài chính, chưa chủ động tìm kiếm xây dựng mối quan hệ với lãnh đạo doanh nghiệp, nên doanh nghiệp do ACBS tư vấn niêm yết thời gian qua chủ yếu tự tìm đến hoặc nhờ ACB giới thiệu.

Trên thế giới có nhiều dạng bảo lãnh phát hành nhưng tại thị trường Việt Nam chỉ được phép thực hiện theo phương thức: mua một phần hoặc toàn bộ chứng khoán được phép phát hành để bán lại và mua số chứng khốn khốn cịn lại của đợt phát hành chưa được phân phối hết, đây cũng là một dạng của phương thức cam kết chắc chắn. Nếu số lượng chứng khốn phát hành khơng lớn thì chỉ cần có một tổ chức bảo lãnh phát hành, trường hợp số lượng chứng khoán phát hành vượt quá khả năng của một tổ chức bảo lãnh thì cần phải có một tổ hợp bảo lãnh phát hành, bao gồm một hoặc một tổ chức bảo lãnh chính và một số tổ chức bảo lãnh phát hành thành viên.

CTCK chỉ được phép thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh phát hành khi có hoạt động tự doanh, vốn pháp định để thực hiện nghiệp vụ tự doanh là 100 tỷ đồng, nghiệp vụ bảo lãnh phát hành là 165 tỷ đồng, ngồi ra cịn một số u cầu khác liên quan đến vốn. Thứ nhất, tổng giá trị bảo lãnh phát hành không được lớn hơn 50% VCSH của CTCK vào thời điểm cuối quý gần nhất tính đến ngày ký hợp đồng bảo lãnh phát hành, trừ trường hợp bảo lãnh phát hành trái phiếu chính phủ, trái phiếu

được Chính phủ bảo lãnh. Thứ hai, CTCK có tỷ lệ vốn khả dụng trên nợ điều chỉnh trên 6% trong 3 tháng liền trước thời điểm nhận bảo lãnh phát hành.

Công ty cũng dành ra một khoảng vốn để tự doanh, khi gặp vấn đề thiếu vốn công ty huy động bằng giải pháp khác mà ko bán danh mục đang nắm giữ, chiến lược tự doanh của ACBS hầu như nắm giữ dài hạn, khơng lướt sóng như các nhà đầu tư nhỏ lẻ trên thị trường hiện nay, trong đó danh mục có những cổ phiếu chưa niêm yết trên sàn do đó vấn đề thối vốn rất khó khăn nếu cơng ty có nhu cầu về vốn khẩn cấp.

d) Lịch sử thiếu hụt nguồn vốn và hướng hành động của ACBS

Trong HĐKD, các CTCK ít nhiều gặp phải trường hợp thiếu hụt nguồn vốn, đặt biệt là nguồn vốn ngắn hạn, riêng lịch sử hoạt động của ACBS từ 2014 đến nay đã trải qua nhiều lần thiếu vốn với tần suất ngày càng tăng, hàng năm phát sinh từ 3 đến 5 trường hợp và thời gian kéo dài từ 2 – 4 tuần. Ban lãnh đạo đã gửi công văn thông báo trên hệ thống mạng nội về tình trạng thiếu vốn tức xảy ra rồi mới thông báo, kèm theo một số cách xử lý áp dụng cho ngày giao dịch hôm sau:

Năm 2014, ưu tiên đáp ứng giao dịch nào phát sinh trước đến khi hết vốn,

không phân biệt ứng tiền hay ký quỹ nên có thể xảy ra trường hợp cấp vốn cho ứng tiền nhiều hơn thì khơng đủ cho ký quỹ và ngược lại. Dù ưu tiên sản phẩm nào trước cũng dẫn đến mâu thuẫn lợi ích và tổn thất cho khách hàng với một số lập luận từ họ: với thiếu hụt ứng tiền, khách hàng chỉ ứng trước số tiền bán trên đường về, đó là tài sản thực có và khơng phải vay tăng nợ như ký quỹ, do đó khơng làm tăng rủi ro cho công ty, ngược lại nhu cầu giao dịch ký quỹ của khách hàng tăng theo xu hướng tăng của thị trường nhưng lại khơng có sức mua để mua thêm cổ phiếu, làm khách hàng bỏ qua cơ hội đầu tư.

Năm 2015, chủ trương ưu tiên nguồn vốn cho dịch vụ ký quỹ:

- Tạm ngưng dịch vụ ứng tiền tự động, khách hàng chỉ được rút tiền và mua lại cổ phiếu khác khi tiền bán đã về tài khoản.

- Toàn bộ nguồn vốn dùng để cấp sức mua ký quỹ đến khi hết, nhân viên có thể theo dõi số vốn cịn lại được phép vay trên hệ thống đặt lệnh của mình, điều

này dẫn đến trường hợp khách hàng hoặc nhân viên đặt lệnh giá thấp có khả năng khơng khớp để giành vốn, đến lúc cần mua thực sự thì hủy lệnh và đặt lệnh lại ngay lập tức.

Năm 2016, phân bổ nguồn vốn theo tỷ trọng dịch vụ:

- Dành 30% vốn cho dịch vụ ứng tiền để mua lại cổ phiếu khác cho đến khi hết, không được rút tiền. Khi huy động được một lượng vốn, ACBS ngay lập tức mở lại sản phẩm ứng tiền, nhưng đối với nhu cầu rút thì chỉ được 100 triệu đồng/tài khoản/ngày hoặc đảm bảo tỷ lệ nợ sau khi rút không được vượt qua 100% đối với tài khoản ký quỹ.

- Phân bổ vốn cho các chi nhánh và phòng giao dịch, các trưởng đơn vị lựa chọn khách hàng có giá trị tài sản lớn, giao dịch thường xuyên để được ưu tiên cấp hạn mức ký quỹ nhưng bị giới hạn số lượng khách hàng. Tạm ngưng cấp sản phẩm ký quỹ cho khách hàng còn lại đến khi đủ khả năng đáp ứng nhu cầu của tất cả khách hàng.

Năm 2017: khóa room ký quỹ và chặn giá trần trong cơng thức tính sức mua

- Room ký quỹ là tổng khối lượng cổ phiếu của một mã nhà đầu tư được mua bằng nợ và được làm tài sản đảm bảo. Khóa room, tài sản mua thêm sẽ không được làm tài sản đảm bảo, chỉ làm tăng nợ nên hạn chế sức mua của khách hàng, qua đó tổng nguồn vốn cấp cho ký quỹ được kiểm soát khi sắp cạn kiệt.

- Khi thị giá cổ phiếu tăng sẽ làm tăng tài sản đảm bảo, qua đó làm tăng sức mua ký quỹ, hành động chặn giá trần trong cơng thức tính sức mua góp phần hạn chế sức mua do thị giá tăng vượt giá trần thì tài sản đảm bảo cũng khơng tăng thêm.

Cách xử lý của ban lãnh đạo qua thời gian thay đổi theo chiều hướng tích cực hơn, bắt đầu đánh giá nhu cầu của khách hàng đối với từng sản phẩm và phân chia theo tỷ trọng để đáp ứng phần nào nhu cầu của tất cả khách hàng. Bên cạnh cách giải quyết tạm thời đối với khách hàng, ACBS tiến hành huy động bổ sung nguồn vốn lưu động bằng hình thức vay tín dụng và chào bán trái phiếu, nhưng do

chưa dự báo được rủi ro nên quyết định huy động vốn chậm trễ làm ảnh hưởng đến hoạt động toàn hệ thống và giao dịch của khách hàng, dù cách xử lý có cải thiện nhưng vẫn ảnh hưởng đến uy tín của cơng ty đồng thời không bù đắp được tổn thất cho khách hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng nguồn vốn nhằm đảm bảo an toàn tài chính cho công ty trách nhiệm hữu hạn chứng khoán ACB (ACBS) (Trang 51 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)