Đánh giá thực trạng nguồn vốn đảm bảo an tồn tài chính của Cơng ty TNHH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng nguồn vốn nhằm đảm bảo an toàn tài chính cho công ty trách nhiệm hữu hạn chứng khoán ACB (ACBS) (Trang 69 - 73)

5. Kết cấu đề tài

2.4 Đánh giá thực trạng nguồn vốn đảm bảo an tồn tài chính của Cơng ty TNHH

TNHH Chứng khoán ACB

2.4.1 Kết quả đạt được

- ACBS đáp ứng chỉ tiêu về vốn khả dụng và yếu tố chất lượng quản trị trong hệ thống đánh giá CAMEL, ngoại trừ yếu tố chất lượng tài sản. Hiện trạng TTCK luôn biến động và nhiều rủi ro nên cần theo dõi, dự báo và quản lý chặt chẽ nhu cầu về vốn, tài sản, ổn định hệ thống để kịp thời ứng phó với mọi bất trắc từ thị trường.

- Tạm đáp ứng nhu cầu vốn cho HĐKD trong điều kiện bình thường. Dù VCSH ACBS thuộc top đầu về quy mô nhưng với sự lớn mạnh và phát triển của thị trường thì chỉ dừng ở mức vừa đủ đáp ứng trong điều kiện bình thường, khi thị trường tăng, nhu cầu sử dụng sản phẩm hỗ trợ như ứng tiền, vay ký quỹ tăng thì khơng đủ nguồn lực để đáp ứng.

- Đối với phản ứng của khách hàng trước cách xử lý của lãnh đạo công ty về cung ứng nguồn vốn giao dịch, họ là những khách hàng thân thiết của ACBS, gắn bó với ACB từ khi ngân hàng mới thành lập đã tin tưởng, thông cảm khi xảy ra trường hợp thiếu vốn và chờ đợi trở lại trạng thái bình thường, tuy nhiên đây chỉ là phần nhỏ trên tổng số khách hàng giao dịch, lãnh đạo ACBS cần nỗ lực hơn nữa

trong việc tìm ra giải pháp và quản trị nguồn vốn, vì hiện nay có rất nhiều CTCK lớn và uy tín, khách hàng đồng thời giao dịch ở nhiều công ty khác nhau, dù khách hàng không phản ứng quyết liệt nhưng họ sẽ chuyển sang cơng ty khác khó có thể lơi kéo trở lại được.

- ACBS gặp nhiều khó khăn trong huy động vốn nhưng cũng đạt kết quả nhất định, bổ sung thêm vốn lưu động phần nào giúp ổn định sản phẩm dịch vụ cung cấp. Các vấn đề về luật pháp gây khó khăn trong quản lý nguồn vốn là tính trạng chung của tất cả CTCK, đối với ACBS vấn đề dự báo, kiểm soát vốn lưu động chưa hoàn thiện, kết quả huy động vốn chưa đáp ứng hết nhu cầu giao dịch, chậm trễ so với khả năng chấp nhận chờ đợi của khách hàng nhưng với một phần vốn huy động được đã cải thiện khả năng đáp ứng dịch vụ, từ tạm ngưng rút tiền ứng trước thì khách hàng có thể rút được một phần khi bán tài sản, mở thêm hạn mức cho vay ký quỹ cho một số khách hàng lớn.

- Sự phối hợp giữa ACBS và ACB, khi phát hành trái phiếu thì chính khách hàng của ACB lại trở thành trái chủ của ACBS phát hành, nhờ sự cộng tác, hỗ trợ lẫn nhau giữa ban lãnh đạo, phòng quản lý vốn và đầu tư, nhân viên mơi giới phía ACBS với nhân viên tín dụng ACB, nhờ đó ACBS huy động bổ sung nguồn vốn cho HĐKD.

2.4.2 Những tồn tại, nguyên nhân và tác động đến hoạt động kinh doanh của công ty công ty

- Nhu cầu sử dụng vốn của khách hàng cho dịch vụ ứng tiền và ký quỹ ngày càng tăng nhưng công ty thường xuyên xảy ra tình trạng thiếu vốn do khó khăn trong khâu huy động vốn, chú trọng bán sỉ dẫn đến mất khách hàng hay phân tán tài sản sang các CTCK khác, các deal này chỉ mang lại thị phần tạm thời, khơng giải quyết bài tốn lợi nhuận và thị phần lâu dài, trái lại ảnh hưởng đến uy tín của ACBS trên thương trường.

- Phân bổ nguồn vốn cho ứng tiền và ký quỹ chưa hợp lý do chưa nắm bắt đúng nhu cầu khách hàng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến giao dịch khách hàng. Thời gian ban đầu, ban lãnh đạo cân đối nguồn vốn cho cả sản phẩm ký quỹ và ứng tiền

một cách chủ quan, không tham khảo ý kiến khách hàng thông qua nhân viên môi giới nên không giải quyết triệt để nhu cầu của khách hàng, trên thực tế khách hàng cần vốn vay để mua và ứng tiền để mua mới chứ không phải là rút tiền, nên phần nào làm cho khách hàng có những phản ứng tiêu cực.

- Phát hành trái phiếu có mệnh giá cao gây khó khăn trong khâu phân phối, làm hạn chế đối tượng mua dẫn đến không huy động đủ vốn theo kế hoạch, khách hàng thường xuyên cũng là khách hàng lớn và có mối quan hệ khắn khít với ngân hàng mẹ ACB, nhờ sự hỗ trợ này mà trong một số kỳ huy động cơng ty hồn thành phân phối trái phiếu. Nếu tận dụng được lợi thế này kết hợp với khả năng quản lý nguồn vốn và rủi ro tốt sẽ không xảy ra trường hợp thiếu vốn ảnh hưởng đến khách hàng và HĐKD của công ty trong thời gian qua.

- Tăng vốn chủ và hoạt động huy động vốn gặp khó khăn do các quy định của NHNN, Bộ tài chính trong quản lý, giám sát hoạt động cho vay và hạn chế cho chứng khoán của hệ thống ngân hàng, UBCKNN kiểm soát hoạt động cho vay ký quỹ dưới chuẩn, sản phẩm hợp tác đầu tư ba bên giữa CTCK, ngân hàng và nhà đầu tư cộng với một số bất cập trong công tác quản trị nguồn vốn nên chưa bổ sung vốn kịp thời, đúng lúc.

- UBCKNN đưa ra nhiều sản phẩm mới như CKPS, bán khống, kế hoạch cho phép giao dịch ký quỹ được mở rộng sang sàn UPCOM, chính sách quản lý và điều kiện cấp phép kinh doanh các sản phẩm nói trên đều liên quan đến vốn chủ sở hữu và tỷ lệ an toàn vốn khả dụng, trong khi tỷ lệ vốn khả dụng có xu hướng giảm qua các năm, áp lực CTCK phải tăng vốn để chuẩn bị đón sóng thị trường và đáp ứng yêu cầu về nguồn lực tài chính của UBCKNN, quy định của luật chứng khoán. Để chuẩn bị cho các sự kiện này, nhiều CTCK khác đã tiến hành tăng vốn trong cuối năm 2016, hay đã trình cổ đơng thơng qua các phương án để tăng vốn trong cuộc hợp đại hội cổ đông thường niên 2017, gây áp lực tăng vốn cho ACBS để củng cố nguồn lực cạnh tranh với đơn vị khác.

- Kết quả HĐKD không ổn định, thị phần giảm và cách biệt điểm phần trăm thị phần so với các doanh nghiệp dẫn đầu ngày càng tăng. Vốn của công ty chỉ mới

đáp ứng vừa đủ nhu cầu giao dịch của khách hàng hiện tại trong điều kiện thị trường ít biến động, khi thị trường thuận lợi thu hút khách hàng tham gia đầu tư lướt sóng, nhu cầu giao dịch gia tăng vượt quá năng lực quản trị của phòng quản lý rủi ro, và phòng cũng chưa đánh giá hết tác động khi quyết định thực hiện các deal nên nguy cơ thiếu vốn là điều có thể tiên đốn được, do đó cơng ty cần huy động vốn để bù đắp vào khuyết điểm trên, vấn đề năng cao năng lực quản lý phải tốn nhiều thời gian nhưng HĐKD và khách hàng không thể chờ đợi được.

- Theo kết quả đánh giá của hệ thống CAMEL, yếu tố chất lượng tài sản giảm, tỷ lệ dự phòng và phải thu trên tổng tài sản cao, là nguyên nhân chính làm giảm tổng điểm đánh giá xếp loại, công ty rơi vào tình trạng bị UBCKNN kiểm tra, giám sát nhắc nhở. Tỷ lệ trích lập dự phịng cao từ danh mục tự doanh và phải thu ký quỹ, phản ánh đầu tư chưa hiệu quả và quản lý rủi ro chưa tốt, có khả năng mất vốn, nếu công ty không cải thiện hiệu quả hoạt động đầu tư và quản lý chặt quy trình quản lý rủi ro nghiệp vụ cho vay ký quỹ về lâu dài ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty, khách hàng cũng như cổ đông ngân hàng mẹ đánh giá thấp.

Tóm tắt chương 2

Chương 2 đã mô tả tổng quan về hoạt động và kết quả kinh doanh của công ty, thực trạng các vấn đề về vốn ở hiện tại và trong tương lai cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến nguồn vốn đảm bảo an tồn tài chính, đánh giá tỷ lệ an toàn vốn trên mối quan hệ tổng hịa với yếu tố rủi ro thơng qua chỉ tiêu an toàn vốn khả dụng hay đánh giá sức mạnh tài chính cơng ty một cách toàn diện theo tiêu chuẩn quốc tế CAMEL qua đó nhận dạng điểm mạnh hay các vấn đề còn tồn tại trong thực trạng nguồn vốn đảm bảo an tồn tài chính, làm cơ sở đề ra giải pháp huy động vốn ở chương 3.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG NGUỒN VỐN NHẰM ĐẢM BẢO AN TỒN TÀI CHÍNH CHO CƠNG TY TNHH

CHỨNG KHOÁN ACB

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng nguồn vốn nhằm đảm bảo an toàn tài chính cho công ty trách nhiệm hữu hạn chứng khoán ACB (ACBS) (Trang 69 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)